Phú Yên: Sau bão số 12, tôm hùm chết hàng loạt khiến người dân điêu đứng
Sau bão số 12, một lượng nước lớn từ các sông đổ về vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu ( Phú Yên) khiến tôm hùm nuôi bị sốc nước chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người dân địa phương.
Người dân đưa tôm hùm chết từ lồng nuôi vào bờ.
Tại làng biển Vũng La, thôn Dân Phú 2, xã Xuân Phương, sau gần 2 ngày, người dân nơi đây vẫn chưa đưa hết số lượng tôm hùm chết do ngộp nước từ các lồng nuôi vào bờ.
Bà Nguyễn Thị Ngã, thôn Dân Phú 2 chia sẻ, gia đình bà nuôi 6.000 con tôm hùm trên vịnh Xuân Đài. Trước khi bão vào, để ổn định lồng nuôi, bà đã hạ thấp lồng xuống dưới 7 m, nhưng trong ngày 10/11, do lượng nước từ thượng nguồn đổ về quá nhiều, kéo theo bùn đất khiến toàn bộ số tôm nuôi bị chết vì sốc nước ngọt.
Tôm hùm bị chết do sốc nước tại nhiều địa phương của thị xã Sông Cầu, Phú Yên.
Video đang HOT
Ngư dân Ngô Thanh Tuyền, cùng thôn cho biết, từ đầu năm đến nay do dịch COVID-19, tôm hùm gặp khó khăn về đầu ra. Giá tôm hùm nuôi ở Sông Cầu bán cho thương lái rất thấp (450-500.000 đồng/kg), khi tôm được giá cao hơn thì bà con không còn tôm bán. “Chúng tôi hy vọng vào vụ tôm thu hoạch trước Tết để gỡ gạc phần nào, thế nhưng dịch bệnh chưa qua, thiên tai lại ập đến. Người nuôi tôm hùm tại địa phương chúng tôi năm nay coi như thất bại hoàn toàn”, ông nói.
Trưởng thôn Dân Phú 2 Nguyễn Văn Sáu cho biết, cả thôn có hơn 400 hộ nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài. Do ảnh hưởng của bão số 12, hầu hết tôm hùm của bà con trong thôn nuôi đều bị chết. Đến trưa 12/11, xã mới thống kê được 76 hộ dân bị thiệt hại 8,3 tấn tôm. Người dân kiến nghị các cơ quan chức năng sớm thống kê những thiệt hại, có biện pháp hỗ trợ vốn, giãn nợ, khoanh nợ vốn vay ngân hàng; đồng thời, cần khuyến cáo, tập huấn cho bà con chăn nuôi một cách khoa học, để ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất như hiện nay.
Người dân bán tôm hòm cho thương lái với giá rất thấp 280-300.000 đồng/kg.
Đến 15 giờ ngày 12/11, tại điểm thu mua tôm hùm Vũng Chào, thôn Dân Phú 1, xã Xuân Phương, nhiều hộ nuôi tôm hùm đang khẩn trương bán tôm chết cho các thương lái. Theo các hộ dân, tôm hùm xanh khi còn sống có giá từ 650.000-700.000 đồng/kg, nhưng hiện tại bà con chỉ bán được với giá từ 250.000-300.000 đồng/kg. Thậm chí, tôm hùm bông có giá từ 1,7 triệu đồng/kg, giờ đây thương lái cũng chỉ thu mua với giá vài trăm ngàn/kg.
Anh Bùi Ngọc Vinh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (thương lái thu mua tôm hùm) cho biết, từ sáng đến chiều 12/11, anh đã mua 3 tấn tôm hùm chết, nhưng lượng tôm của bà con đưa từ ngoài lồng nuôi về vẫn còn rất nhiều. Tôm hùm ngợp nước xấu màu nên giá thu mua cũng thấp.
Bà Nguyễn Thị Ngã, thôn Dân Phú 2, xã Xuân Phương bị thiệt hại 6.000 con tôm hùm do sốc nước.
