Phú Yên: Tranh thủ thu hoạch bán tôm, cá… trước khi bão đổ bộ
Trước khi bão số 12 đổ bộ từ Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà, người dân nuôi thủy sản bằng lồng bè ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) và huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) tranh thủ thu hoạch tôm, cá trước mùa vụ bán cho các thương lái để tránh thiệt hại.
Nhiều ngư dân ở thị xã Sông Cầu chia sẻ: “Rút kinh nghiệm từ những đợt bão lũ vừa qua, trước khi bão số 12 này đổ bộ, nhiều người nuôi thuỷ sản trên biển đã vớt tôm cá ở lồng bè bán trước mùa vụ. Biết bán sớm như vậy, giá cả sẽ giảm nhiều nhưng nếu không tranh thủ vớt bán thì khi bão vô còn thiệt hại nặng hơn”.
Ông Nguyễn Văn Hơn ở xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu cho biết: “Theo chính quyền địa phương thông báo thì chiều tối bão sẽ đổ bộ vào Phú Yên. Vì vậy, sáng nay, nhân lúc chưa có gió to, tôi đã đưa thuyền ra bè mua tôm, cá của ngư dân ở vịnh Xuân Đài. Khi tỉnh có lệnh cấm biển, các lực lượng chức năng cho thuyền đi phát thông tin khắp nơi, tôi đành đưa thuyền về bến để trú bão”.
Ngư dân huyện Vạn Ninh vớt cá lên bờ bán để tránh thiệt hại khi bão đổ bộ vào đất liền.
Tại cảng cá Vạn Giã, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh vào chiều 9/11, sản lượng thu mua hải sản ở đây tăng gấp 3 lần so với những ngày trước đó tạo nên khung cảnh nhộn nhịp. Cụ thể, giá bán tôm hùm bông giảm từ 100.000 – 300.000 đồng/kg so với ngày thường, dao động từ 700.000 – 1 triệu đồng/kg. Cá bớp giá từ 90.000 – 110.000 đồng/kg, giảm từ 20.000 – 30.000 đồng/kg so với trước khi có thông tin bão đổ bộ…
Thương lái thu mua hải sản đưa lên xe đi tiêu thụ
Theo ngư dân nơi đây, do tôm, cá chưa đến kỳ thu hoạch nên giá bán chỉ được khoảng 70% so với ngày thường. Tuy nhiên, nếu người dân không quyết định thu hoạch thì bão đổ bộ chắc chắn sóng to gió lớn đánh sập bè, cá tôm bị sốc nước chết, lúc đó người dân sẽ mất trắng. “Vớt vát bán được đồng nào hay đồng đó, chờ bão tan, biển êm thì chúng tôi gầy nuôi lại từ đầu”, ông Trần Bông ở thị trấn Vạn Giã cho biết.
Cập nhật mới nhất bão số 9: Phú Yên 38 xã mất điện, Quảng Ngãi 2 người thương vong
Do ảnh hưởng của bão số 9, đến 8 giờ sáng ngày 28/10 tại Phú Yên nhiều nơi mưa rất to, gió giật mạnh. Tại Quảng Ngãi đã có 2 người thương vong.
Một số cây xanh trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, Phú Yên bị ngã đổ. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
*8h sáng tại Phú Yên
Video đang HOT
Do ảnh hưởng của bão số 9, đến 8 giờ sáng ngày 28/10 tại Phú Yên có mưa to, nhiều nơi mưa rất to, gió giật mạnh.
Tại các tuyến phố chính của thành phố Tuy Hòa như Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Nguyễn Công Trứ, nhiều cây xanh đã bị bật gốc, một số mái tôn, biển hiệu quảng cáo, lều bạt của người dân bị gió thổi bay.
Tại các địa phương như huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, do gió to một số cây xanh trồng dọc các tuyến đường liên xã bị ngã đỗ, chính quyền các địa phương đang huy động lực lượng phương tiện giải tỏa, khắc phục thông đường tạo thuận lợi cho người dân lưu thông.
Do ảnh hưởng của bão, tại Phú Yên có có gần 82.000 khách hàng bị mất điện. Ảnh: TTXVN
Do ảnh hưởng của bão, tại Phú Yên có có gần 82.000 khách hàng bị mất điện tại các huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu, Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa. Hiện điện lực Phú Yên đã khôi phục sự cố mất điện cho 23.773 khách hàng, hiện còn 40/100 xã, phường, thị trấn với 58.200 khách hàng đang mất điện.
Ông Thái Minh Châu, Giám đốc Điện lực Phú Yên cho biết, hiện chưa ước tính được thiệt hại do bão gây ra, đường dây 22kV qua các khu vực gặp sự cố tại vùng đồi núi, mưa to, gió mạnh, ngành điện chưa thể tiếp cận được hiện trường để kiểm tra, xử lý khắc phục.
Điện lực Phú Yên sẽ tiếp tục rà soát, khắc phục nhanh các sự cố, đảm bảo an toàn, sớm khôi phục lại điện cho người dân.
