Phú Yên, Lũ đã giảm, 1 người bị cuốn trôi
Sáng 11-11, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Phú Yên đã có báo cáo nhanh, cập nhật từ các trạm đo mưa tự động trên địa bàn tỉnh. Đến 6 giờ ngày 11-11 trên địa bàn toàn tỉnh Phú Yên có mưa nhỏ, mưa vừa và mưa to, lượng mưa phổ biến từ 0,2-49mm.
Theo báo cáo, mực nước các sông, lúc 5 giờ sáng nay trên sông Kỳ Lộ tại trạm Hà Bằng là 10,95m trên báo động 3 là 1,45m; trạm Xuân Quang là 29,08m, trên báo động 2 là 0,08m; sông Bàn Thạch tại trạm Hòa Mỹ Tây là 11,41m, trên báo động 1 là 0,41m; trên sông Ba lưu lượng nước qua Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ về hạ lưu là 3.500 m3/s; mực nước tại trạm Củng Sơn là 32,15m, trên báo động 2 là 0,15m; tại trạm Phú Lâm là 2,56m, trên báo động 2 là 0,14m… Toàn tỉnh Phú Yên hiện có 50 hồ chứa nước, trong đó có 3 hồ thủy lợi hơn 10 triệu m 3 ; hiện tại các hồ chứa đang tích nước phổ biến ở mức từ 45 đến 70% so với dung tích thiết kế.
Nước lũ trên sông Ba đang giảm mạnh.
Dự báo trong 6 đến 12 giờ tới lũ trên sông Kỳ Lộ tiếp tục giảm, mực nước lũ tại Trạm thủy văn Hà Bằng có khả năng xuống mức 10m, trên báo động 3 là 0,5m. Cảnh báo ngập lụt hạ lưu sông Kỳ Lộ tại các xã Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam ngập sâu phổ biến từ 1,0 đến 2,0m; các xã An Định, An Dân ngập sâu phổ biến từ 0,8m đến 1,6m; các xã An Thạch, An Thọ 2, An Ninh Đông, An Ninh Tây ngập sâu phổ biến từ 0,6 đến 1,5m; xã An Cư và thị trấn Chí Thạnh ngập sâu phổ biến từ 0,2 đến 0,5m.
Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Phú Yên cho biết, tính đến sáng 11-11, bão số 12 đã khiến 1 người dân tại Phú Hòa bị nước lũ cuốn trôi mất tích, 62 nhà bị sập, hư hỏng và tốc mái; một số công trình tường rào của nhà dân và trường học, nhà văn hóa bị ngã đổ; mặt đường các tuyến Quốc lộ phát sinh một số vị trí sụt lún gây mất an toàn giao thông, đất đá sạt lở bồi lấp rãnh dọc và mặt đường, sạt lở mái taluy dương, riêng Quốc lộ 19C nước ngập mặt đường 1,5-1,8m, tắc giao thông (đoạn qua xã Xuân Long và thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân).
Trong sáng 11-11, tình trạng ngập úng và lũ lụt trên các sông chưa giảm mạnh, một số tuyến đường còn ngập nước nên các địa phương đang chờ nước rút xuống và tiếp tục rà soát, cập nhật số liệu và thống kê, báo cáo thiệt hại. Lực lượng bộ đội, dân quân địa phương và các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, lực lượng công an đã và đang sẵn sàng ra quân giúp dân khắc phục hậu quả của bão lũ, giúp học sinh trở lại trường và khẩn trương giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt…
"Xin đừng đổ lỗi cho ông trời"
Theo TS. Chu, trong các dự án phá rừng, thì thuỷ điện là "một con thú dữ". Thuỷ điện nhỏ không giúp giải bài toán về năng lượng nhưng lại giúp phá rừng tự nhiên.
Những ngày qua, nghị trường Quốc hội nóng hơn bao giờ hết khi vấn đề xây dựng thủy điện nhỏ được đưa lên tranh luận vì hậu quả mưa lũ xảy ra nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung. Nguyên nhân một phần là xây dựng thủy điện nhỏ khiến diện tích rừng tự nhiên bị tàn phá nặng nề, gây mất cân bằng hệ sinh thái.
Video đang HOT
Trong phiên trả lời chất vấn ngày 5/11, Bộ trưởng bộ Công thương Trần Tuấn Anh trả lời "Mọi thứ đề đúng chỉ trời sai... vì cho mưa nhiều quá", còn Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói rằng "mưa lũ là do trời, địa chất đứt gãy" và Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường lại khẳng định "diện tích rừng tự nhiên những năm qua đang tăng chứ không giảm".
Những câu trả lời của những vị Bộ trưởng đã khiến cho dư luận một lần nữa phải đặt dấu hỏi về vấn đề trách nhiệm cũng như việc xây dựng tràn lan thuỷ điện nhỏ. Về vấn đề này, PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Học Chu - Viện Toán học (Viện Hàn lâm và Công nghệ Việt Nam) - người có những quan tâm đặc biệt đến xây dựng thuỷ điện.
