Phú Yên xét nghiệm SARS-CoV-2 100% người tới từ vùng dịch
Để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, Phú Yên yêu cầu người đến/về tỉnh này phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 3 lần trong vòng 14 ngày.
Ngày 11/11, Sở Y tế tỉnh Phú Yên thông tin, đã ban hành văn bản hướng dẫn việc triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 người từ vùng dịch đến/về Phú Yên.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 11/11, tất cả các trường hợp đến/về Phú Yên từ các tỉnh/thành phố đang có dịch (không phân biệt cấp độ dịch, không loại trừ các trường hợp đã tiêm vaccine phòng Covid-19) đều phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR.
Tất cả người đến/về Phú Yên đều phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Xét nghiệm lần đầu vào ngày thứ nhất, tiếp đó sẽ lấy mẫu lần 2 vào ngày thứ 5 đến 7 và xét nghiệm lần 3 vào ngày thứ 13 hoặc ngày thứ 14.
Văn bản cũng nêu rõ, các trường hợp đã được xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR kết quả âm tính còn giá trị (trong vòng 72 giờ) thì không phải xét nghiệm lần một.
Cũng theo hướng dẫn, các trường hợp sử dụng phương tiện giao thông công cộng như máy bay, tàu hỏa, xe khách: thực hiện lấy mẫu gộp tại Cảng Hàng không, Ga Tuy Hòa, Bến xe liên tỉnh.
Đối với xe vận tải hành khách, không cho phép trả khách dọc đường. Các địa phương bố trí một địa điểm trả khách cố định (mỗi huyện một địa điểm) để lấy mẫu xét nghiệm và yêu cầu các nhà xe phải trả khách tại địa điểm quy định.
Các trường hợp đến/về Phú Yên bằng xe taxi, xe ô tô cá nhân hoặc các phương tiện vận chuyển khác: thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại Trạm Y tế hoặc tại các cơ sở khám, chữa bệnh khi người dân đến khai báo y tế.
Đối với trường hợp từ về bằng xe cá nhân, taxi… thì thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại nơi khai báo y tế.
Việc xét nghiệm này sẽ sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 của ngân sách nhà nước, các nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương và nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Yên cũng nêu rõ, trước mắt sẽ thực hiện việc xét nghiệm trong vòng một tháng. Sau đó, tùy theo diễn biến dịch và kết quả xét nghiệm sẽ điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
Khu công nghệ cao TP HCM quản lý lao động bằng công nghệ
Thông tin về hành trình di chuyển, khai báo y tế, tiêm vaccine... của người lao động ở Khu công nghệ cao được quản lý qua phần mềm, phục vụ giám sát, truy vết khi cần.
Thông tin được ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nói tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên về công tác phòng chống dịch tại đơn vị, chiều 10/11. Hiện dữ liệu về 81.000 người đang làm việc tại SHTP được quản lý theo thời gian thực. Các thông tin về tiêm chủng, xét nghiệm, lịch sử đi lại thông qua việc khai báo y tế và checkin tại bất kỳ vị trí nào trên toàn quốc... được số hóa và thể hiện trên phần mềm. Dữ liệu được liên thông với Sở Thông tin Truyền thông TP HCM phục vụ kiểm soát dịch.
Ông Thi cho biết, dữ liệu này có vai trò quan trọng để doanh nghiệp có chiến lược quản lý rủi ro và lên phương án đảm bảo sản xuất tốt hơn. Phần mềm cũng thể hiện khu vực vùng xanh, vùng đỏ để doanh nghiệp biết được người lao động của mình đang ở khu vực nào giúp họ xây dựng dữ liệu về tiêm chủng và truy vết, cảnh báo nguy cơ khi có lao động thành F0.
Bi thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên (trái) nghe lãnh đạo FPT Software giới thiệu ứng dụng quản lý lao động tại công ty, chiều 10/11. Ảnh: Hà An
Nói về phương hướng chống dịch trong thời gian tới, ông Thi cho biết sẽ thực hiện theo nguyên tắc vaccine, 5K, thuố.c và công nghệ. Đơn vị sẽ cùng với doanh nghiệp rà soát người lao động chưa tiêm đủ vaccine để cùng với cơ quan y tế tiêm phủ. "Chúng tôi cũng sẽ giám sát về hoạt động sản xuất an toàn của doanh nghiệp và kịp thời chấn chỉnh không đảm bảo nguyên tắc phòng dịch", ông Thi nói và cho biết hiện có hơn 49.300 người lao động tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19, 12.460 người đã tiêm mũi một.
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên đán.h giá cao Khu công nghệ cao TP HCM đã ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng dịch, kết nối cơ sở dữ liệu của thành phố, thực hiện giám sát rủi ro do dịch bệnh. Trong hơn 47.000 lao động ở Khu công nghệ cao có hơn 10.000 người là trình độ đại học, hơn 800 người trình độ trên đại học nên trình độ nhận thức cao "nên việc quản lý con người bằng công nghệ rất thích hợp, cần phải tận dụng điều này", ông Nên nói.
Khu công nghệ cao hiện có 88 dự án được cấp phép đang hoạt động. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt gần 30 tỷ USD giảm 7,46% so với cùng kỳ. Ước tính giá trị sản phẩm công nghệ cao năm 2021 giảm 10 - 15% so với kế hoạch, đạt 21,5 - 22,5 tỷ USD, lũy kế đạt gần 108 tỷ USD. Sau một tháng mở cửa hôm 1/10 Khu công nghệ cao dự kiến sẽ phục hồi 100% quy mô vào cuối tháng 11.
Quảng Ninh thêm 18 ca mắc Covid-19, dịch diễn biến phức tạp trong trường học Quảng Ninh vừa phát hiện thêm 18 ca mắc Covid-19. Số ca F0 là học sinh cũng tăng qua xét nghiệm tầm soát. Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Ninh cho biết, hôm nay 10.11, địa phương này đã phát hiện thêm 18 ca mắc Covid-19 tại TX.Đông Triều, TP.Uông Bí, TP.Hạ Long, TP.Cẩm Phả và H.Tiên...