Cây to bật gốc ngã đổ, nhiều mái tôn tại nhà dân bị gió cuốn phăng. Ảnh: Lê Ngọc Phước - TTXVN
*Tại Quảng Ngãi
Do ảnh hưởng của bão số 9, đầu giờ sáng 28/10, tại Bình Châu (Quảng Ngãi) đã đo được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Khu vực Quảng Ngãi đã có mưa to với lượng mưa trong 6 giờ qua phổ biến 60 - 120 mm. Có nơi mưa rất to trên 200mm như: tại Trà Hiệp (Quảng Ngãi) lượng mưa đo được là 253mm, Trà Thanh (Quảng Ngãi) là 242mm.
Lý Sơn là địa phương đầu tiên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 9. Đến thời điểm hiện nay, Lý Sơn đang có gió rất mạnh rít từng cơn kèm theo mưa lớn, sóng biển cao từ 4 - 6m. Mưa lớn và gió mạnh đã làm tốc một số mái nhà của người dân và trụ sở cơ quan như: Nhà thi đấu trung tâm Thể thao văn hóa thông tin và trụ sở cơ quan thi hành án của huyện. Hiện nay, toàn bộ huyện đảo đã bị mất điện.
Theo thông tin mới cập nhật, khoảng 3h30 sáng nay, mưa gió cũng đã làm chập điện và gây cháy một gian hàng ở chợ Nghĩa Phú - thành phố Quảng Ngãi. Tuy nhiên, lực lượng phòng cháy chữa cháy đã có mặt kịp thời khống chế ngọn lửa và không để lây lan sang các gian hàng khác.
Theo báo cáo nhanh của Ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ngãi đã có 1 người chết là anh Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1981, ở xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, bị ngã chết vào chiều ngày 27/10 khi chằng chống nhà ở). 01 người bị thương ở huyện Nghĩa Hành.
Hiện nay, dung tích các hồ đạt trung bình khoảng 61,5% dung tích thiết kế. Trong đó, hồ chứa nước có tràn xả lũ tự do: 67,6% dung tích thiết kế, hồ chứa nước có cửa van điều tiết: 60,3% dung tích thiết kế. Riêng hồ chứa nước Nước Trong đạt 63,6% dung tích thiết kế. Tại các hồ thủy điện: Dung tích trữ của các hồ chứa: Đakđrinh: 84,5%, Hà Nang: 54,1%, ĐăkRe: 86,8%.
*Tại Gia Lai
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, trong tối 27 và sáng 28/10 trên địa bàn tỉnh Gia Lai bắt đầu có mưa và gió tương đối mạnh. Các huyện, thị xã ở khu vực phía Đông Nam tỉnh Gia Lai gồm Kbang, An Khê, Kông Chro, Đăk Pơ có mưa và gió to.
Hiện công tác triển khai ứng phó với bão số 9 đang được các huyện tích cực triển khai nhằm giảm thiểu các thiệt hại do bão gây ra.
Sáng 28/10, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai ban hành công văn số 2018/SGDĐT-VP về việc khẩn trương cho học sinh nghỉ học trước tình hình diễn biến phức tạp của bão số 9.
* Sau khi đổ bộ, bão số 9 có thể gây ảnh hưởng nặng trước khi suy yếu
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 28/10, do ảnh hưởng của bão số 9, tại Bình Châu (Quảng Ngãi) đã đo được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Lý Sơn gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; đảo Cồn Cỏ gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Ở các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã có mưa to với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, tổng lượng mưa phổ biến 200-400 mm/đợt.
Từ ngày 28-31/10, khu vực Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400 mm/đợt; riêng phía Nam Nghệ An và Hà Tĩnh lượng mưa phổ biến 500-700 mm/đợt. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 9 là cấp 4.
Hồi 4 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 13 (135-150 km/giờ), giật cấp 16. Bán kính khoảng 280 km tính từ tâm bão có gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên; bán kính khoảng 120 km tính từ tâm bão có gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông từ 4 giờ ngày 28/10 đến 4 giờ ngày 29/10 (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên) gồm: Từ vĩ tuyến 11,0-18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Từ 4 giờ ngày 28/10 đến 16 giờ ngày 28/10, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km, đi vào đất liền các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh cấp 12-13, giật cấp 15 sau đó suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở trên khu vực Bắc Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.
Từ 16 giờ ngày 28/10 đến 4 giờ ngày 29/10, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Sau đó, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Trong ngày 28/10, vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 8-10 m; biển động dữ dội.
Vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15; biển động dữ dội; sóng biển cao từ 6-8 m.
Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc cơn bão kết hợp với không khí lạnh nên có gió Đông Bắc cấp 8-9, giật cấp 11; biển động rất mạnh; sóng biển cao từ 4-6 m. Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-5 m.
Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 12; riêng đất liền ven biển các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-13, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, phía Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.
Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, đến 10 giờ ngày 28/10, tâm bão số 9 nằm ngay trên đất liền từ Quảng Nam đến Bình Định. Đáng lưu ý, sau khi đổ bộ, bão số 9 có thể đi sâu vào đất liền, gây ảnh hưởng nặng trong ngày 28/10 rồi mới suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Ảnh hưởng bão số 12: Tạm dừng khai thác 5 sân bay Do ảnh hưởng của cơn bão số 12, Cục Hàng không VN quyết định tạm dừng khai thác 5 sân bay tại khu vực miền Trung và miền Nam để đảm bảo an toàn. Nhiều sân bay phải tạm dừng khai thác do ảnh hưởng của bão số 12 Cụ thể, theo Cục Hàng không VN, tại khu vực miền Trung, sân bay...