Phú Yên: Phát hiện chuông cổ 270 năm tuổi
Quả chuông cao 85cm, đường kính 49cm, đúc bằng gang, quai chuông được trang trí hình rồng, thân chuông có văn tự bằng chữ Hán, kiểu chữ chân, nét rõ.
Quả chuông cổ nhất tại Phú Yên cho đến thời điểm hiện nay
Đây là quả chuông vừa được tỉnh Phú Yên phát hiện và được xem là quả chuông cổ nhất được phát hiện tại tỉnh này cho đến thời điểm hiện nay.
Ông Nguyễn Danh Hạnh, nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá địa phương, cho biết: Theo những văn tự trên chuông thì chuông này được đúc vào ngày 29/2 năm Tân Dậu niên hiệu Vĩnh Hựu, tức là năm 1741, đời vua Lê Ý Tông.
Video đang HOT
Quai chuông được trang trí hình rồng
Quả chuông cổ này đang được lưu giữ tại một ngôi chùa cổ ở huyện Tuy An (Phú Yên).
Với việc phát hiện chuông cổ, sẽ tạo điều kiện cho việc tìm hiểu về quá trình hình thành Phật giáo cũng như các cộng đồng dân cư thế kỷ 17, 18 ở khu vực hạ lưu sông Cái (Phú Yên).
Thân chuông có những văn tự bằng chữ Hán.
Theo Dân Trí
Thầy ơi, chữ "tâm" sao viết khó quá!
Có một chữ chỉ vẻn vẹn bốn nét mà con viết mãi không thành. Đấy là chữ "TÂM" thầy ạ! Kì học đầu tiên, thấy trong lịch học có môn Cơ sở ngôn ngữ và văn tự Hán Nôm, con đã thấy khó hiểu.
Đó là môn học gì nhỉ? Chẳng lẽ học ở khoa Văn thì phải học cả chữ Hán. Cũng thú vị đây!
Buổi học đầu tiên, con đi học mà vẫn chưa biết mình học cái gì, nhưng thấy háo hức - như một đứa trẻ trong một sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường học tập mới. Và thầy bước vào, mang đến cho chúng con những điều mới lạ, rồi dần dần con cũng hình dung ra cái mình đang học, bằng một niềm say mê, thú vị đến lạ thường... Con đâu biết rằng mình đã yêu những nét chữ Hán ngay từ cái ngày đầu được biết và viết nó. Những nét sổ, nét ngang, những nét chấm, nét mác... hợp lại mà thành những chữ có hình thù giống với ý nghĩa nó mang trong mình, như thể những con chữ mang linh hồn cuộc sống. Con miệt mài, mê mẩn viết thuộc từng chữ... Niềm say mê khiến người ta dễ dàng thành công. Và sự thành công nhỏ nhoi của con là được thầy khen viết chữ Hán đẹp.
Con viết chữ "nhật", "nguyệt", "mộc", "thủy"... rồi cả những chữ nhiều nét như "điểu", "ngư"... thật dễ dàng. Nhưng có một chữ chỉ vẻn vẹn bốn nét mà con viết mãi không thành. Đấy là chữ "TÂM" thầy ạ!
Chữ "tâm" sao viết khó quá thầy ơi! Nó chỉ có ba nét chấm và một nét cong móc thôi. Thầy bảo viết chữ Hán phải viết theo quy tắc bút thuận, nhưng khi đặt bút viết con lại không nhớ trật tự của từng nét. Con cẩu thả nguệch một nét cong móc rồi đánh ba nét chấm vào. Khi nhìn vào chữ ấy, người ta làm sao mà biết mình có viết đúng theo quy tắc hay không. Thầy dạy, lòng người cũng cần phải có trật tự, phải biết suy nghĩ trước sau, nên con không dám viết cẩu thả, bừa bãi nữa. Dần dần, con cũng nhớ được rằng phải chấm "giọt máu" ở ngoài cùng tay trái trước, rồi vẽ nét cong móc hình quả tim và cuối cùng mới là hai "giọt máu" còn lại. Như thế mới là chữ "tâm" chỉn chu thầy nhỉ?
Nhớ rồi con viết đi viết lại nhiều lần, nhưng mỗi lần nhìn lại cái chữ "tâm" là thành quả ấy con đều không ưng ý. Chữ tâm thầy viết đẹp hơn cơ. Ba nét chấm như những giọt máu căng tròn chảy vào quả tim, như tình thương lúc nào cũng cuộn chảy và ắp đầy trong tâm. Sao ba nét ấy con viết nó khô khốc, gầy guộc quá, không có chút hồn nào cả! Con buồn... Lẽ nào con chưa có nhiều tình thương để gửi vào ba "giọt máu" ấy? Thầy ơi, chữ "tâm" sao viết khó quá vậy!
Đến cái nét cong móc kia còn phức tạp hơn. Khi con lớn lên một chút, con hiểu ra rằng không thể nguệch ngoạc vẽ cho giống hình quả tim là được. Phải vẽ thế nào để nó ra hình thù của lòng người mới được chứ? Nét này có đoạn phải viết cong tròn, mềm mại và đầy đặn. Đó là cái góc chứa mọi tình cảm của nhân gian, lúc nào cũng muốn thâu vào tất cả, ôm ấp tất cả để căng mọng tình đời. Nhưng cũng có đoạn phải cứng tay mà viết nét móc cho nhọn. Đó là cái phần gai góc của tâm hồn con người. Cái tâm cần gai góc để thấu hiểu nhân tình, để tình yêu mình gửi đi không bị nhầm chỗ. Con người ta cứ hiền mãi thì đến một ngày dễ ác lắm! Ác đến thậm tệ... Bởi thế vẫn cần có những lúc góc cạnh, sắc nhọn để giải tỏa cái "tôi" cho nó không quay lại đâm thủng phần mềm mại, cong tròn kia. Trong thâm tâm, con vẫn ý thức được từng đoạn từng nét ấy, nhưng cầm bút viết, con vẫn không sao chỉnh được theo ý muốn, bàn tay con cứng lại... Bao nhiêu năm vẫn không viết được một chữ "tâm" hoàn hảo. Chữ "tâm" sao viết khó quá thầy ơi!
"Thầy ơi, chữ "tâm" sao viết khó quá?". Mỉm cười âu yếm nhìn con, thầy bảo: "Con đã tập viết chữ "tâm" được bao nhiêu năm, còn thầy đã tập viết nó gần cả một đời rồi. Cả một đời tập viết chữ "tâm" mà thầy cũng chưa viết nó được hoàn hảo, được ra hồn". Con hiểu rồi, cuộc sống là hành trình đi kiếm tìm chữ "tâm" và khi tìm được rồi thì phải trau chuốt cho nó. Viết chữ "tâm" khó nên con phải tập viết nó đến cuối đời, đến khi nào nhắm mắt xuôi tay...
Theo Mực Tím
Kéo nhau đi xem "đá thần" ở Hà Tĩnh Qua tìm hiểu ban đầu, người phát hiện ra hòn "đá thần" trên là ông Lưu Minh Trung (xóm 1, xã An Lộc, huyện Lộc Hà). Ông Trung cho biết: Trong một lần nằm ngủ, ông thấy một cụ già tóc bạc về báo mộng. Ở vị trí tây nam, cách chân núi Bường (núi Bằng) khoảng 70m, có một hòn đá đang...