Phú Yên trục xuất khỏi rừng 150 đối tượng tìm trầm
Lực lượng kiểm lâm huyện miền núi Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) đã phối hợp với các đơn vị chức năng và chính quyền xã Phú Mỡ vừa mở đợt truy quét nạn đào bới đất tìm trầm và khai thác lâm sản trái phép tại khu rừng Trại Tôn, Hòn Cò mà dân tìm trầm thường gọi là khu rừng Chín Ngọn.
(Ảnh minh họa: Thế Lập/TTXVN)
Hạt phó hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân, ông Lê Xuân Lâm cho biết đã trục xuất 152 đối tượng, phá bỏ 4 lán lại và tịch thu gần 3m3 gỗ khai thác trái phép.
Thời gian gần đây, hàng nghìn người dân ở một số địa phương trong tỉnh Phú Yên và các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai… đổ xô về các khu rừng thuộc xã Phú Mỡ và Xuân Lãnh thuộc huyện Đồng Xuân đào bới, cưa và lật gốc đại thụ để tìm trầm….
Hiện các đối tượng tìm trầm không tập kết xe tại các trại tập trung hoặc giấu trong rừng, mà gửi nhờ nhà người dân ven cửa rừng nhằm đối phó với lực lượng chức năng, gây khó khăn trong việc xử lý.
Do vậy, việc truy quét sẽ vẫn còn tiếp tục vì trước đó huyện Đồng Xuân đã mở đợt truy quét và trục xuất hơn 260 đối tượng, phá bỏ 21 lán trại, tạm giữ 6 xe gắn máy và xử phạt 6 đối tượng, mỗi đối tượng 1 triệu đồng nhưng sau đó tình trạng phá rừng tìm trầm vẫn tái diễn./.
Video đang HOT
Theo TTXVN
"Trúng trầm 23 tỉ": Khốn khổ vì tin đồn
Tin đồn ông "Tám Ánh" ở làng Mèo lớn (Kon Chro, Gia Lai) trúng hàng chục kilôgam kỳ nam ở xã Đắk Song, Kon Chro làm hàng ngàn người dân ở thị xã An Khê tấp nập kéo vào trong đêm.
Xe ôm, taxi không chở kịp khách vào rừng với giá đắt đỏ. Nhưng sau khi đến nơi, mọi người mới nhận ra chỉ là tin đồn mất tiền quay về tay không...
Hơn một tuần nay, không chỉ người dân ở Gia Lai mà cả nước bàn tán xôn xao chuyện về một nhóm người trúng đậm kỳ nam ở xã Sơ Ró, huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai, bán được hơn 23 tỷ đồng. Có nhiều thông tin cho rằng người dân ở thôn Bàn Nham và Thạch Chẩm, xã Hoà Xuân Tây, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên đã trúng lớn kỳ nam ở rừng Sơ Ró, huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai, bán được hơn 20 tỷ đồng. Tuy nhiên có nguồn tin khác lại cho biết, nhóm người trúng kỳ nam tiền tỷ là dân ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai chứ không phải Phú Yên... Để làm rõ vấn đề, trong hai ngày 13 và 14/4, PV đã về nơi "đất trầm" ở Kon Chro và thị xã An Khê (Gia Lai) tìm hiểu sự việc.
Về nơi "đất trầm"
Vừa xuống xe đò đến cửa ngõ thị xã An Khê để vào huyện Kon Chro (Gia Lai), giới xe ôm đã "bu" lại hỏi: "Anh đi Sơ Ró tìm trầm hả? Để em đưa anh hai đi nhé!". Tôi chưa kịp trả lời thì giới xe ôm ra giá 300 ngàn đồng chở tới bìa rừng. Trong khi giá xe thường ngày (khi chưa xảy ra sự kiện trúng kỳ nam) khoảng 100 ngàn đồng/lượt. Mấy anh xe ôm còn kể: "Bữa nay thưa khách, chứ 5 ngày trước tụi em không kịp chở khách vào rồi quay đầu ra nhanh".
Anh Chức tâm sự với PV
Nghe tin nhiều người trúng kỳ nam, hàng trăm người dân chuyên đi trầm từ các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Gia Lai đổ xô đến rừng Kon Chro để tìm kỳ nam với khát vọng đổi đời. Rừng ở Kon Chro, Gia Lai có thời điểm "nóng" đến hàng ngàn người vào đây tìm trầm nhưng rồi cuối cùng quay về tay không.
Thượng tá Lê Hoài Nam - Trưởng Công an huyện Kon Chro cho biết, bắt đầu từ ngày 8/4, thông tin về một nhóm người ở An Khê, Gia Lai trúng kỳ nam tiền tỷ đã lôi cuốn nhiều người quan tâm. Có ngày hàng trăm người kéo vào rừng ở xã Sơ Ró, Kon Chro để tìm trầm nhưng sau đó quay về vì không tìm được.
Đặc biệt là đêm 12/4, tin đồn ông "Tám Ánh" ở làng Mèo lớn, xã Đắk Pling (Kon Chro, Gia Lai) trúng hàng chục kilôgam kỳ nam ở xã Đắk Song, Kon Chro đang chở về nên hàng ngàn người dân ở thị xã An Khê đã tấp nập kéo vào trong đêm.
