Phú Yên sẵn sàng ứng phó mưa bão
Mùa mưa bão năm 2020 đang đến gần, tỉnh Phú Yên đã lên kịch bản ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất về người và tài sản.
Sẽ đón 1 đến 2 cơn bão
Theo dự báo, năm nay ở Phú Yên đón 1 – 2 cơn bão và ATNĐ. Ảnh: PC.
Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, mùa bão ở Phú Yên được xác định từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, nhưng nhiều nhất là từ tháng 9 đến tháng 11. Tuy nhiên do sự tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng phức tạp, cực đoan nên có năm cuối tháng 12 trên địa bàn vẫn có bão xảy ra.
Video đang HOT
Đối với lũ lụt do đặc điểm địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông, các sông (3 con sông chính Sông Ba, sông Kỳ Lộ, Bánh Lái), suối đều ngắn và dốc, độ che phủ rừng hạn chế, nên khi mưa lớn xảy ra thì thời gian lũ lên rất nhanh, gây ngập lụt hầu hết vùng đồng bằng. Trong lịch sử vào các năm 1993, 2007, 2009…tỉnh Phú Yên đã diễn ra một số trận lũ đặc biệt lớn, gây thiệt hại về người và tài sản.
Các địa phương đã lên phương án di dời dân ở những khu vực xung yếu khi bão đổ bộ. Ảnh: PC.
Dự báo của ngành Khí tượng thủy văn mùa mưa, bão năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên tập trung trong những tháng cuối năm và có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 1- 2 cơn bão và ATNĐ. Còn mùa mưa, bắt đầu từ tháng 9. Tổng lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn trung bình từ 10 – 30%, khu vực ven biển phổ biến từ 1.500- 2.000mm, vùng núi từ 1.400 – 1.800mm. Số đợt mưa lớn diện rộng có khoảng 4- 6 đợt, tập trung nhiều trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12. Từ nửa tháng 9 đến nửa đầu tháng 12/2020, trên các sông ở Phú Yên có khả năng xuất hiện 2- 3 đợt lũ lớn (lũ lớn tập trung ở vào thời kỳ nữa cuối tháng 10 đến hết tháng 11). Đỉnh lũ năm 2020, trên các sông ở Phú Yên khả năng ở mức cao hơn năm 2019; đạt mức báo động cấp II – III (BĐ2- BĐ3), một số sông vừa và nhỏ trên BĐ3, tương đương đỉnh lũ TBNN. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ trên báo động 3, xảy ra hiện tượng sạt lở đất.
Sẵn sàng ứng phó
Tỉnh Phú Yên đã có lên kịch bản ứng phó mưa bão năm 2020. Ảnh: KS.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, Phó trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên cho biết: UBND tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các địa phương kiểm tra, rà soát, cập nhật bổ sung kế hoạch phòng chống thiên tai, các phương án (mưa lũ lụt, bão; sạt lở đất, sạt lở bờ sông, biển; sơ tán dân…) của ngành, đơn vị và địa phương quản lý phù hợp theo tình hình thực tế, từng loại hình thiên tai và ứng với từng cấp độ rủi ro thiên tai đã được phê duyệt. Kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý; đặc biệt là hệ thống hồ đập, công trình phòng chống sạt lở, thông tin liên lạc… Xác định các khu vực trọng điểm xung yếu, bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn, tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố hư hỏng có thể xảy ra. Sẵn sàng các phương án, kịch bản bảo vệ an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng, kể cả tình huống sự cố vỡ hồ, đập thủy lợi, thủy điện, xả lũ khẩn cấp.
Đồng thời, phải chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để sẵn sàng tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo, điều động của UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Huyện Hoằng Hóa chủ động triển khai các phương án phòng, chống lụt bão
Với 12 km bờ biển, lại có 3 con sông lớn chạy qua là sông Mã, sông Lạch Trường và sông Cung, huyện Hoằng Hóa luôn chịu tác động lớn khi có thiên tai, mưa bão.
Liên tiếp trong các năm từ 2016 đến 2018, huyện đều gánh chịu nặng nề bởi các cơn bão có cường độ mạnh. Năm nay, để giảm thiểu những thiệt hại trong mùa mưa bão, từ tháng 4-2020 khi thời tiết còn nắng nóng, huyện Hoằng Hóa đã triển khai kế hoạch và các giải pháp phòng, chống thiên tai cho mùa mưa bão.
Tàu thuyền huyện Hoằng Hóa neo đậu tránh trú bão trên sông Lạch Trường, đoạn qua xã Hoằng Yến.
