Phú Yên: Tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng để thi công các dự án điện
Hiện nay có nhiều dự án do Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC) – đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang triển khai đầu tư tại tỉnh Phú Yên gặp các khó khăn, vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ.
Ngày 18/3, EVNCPC và Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên họp bàn nhằm tháo gỡ những khó này.
Bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương sớm thực hiện giải phóng mặt bằng.
Các dự án đang vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng gồm: Trạm biến áp (TBA) 110kV Phú Hòa và đấu nối; Trạm biến áp 110kV Đồng Xuân và đấu nối; Dự án cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ áp khu vực trung tâm huyện lỵ, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Phú Yên; Dự án Cấp điện bằng cáp ngầm xuyên biển cho đảo Nhơn Châu, tỉnh Bình Định – EU tài trợ (phần bổ sung); Dự án Nâng cao khả năng truyền tải đường dây 110kV Sông Cầu 2 – TBA 220kV Quy Nhơn…
Theo EVNCPC, có dự án đã khởi công từ tháng 9/2021 nhưng đến nay nhiều vị trí móng, trụ chưa thể thi công vì không có mặt bằng. Với kế hoạch thi công và hoàn thành đóng điện trong thời gian từ tháng 9-12/2022 sẽ không đảm bảo. Điều này làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Video đang HOT
Vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng tại các dự án do EVNCPC làm chủ đầu tư tập trung ở thị xã Sông Cầu, huyện Phú Hòa và Đồng Xuân. Khó khăn lớn nhất hiện nay là các địa phương này chưa ban hành được kế hoạch sử dụng đất năm 2022; chưa có đơn giá bồi thường đối với cây trồng và chưa hoàn thành thủ tục xác định nguồn gốc sử dụng đất…
Tại cuộc họp, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương có dự án phải thực hiện chặt chẽ trong đền bù, giải phóng mặt bằng. Đối với kế hoạch sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với các địa phương phải trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong tháng 3/2022. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có hướng dẫn về khung giá bồi thường đối với cây trồng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư và những đơn vị liên quan cần chú trọng tuyên truyền, vận động trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng vì đây là các dự án mang tính chất phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên, với tốc độ tăng trưởng phụ tải bình quân 10,2%/năm, trong những năm qua EVNCPC đã huy động nguồn vốn từ nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để đầu tư nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa hệ thống điện trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2021-2025, EVNCPC dự kiến huy động khoảng 1.946 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư; trong đó năm 2022 sẽ đầu tư khoảng 596 tỷ đồng để thi công các dự án.
Cao tốc Bắc Nam lại gặp khó vì giá vật liệu 'phi mã'
Các nhà thầu thi công cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đang "chóng mặt" ứng phó thi công trước giá các thép, xi măng, xăng dầu... tăng cao, khiến nhiều gói thầu bị đội chi phí hàng trăm tỷ đồng so với thời điểm ký hợp đồng, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng tiến độ.
"Bão giá"
Theo ông Nguyễn Hữu Tới, Giám sát thi công các gói thầu dự án thành phần cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, giá thép xây dựng vào công trường hiện tăng gần gấp 2 lần so với thời điểm ký hợp đồng xây dựng, tăng tới 20.438 đồng/kg so với khởi đầu 11.531 đồng/kg. Hay giá đất đắp cũng tăng từ 81.818 đồng/m3 lên 157.600 đồng/m3 hiện tại. Giá các loại xi măng, dầu... cũng tăng mạnh theo đang khiến các nhà thầu lao đao, có những gói thầu chênh lệch với thời điểm ký hợp đồng lên tới hơn 47 tỷ đồng...
Tính chung, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhà thầu Vinaconex ký giá trị hợp đồng hơn 2.080 tỷ đồng, ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng phục vụ thi công công trình tăng khoảng 403 tỷ đồng.
Thiếu nguồn đất đắp ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam.
Tương tự, các gói thi công cầu tại dự án Phan Thiết - Dầu Giây do Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường thi công đang "đau đầu" giải bài toán tổng chi phí phải bù lỗ do giá vật liệu tăng tới gần 21 tỷ đồng.
Đại diện các nhà thầu thi công phản ánh, giá đất đắp chung tăng nhanh, khiến hầu hết các gói thầu thi công tại các dự án thành phần tăng từ 13 - 15% so với khởi điểm. Chi phí phát sinh lớn, trong khi việc công bố giá và chỉ số giá của các địa phương hiện nay chưa sát với thực tế, nên tiến độ thi công chắc chắn bị ảnh hưởng.
Qua tìm hiểu, trong thi công các dự án cao tốc Bắc Nam, nhiên liệu thường chiếm từ 8 - 10% chi phí xây lắp gói thầu; vật liệu chính và vật tư thi công (sắt thép, cát, đá, xi măng, nhựa đường, bê tông, đất đắp...) chiếm khoảng 35 - 45% giá gói thầu. Từ đầu năm 2021 đến nay, giá nhiên liệu tăng hơn 100%, giá thép tăng từ 20 - 60%; giá cát, đá, nhựa đường, xi măng cũng đồng loạt tăng... Điều này không chỉ khiến nhà thầu thua lỗ, mà ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công. Bởi hầu hết các chủ mỏ, đơn vị cung cấp vật liệu, dịch vụ vận tải... đều yêu cầu các nhà thầu thanh toán trước 100%.
Kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT kịp thời tháo gỡ
Theo rà soát của Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình giao thông (Bộ GTVT), các hợp đồng xây lắp của các dự án là hợp đồng điều chỉnh giá theo hệ số. Giá vật liệu tăng cao sẽ được tháo gỡ thông qua việc tính toán, thanh toán chi phí điều chỉnh giá.
Trước thực tế trên, các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư đề xuất Bộ GTVT thực hiện nhiều giải pháp như: Kiến nghị Sở Xây dựng các địa phương có cao tốc đi qua sớm công bố giá vật liệu và chỉ số giá xây dựng kịp thời, phù hợp với giá thị trường; kiến nghị Bộ GTVT phối hợp cùng Bộ Xây dựng xem xét áp dụng quy định về nội dung xây dựng chỉ số giá riêng cho các gói thầu tại các dự án cao tốc...
Bộ GTVT đang tổng hợp báo cáo của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án để tổng hợp báo cáo Chính phủ, kịp thời tháo gỡ khó khăn.
Báo cáo của các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư cho hay, nguồn vật liệu đất đắp thi công tại các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đang dần được tháo gỡ, song các đơn vị vẫn gặp nhiều khó khăn vì giá nhiên liệu, dịch vụ vận chuyển tăng cao. Vì vậy, Bộ GTVT cần có kiến nghị với các bộ, ngành, cơ quan chức năng sớm có giải pháp hỗ trợ giải quyết.
Riêng về nguồn đất đắp, tại các dự án thành phần như: Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết... các chủ đầu tư cho hay đã được các địa phương dự kiến bổ sung vào cuối tháng 3, chậm nhất là trong tháng 4.
Giá bán loài cá to như con heo xuất chuồng này cao nhất trong vòng 10 năm qua, ngư dân miền Trung có tiền tiêu Cả nước hiện có hơn 3.600 tàu cá với khoảng 35.000 lao động đánh bắt cá ngừ đại dương, chủ yếu là ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, sản lượng khoảng 20.000-35.000 tấn/năm. Những ngày này, hàng trăm tàu khai thác xa bờ của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ nối đuôi nhau cập cảng, đầy ắp cá tôm, trong đó...