"Lỗi là do chúng ta mà ra"
PV: Ông có suy nghĩ như thế nào về cách trả lời của các Bộ trưởng khi trả lời những câu hỏi của các ĐBQH về xây dựng thuỷ điện nhỏ làm nóng nghị trường Quốc hội những ngày qua?
TS Nguyễn Ngọc Chu: Các Bộ trưởng bộ Công thương, Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay bộ Công Thương trả lời như vậy tôi thấy thực sự chưa làm tròn trách nhiệm của người đứng đầu.
Đừng có đổ lỗi cho ông trời, lỗi là do chúng ta mà ra. Việc để xảy ra thiên tai này là do nhân tai, tức con người gây ra. Nói về thuỷ điện, thì việc cấp phép xây dựng thủy điện nhỏ ồ ạt khiến diện tích rừng tự nhiên bị mất đi, đồng thời tiếp tay cho nạn trộm gỗ, phá rừng lợi dụng sơ hở thực hiện mục đích. Việc mất đi rừng tự nhiên khiến hệ sinh thái mất đi sự cân bằng, mà khi rừng mất đi thì chức năng cản lũ cũng không còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như hiện nay. Và nếu tiếp tục thì hậu quả còn ghê gớm hơn hiện tại.
Trong các dự án phá rừng, thì thuỷ điện là "một con thú dữ". Bởi khác với các dự án khác, thuỷ điện không những phá rừng, mà còn đắp đập ngăn nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, thì các hồ thuỷ điện lưu giữ khoảng 56 tỷ m 3 nước, chiếm khoảng 86% tổng dung tích các hồ chứa nước trong cả nước. Các hồ chứa nước của thuỷ điện cắt được lũ trong mùa mưa nhỏ, nhưng tạo nên lũ lớn hơn vào mùa mưa lũ lớn. Các hồ chứa nước của thuỷ điện ngăn cản sự tuần hoàn tự nhiên của nước, làm mất sự cân bằng sự phân phối nước trên bề mặt và dưới lòng đất, từ đó dẫn đến sự biến đổi toàn bộ hệ thống sinh thái.
TS Nguyễn Ngọc Chu - Viện Toán học (Viện Hàn lâm và Công nghệ Việt Nam).
PV: Ông có thể phân tích kỹ hơn về vấn đề này?
TS Nguyễn Ngọc Chu: Không dự án thuỷ điện nào mà không lấn chiếm diện tích rừng, từ vài trăm ha cho đến hàng chục ngàn ha. Từ đó để thấy đã có hàng triệu ha rừng bị hy sinh cho thuỷ điện.
Theo thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 31/12/2019 diện tích đất có rừng của Việt nam là 14,6 triệu ha (146 000 km 2), trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha và rừng trồng là 4,3 triệu ha. Diện tích đất có rừng đủ tỷ lệ tính độ che phủ là 13,8 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 41,89% diện tích toàn quốc. Nhưng tôi cho đó là con số tự động viên. Vì không phải có cây thì gọi là rừng. Diện tích rừng đúng nghĩa của Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều.
Nhìn bằng mắt thường và chụp ảnh vệ tinh thì khu rừng vẫn có màu xanh, nhưng đã mất đi các chức năng chính của rừng tự nhiên. Cây to bị đốn đi thì nước trút xuống, không ngấm thành nước ngầm, trôi đi, dẫn đến lũ lụt và sạt lở. Không có mạch nước ngầm thì toàn bộ môi trường sống bị ảnh hưởng, nhất là nước cung cấp trong mùa khô cho con người, cây trồng và động thực vật.
Cho nên, khi khu rừng tự nhiên bị đốn hết các cây cao to để lấy gỗ, thì diện tích rừng tuy vẫn được tính, nhưng khu rừng đó mất đi vai trò rừng tự nhiên. Còn các rừng mới trồng phải cần cả trăm năm mới có được phần nào vai trò của rừng tự nhiên.
PV: Về vai trò của thuỷ điện nhỏ, ông có đánh giá thế nào về những công trình xây dựng này?
T S . Nguyễn Ngọc Chu : Thuỷ điện là một nguồn năng lượng rất quý giá, khai thác đúng khoa học thì rất tốt nhưng hiện nay, chúng ta đã khai thác một cách bừa bãi, phản khoa học, chúng ta đang tàn phá thuỷ điện.
Nếu trên một dòng sông chỉ xây dựng một nhà máy thủy điện với một công suất nhất định, thì việc cắt lũ và ngăn dòng chảy rất tốt. Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và ở miền Trung nói riêng thì việc xây dựng các thủy điện nhỏ quá ồ ạt, trên một dòng sông có đến 3 - 4 nhà máy thủy điện, thì thử hỏi việc cắt lũ, ngăn lũ, điều tiết lũ có ổn không hay càng làm cho việc lũ lên không có nơi thoát nước nhanh hơn.
