Phú Yên ra mắt Công viên địa chất – Bước đệm trở thành di sản toàn cầu
Ngày 30/8, UBND tỉnh Phú Yên chính thức công bố quyết định thành lập Công viên Địa chất Phú Yên (Phu Yen Geopark), đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển và bảo tồn các giá trị di sản của tỉnh.
Công viên Địa chất Phú Yên sẽ trở thành thành viên mới trong Mạng lưới Công viên Địa chất Việt Nam.
Công viên Địa chất Phú Yên trải rộng trên diện tích khoảng 1.927 km đất liền và 1.000 km mặt nước vùng nội thủy, bao gồm các địa phương: TP. Tuy Hòa, H. Tuy An, TX. Sông Cầu, TX. Đông Hòa, cùng một phần diện tích thuộc các huyện Phú Hòa, Tây Hòa và Sơn Hòa. Phạm vi, ranh giới cụ thể của công viên sẽ được xác định sau quá trình điều tra, khảo sát tiềm năng di sản địa chất và các giá trị di sản khác trong khu vực.
Gành Đá Đĩa là một phần trong Công viên địa chất Phú Yên
Video đang HOT
Theo ông Đào Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, Công viên Địa chất Phú Yên không chỉ là nơi bảo tồn nguyên vẹn các giá trị di sản địa chất, địa mạo và cảnh quan thiên nhiên, mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất Phú Yên. Công viên cũng được thiết kế để phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa khai thác du lịch và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.
Công viên Địa chất Phú Yên sẽ được xây dựng hồ sơ để trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xem xét công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO. Đây là mục tiêu quan trọng, nhằm đưa Phú Yên lên bản đồ di sản thế giới, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.
Để thực hiện nhiệm vụ này, UBND tỉnh Phú Yên đã giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Ban quản lý Công viên Địa chất Phú Yên, với nhiệm vụ điều phối các hoạt động liên quan và hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO.
Trong thời gian tới, Ban quản lý sẽ tập trung vào việc khảo sát, bảo tồn, và phát huy các giá trị di sản của công viên, đảm bảo sự phát triển bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO.
Việc thành lập Công viên Địa chất Phú Yên là một cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát triển di sản địa chất của tỉnh, mở ra cơ hội mới cho du lịch và kinh tế địa phương.
Gành Đá Đĩa là danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị và bảo tồn các giá trị đặc sắc về địa chất của Danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa...; cạnh đó, phát huy giá trị Danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa, trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Phú Yên, vùng Nam Trung Bộ và cả nước.
Ngày 4-12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1570/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Cụ thể, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm 808,89 ha (không bao gồm diện tích khoanh vùng bảo vệ của Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa), thuộc Phân khu 9, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa và không gian cảnh quan thiên nhiên, môi trường-sinh thái xung quanh. Các giá trị di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, cảnh quan môi trường và tài liệu, hiện vật liên quan; công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa và các yếu tố đô thị, kinh tế-xã hội, dân cư; các thể chế chính sách liên quan; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, tình hình sử dụng đất đai khu vực lập quy hoạch; mối liên hệ với các di tích, công trình, địa điểm trong khu vực nhằm kết nối, phát triển du lịch.
|
Ghềnh Đá Đĩa là một trong những ghềnh đá đẹp bậc nhất thế giới. Ảnh nguồn Baobinhphuoc.vn |
Theo đó, mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị và bảo tồn các giá trị đặc sắc về địa chất của Danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa; bảo vệ tài nguyên mặt nước, đa dạng sinh học, địa chất, địa mạo và di sản văn hóa của cộng đồng trong khu vực; hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu làm cơ sở chuyển đổi số và tự động hóa trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Phát huy giá trị Danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa, trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Phú Yên, vùng Nam Trung Bộ và cả nước; kết nối với các di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh khác tại địa phương, hình thành chuỗi sản phẩm du lịch, kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn các giá trị độc đáo của danh thắng và di sản văn hóa truyền thống của khu vực.
Đồng thời, xác định ranh giới bảo vệ danh lam thắng cảnh làm cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ; xác định các khu chức năng, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và bố trí hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh.
Lập Quy hoạch làm cơ sở pháp lý thu hút nguồn lực đầu tư; quản lý và bảo vệ danh lam thắng cảnh và các di sản trong khu vực; lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần về bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh; xây dựng các quy định để quản lý, kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu vực danh lam thắng cảnh và các khu vực lân cận, phù hợp với quy hoạch được duyệt và quy hoạch khác có liên quan.
Theo Quyết định, các yêu cầu về nội dung Nhiệm vụ lập Quy hoạch gồm: Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng danh lam thắng cảnh; đánh giá mối liên hệ vùng bao gồm: Mối liên kết với hệ thống đô thị, du lịch và điểm dân cư trên địa bàn, vị trí, vai trò của danh lam thắng cảnh đối với phát triển du lịch nói riêng và kinh tế-xã hội của địa phương nói chung; xác định đặc trưng, nhận diện yếu tố cấu thành, cấu trúc không gian cảnh quan và các giá trị tiêu biểu khác của danh lam thắng cảnh...
Độc đáo Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông trải dài qua 6 huyện, thành phố gồm: Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, Krông Nô và TP. Gia Nghĩa. Đắk Nông đã xây dựng 41 điểm di sản thuộc 3 tuyến du lịch CVĐCTC UNESCO Đắk Nông: Trường ca của nước và lửa, Bản giao hưởng của làn gió mới,...