Theo thống kê ban đầu của Ủy ban nhân dân thị xã Sông Cầu, do ảnh hưởng của bão số 12, có 1.521 lồng bè nuôi tôm hùm của 169 hộ dân tại các xã Xuân Phương, Xuân Yên, Xuân Thành, Xuân Đài bị ảnh hưởng tôm chết, thiệt hại ban đầu khoảng 40 tỷ đồng. Thiệt hại nặng nhất là xã Xuân Phương với 762 lồng nuôi của 150 hộ (53.340 con tôm hùm xanh), thiệt hại 13,81 tỷ đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sông Cầu Phan Trần Vạn Huy cho biết, nguyên nhân tôm hùm chết được xác định là do sốc nước ngọt từ thượng nguồn đổ về vùng nuôi. Đây cũng chỉ là những thống kê thiệt hại ban đầu, thiệt hại vẫn còn tăng trong những ngày tới. Thị xã đang tập trung rà soát, thống kê thiệt hại, lập phương án giúp bà con khoanh nợ, vay vốn tái đầu tư sản xuất, sớm ổn định đời sống.
Phú Yên: Tranh thủ thu hoạch bán tôm, cá... trước khi bão đổ bộ
Trước khi bão số 12 đổ bộ từ Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà, người dân nuôi thủy sản bằng lồng bè ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) và huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) tranh thủ thu hoạch tôm, cá trước mùa vụ bán cho các thương lái để tránh thiệt hại.
Nhiều ngư dân ở thị xã Sông Cầu chia sẻ: "Rút kinh nghiệm từ những đợt bão lũ vừa qua, trước khi bão số 12 này đổ bộ, nhiều người nuôi thuỷ sản trên biển đã vớt tôm cá ở lồng bè bán trước mùa vụ. Biết bán sớm như vậy, giá cả sẽ giảm nhiều nhưng nếu không tranh thủ vớt bán thì khi bão vô còn thiệt hại nặng hơn".
Ông Nguyễn Văn Hơn ở xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu cho biết: "Theo chính quyền địa phương thông báo thì chiều tối bão sẽ đổ bộ vào Phú Yên. Vì vậy, sáng nay, nhân lúc chưa có gió to, tôi đã đưa thuyền ra bè mua tôm, cá của ngư dân ở vịnh Xuân Đài. Khi tỉnh có lệnh cấm biển, các lực lượng chức năng cho thuyền đi phát thông tin khắp nơi, tôi đành đưa thuyền về bến để trú bão".
Ngư dân huyện Vạn Ninh vớt cá lên bờ bán để tránh thiệt hại khi bão đổ bộ vào đất liền.
Tại cảng cá Vạn Giã, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh vào chiều 9/11, sản lượng thu mua hải sản ở đây tăng gấp 3 lần so với những ngày trước đó tạo nên khung cảnh nhộn nhịp. Cụ thể, giá bán tôm hùm bông giảm từ 100.000 - 300.000 đồng/kg so với ngày thường, dao động từ 700.000 - 1 triệu đồng/kg. Cá bớp giá từ 90.000 - 110.000 đồng/kg, giảm từ 20.000 - 30.000 đồng/kg so với trước khi có thông tin bão đổ bộ...
Thương lái thu mua hải sản đưa lên xe đi tiêu thụ
Theo ngư dân nơi đây, do tôm, cá chưa đến kỳ thu hoạch nên giá bán chỉ được khoảng 70% so với ngày thường. Tuy nhiên, nếu người dân không quyết định thu hoạch thì bão đổ bộ chắc chắn sóng to gió lớn đánh sập bè, cá tôm bị sốc nước chết, lúc đó người dân sẽ mất trắng. "Vớt vát bán được đồng nào hay đồng đó, chờ bão tan, biển êm thì chúng tôi gầy nuôi lại từ đầu", ông Trần Bông ở thị trấn Vạn Giã cho biết.
Cập nhật mới nhất bão số 9: Phú Yên 38 xã mất điện, Quảng Ngãi 2 người thương vong Do ảnh hưởng của bão số 9, đến 8 giờ sáng ngày 28/10 tại Phú Yên nhiều nơi mưa rất to, gió giật mạnh. Tại Quảng Ngãi đã có 2 người thương vong. Một số cây xanh trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, Phú Yên bị ngã đổ. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN *8h sáng tại Phú Yên Do ảnh hưởng của bão số...