Trong tổng số gần 87 km đê qua địa bàn huyện Hoằng Hóa hiện nay, có tuyến đê Đông và Tây sông Cung lâu nay đầu tư chắp vá nên còn nhiều vị trí xung yếu, xuống cấp chưa được xử lý. Hiện nay, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) huyện đã chỉ đạo 26 xã có đê kiện toàn lực lượng canh đê, hộ đê, sẵn sàng huy động khi có yêu cầu. 5 xã vùng cửa sông gồm Hoằng Châu, Hoằng Phong, Hoằng Hà, Hoằng Yến và Hoằng Đạt cũng được yêu cầu triển khai các nhóm giải pháp PCTT&TKCN theo đặc thù riêng. Tại 5 xã tiếp giáp với biển gồm: Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và Hoằng Phụ đã được huyện rà soát số dân cư sinh sống sát mép biển để lên phương án sơ tán khi có bão mạnh. Theo đó, có 175 hộ dân, với 733 nhân khẩu sinh sống cách bờ biển trong phạm vi 200m đã có phương án di dân đến nơi an toàn. 309 hộ dân, với 1.043 nhân khẩu sinh sống cách mép biển từ 200 đến 500m cũng được lên phương án dự phòng tình huống di dời nếu có bão mạnh, siêu bão.
Với các tàu thuyền, toàn huyện có 5 xã có nghề khai thác hải sản và vận tải biển với tổng số 1.108 phương tiện, khoảng 3.006 lao động thường xuyên hoạt động trên biển. BCH PCTT&TKCN huyện đã yêu cầu các chủ phương tiện trang bị 14 ICOM, 109 máy liên lạc tầm trung VHF. Cùng với đó, Đồn Biên phòng Hoằng Trường đã được giao xây dựng phương án tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển và các khu vực cửa sông. Đồn đã có chương trình phối hợp với các xã để thường xuyên kiểm tra, nắm bắt, quản lý người và phương tiện để kêu gọi tránh trú bão, cung cấp các thông tin an toàn.
Công tác chuẩn bị vật tư, phương tiện và các điều kiện liên quan đã được huyện Hoằng Hóa chủ động. Ngoài vật tư tại chỗ do các xã chuẩn bị, BCH PCTT&TKCN huyện đã có 2 ca nô, 2 xuồng máy, nhiều nhà bạt di động, 1.000 phao cứu sinh, 700 áo phao, 7 phao bè cứu sinh. Tại các xã, thị trấn, đến thời điểm này đều đã kiện toàn tổ chức bộ máy PCTT&TKCN, xây dựng các kế hoạch, chuẩn bị nhiều phương án bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong thiên tai. Các loại vật tư dự trữ theo phương châm "4 tại chỗ" cũng được huyện đôn đốc các xã thực hiện nghiêm, sẵn sàng để huy động khi có thiên tai.
Với các ngành thành viên BCH PCTT&TKCN huyện, tùy vào chức năng, nhiệm vụ được giao, đã triển khai nhiều giải pháp PCTT. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với vai trò là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm tham mưu, theo dõi, tổng hợp các thông tin liên quan cho huyện. Đồng thời, giúp UBND huyện và BCH PCTT&TKCN huyện đôn đốc các xã, thị trấn, các đơn vị cấp huyện thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Ban Chỉ huy Quân sự và Công an huyện đóng vai trò nòng cốt trong việc sơ tán người, tài sản, cứu hộ cứu nạn, bảo đảm an ninh trật tự khi có thiên tai. Ban Chỉ huy Quân sự huyện còn có nhiệm vụ quan trọng là huy động lực lượng xung kích, lực lượng hộ đê, phối hợp với Đồn Biên phòng Hoằng Trường để xây dựng và triển khai công tác TKCN. Hạt Quản lý đê Hoằng Hóa xây dựng phương án hộ đê cho toàn tuyến và các phương án đối với trọng điểm phòng chống lũ lụt. Chi nhánh Thủy lợi Hoằng Hóa có phương án chống úng, chống hạn; thường xuyên kiểm tra các cống tiêu, bảo dưỡng và vận hành các trạm bơm trên địa bàn huyện. Trung tâm Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện có nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về PCTT, hướng dẫn kịp thời các giải pháp cấp bách để giảm thiểu thiệt hại khi có mưa bão. Các phòng: Tài chính - Kế hoạch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng UBND huyện triển khai công tác bảo đảm an toàn cho du khách tại Khu Du lịch biển Hải Tiến và Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung. Phòng Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện được giao nhiệm vụ sẵn sàng nhân lực, phương tiện và vật tư, chờ điều động khi có tình huống khẩn cấp; hướng dẫn và tham gia công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong và sau khi bão lũ đi qua.
Mùa mưa bão năm 2020 đã đến, dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Việc chủ động triển khai các phương án phòng tránh thiệt hại là điều cần thiết mà huyện đồng bằng ven biển Hoằng Hóa đã và đang triển khai.
TP Cần Thơ kiến nghị đầu tư xây dựng 11,218km kè chống sạt lở Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ, hiện nay trên địa bàn thành phố thường xuyên xuất hiện 2 loại thiên tai chính, gây thiệt hại về sinh mạng và tài sản của nhân dân: sạt lở bờ sông và lốc xoáy. Kè chống sạt lở sông Cái Sơn (quận Ninh Kiều, Bình Thủy)...