Đêm đó, xe ôm, xe taxi không chở kịp khách vào rừng với giá đắt đỏ. Nhưng sau khi đến nơi, mọi người mới nhận ra tin đồn trên là không có thật nên ngậm đắng nuốt cay, mất tiền quay về. Nhiều người dân mắc phải cú lừa điên đảo, chỉ có các tài xế xe ôm và taxi là trúng đậm. Hôm ấy, hơn 1h đêm, lực lượng Công an huyện Kon Chro cũng phải lặn lội vào rừng để khuyên bà con ra về, không nên nghe tin đồn thất thiệt. Đây không phải lần đầu tiên rừng Kon Chro bị xáo động bởi những tin đồn thổi thất thiệt.
Vào khoảng tháng 10/2010 cũng đã xảy ra nhiều trận đồn trúng trầm tiền tỷ ở đây đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự ở địa phương. Tin đồn trúng đậm kỳ nam đã làm người dân khắp nơi cứ khăn gói lén lút vào rừng, khiến cơ quan chức năng cũng rất khó kiểm soát và ngăn chặn. Trước đó, tháng 8/2010, tin đồn người dân ở Quảng Nam trúng kỳ nam ở rừng Lơ Ku, Kbang, Gia Lai hàng chục tỷ đồng khiến người dân khắp nơi kéo vào rừng rồi cũng quay về tay không.
Gặp những người từ rừng trở về
Lần theo tin đồn về 15 người trúng kỳ nam ở rừng Sơ Ró (Kon Chro, Gia Lai), tôi rời rừng Kon Chro trở về thị xã An Khê, Gia Lai để tìm hiểu sự thật. Theo tin đồn cả nhóm 15 người này đều ở An Khê, sau nhiều ngày tìm kiếm đã đào được hơn 3kg kỳ nam, bán được hơn 20 tỉ đồng. Sau khi nghe tin, một số người dân cũng đã đến khu vực núi Sơ Ró này để đào "mót" và trúng được 0,4kg kỳ nam, bán được gần 3 tỷ đồng...
Tôi lặn lội tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Hùng ở tổ 9, phường Tây Sơn, thị xã An Khê, Gia Lai, gia đình được nhiều người đồn là trúng kỳ nam bạc tỷ trong nhóm 15 người tìm trầm ở rừng Sơ Ró vừa qua. Tôi vừa gõ cửa bước vào nhà, vợ chồng anh Hùng đã lắc đầu không muốn tiếp vì cho rằng chuyện bé xé ra to, trúng ít đồn nhiều, gia đình mệt mỏi lắm. Tôi thuyết phục mãi vợ chồng anh Hùng mới chịu ngồi tâm sự về chuyện trúng kỳ nam vừa rồi.
Theo vợ chồng anh Hùng thì trong nhóm 15 người đi tìm trầm ở rừng Sơ Ró đều ở thị xã An Khê và chỉ chia nhau được vài trăm triệu chứ không có tiền tỷ như tin đã đồn thổi. Anh Hùng cũng từ chối không cho tôi chụp ảnh lên báo vì không muốn "nổi tiếng" và phải tiếp thêm nhiều nhà báo khác nữa.
Tôi đến nhà ông "Chín Vẹn" cùng ở tổ 9, phường Tây Sơn (An Khê, Gia Lai) thì thấy cửa đóng then cài bên trong im ỉm. Hỏi những người hàng xóm xung quanh thì bảo do ông mới trúng kỳ nam hàng tỷ đồng nên đi du lịch chơi rồi. Có người khác lại bảo, gia đình ông Vẹn không tiếp khách vì mệt mỏi chuyện đồn trúng kỳ nam.
Đến nhà anh Phan Đình Chức ở tổ 8, phường An Bình, thị xã An Khê thì thấy cả nhà sum họp nên được tìm hiểu câu chuyện trúng kỳ nam từ đầu đến cuối. Anh Chức cho biết, mình mới bị sốt 3 ngày sau đợt đi rừng tìm trầm trở về. Anh Chức thừa nhận chuyện trúng kỳ nam ở rừng Sơ Ró trong nhóm 15 người ở thị xã An Khê là có thật, nhưng mỗi người chia được nhiều nhất là 400 triệu đồng chứ không có hàng chục tỷ đồng như tin đã đồn. Anh kể, trước kia mình làm nghề xe ôm ở thị xã An Khê, bắt đầu từ năm 2010 theo một số anh em vào rừng tìm trầm. Năm ngoái trúng kỳ nam được chia vài chục triệu đồng, lần này là trúng đậm nhất nên được chia 400 triệu đồng về trả tiền vay ngân hàng và xoay xở cho gia đình, vợ con. Nhưng khoản tiền ấy cũng không thấm vào đâu với chuyện nợ ngân hàng, tiền đau ốm, sốt rét do đã ăn nằm ở rừng.
Trở về từ vùng "đất trầm", tôi mang theo nhiều câu chuyện bi hài về việc trúng kỳ nam và cảm thấy đau lòng cho những cánh rừng, đau cho nhiều người dân chân lấm tay bùn vì nghèo khổ ở vùng nông thôn đã bị lừa vào rừng chịu cảnh tiền mất tật mang.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cơn 'sốt' kỳ nam náo loạn rừng Gia Lai "Cơn sốt" tìm trầm bùng phát sau khi thông tin một nhóm 15 người ở thị xã An Khê (Gia Lai) trúng đậm kỳ nam với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, thu về hàng trăm tỉ đồng ngày càng lan rộng. Mấy ngày nay, cả ngàn người từ khắp nơi đổ về khu vực núi So Ró thuộc huyện Kon...