Tôi phải nói rằng, thuỷ điện nhỏ không giúp giải bài toán năng lượng, nhưng lại giúp chúng ta phá rừng. Đó là điều cần phải nhìn một cách trực diện. Còn tôi không chống thuỷ điện, tôi chống những cách làm thuỷ điện nhỏ một cách quá quắt như vậy.
Thuỷ điện Đak Mi (Phước Sơn, Quảng Nam) xả lũ.
Vốn nhỏ, lãi nhiều
PV: Về việc cắt lũ khi xây dựng thuỷ điện nhỏ ở khu vực các miền Trung, ông có đánh giá thế nào?
TS Nguyễn Ngọc Chu: Địa hình ở miền Trung rất dốc, nên việc xây dựng thuỷ điện nhỏ ở những khu vực này không thể cắt lũ. Nếu bình thường không ngăn đập thì nước sẽ ngấm xuống lòng đất khoảng 20-30mm, đến khi có lũ, nước dần dần thấm đề thì việc lũ lên nhanh khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc ngăn đập thì dẫn đến tình trạng đất đã ngấm đủ nước đã bão hòa, khi có mưa lớn, lũ về đất không thể thấm nước được nữa, dẫn đến lũ lên nhanh và cao hơn. Hơn nữa, thủy điện nhỏ có diện tích hạn hẹp, chỉ khoảng 10 triệu m 3 với lượng mưa như Hà Tĩnh, Quảng Nam... vừa qua thì hồ thủy điện nhỏ như lượng muối bỏ biển.
Còn nếu so sánh nhà máy thủy điện nào cắt được lũ, thì hãy nhìn nhà máy thủy điện sông Đà với diện tích hồ chứa 10 tỷ m 3, có thể giữ được 10m nước sông Hồng (về chiều cao), đó mới là thủy điện cắt được lũ.
PV: Có ý kiến cho rằng, quy trình thẩm định việc xây dựng các thuỷ điện nhỏ có vấn đề, ông có nhìn nhận ra sao về điều này?
TS Nguyễn Ngọc Chu: Những năm 2000, việc xây dựng thủy điện nhỏ diễn ra ồ ạt, "nhà nhà làm thủy điện", chỉ cần có tiền và nhìn thấy sông là họ đã xây dựng được thủy điện. Đặc biệt địa hình dốc như miền Trung chỉ cần đắp đập là có thể dể dàng xây thuỷ điện nhỏ. Nhưng khu vực miền Trung, thuỷ điện lại không an toàn từ nghiên cứu đến xây dựng.
Các Bộ ngành, làm quy trình thẩm định thì đúng đấy, chặt đấy, nhiều lớp nhưng "vẫn lọt". Luận án tiến sĩ còn viết thuê được cơ mà. Những công ty xây dựng thuỷ điện nhỏ - họ có tiền, nhưng đều là những công ty thương mại, không phải tập đoàn lớn. Đấy là vấn đề, hoạt động như thế nào thì lại là chuyện khác, kiểm soát thế nào thì lại là một chuyện khác.
Hệ quả của nó thì nhiều, mọi người đổ lỗi mất rừng là do kiểm lâm, nhưng thử ngẫm nghĩ lại việc phê duyệt xây dựng thủy điện sẽ đồng nghĩa với việc phá một diện tích rừng, gỗ là điều đương nhiên. Lợi dụng sở hở đó nhiều đối tượng xấu, thậm chí là chính doanh nghiệp xây dựng thủy điện đó khai thác tràn lan quá với quy hoạch dẫn đến diện tích rừng mất đi rất lớn, đặc biệt là rừng tự nhiên - loại rừng có chức năng chống lũ chống sạt lở rất tốt. Nếu xem xét thì nên xem xét trách nhiệm của những người quản lý cấp trên không sát sao trong việc này.
Các nhà quản lý nên chấm dứt việc phê duyệt xây dựng những nhà máy thủy điện nhỏ, tập trung phát triển rừng tự nhiên, nhân rộng trồng rừng tự nhiên phủ xanh đồi núi để giảm bớt những thiệt hại do mưa lũ gây ra. Trồng được nhiều rừng mới. Đó là những di sản quý giá mà thế hệ trước phải để lại cho thế hệ sau. Của hồi môn - không có gì quý hơn môi trường sống.
Sau 11h đồng hồ, Thủy điện Đăk Mi 4 cắt được trận lũ lịch sử Sau 11h đồng hồ, từ 15h45 ngày 28/10 đến 2h30 ngày 29/10, công trình thủy điện Đăk Mi 4 đã cắt được trận lũ lịch sử với lưu lượng nước về hồ rất lớn, lên tới 15.571,47 m3/s. Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 xây dựng trên sông Đăk Mi, Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam có mực nước dâng bình thường...