Phú Yên: Hàng trăm công nhân bị tước quyền lợi
Hiện có đến 6 doanh nghiệp ở các khu công nghiệp (KCN) Phú Yên tạm dừng hoạt động khiến hàng trăm lao động bị nợ lương, mất việc làm. Còn một số DN khác thì cho công nhân nghỉ dần hoặc làm việc chỉ nửa tháng và không có lương, hoặc “ lách luật” bằng cách cho công nhân làm việc tính theo giờ, không ký hợp đồng lao động…
Các nữ CNLĐ tại Cty CP Foodtech đứng làm việc nhiều giờ trong môi trường ẩm ướt và ồn.
Lách luật
Cty cổ phần Foodtech – chi nhánh Phú Yên tại KCN Hòa Hiệp (huyện Đông Hòa) – đang “ăn nên làm ra”, mỗi ngày nhập vào khoảng 100 tấn cá để chế biến, giải quyết việc làm thường xuyên cho 350 lao động. Tuy nhiên, Cty CP Foodtech đã “tước” nhiều quyền lợi của công nhân lao động (CNLĐ) khi không cho làm việc ăn theo sản phẩm chế biến hải sản mà tính theo giờ để trả lương.
Hầu hết các nữ CN phải đứng suốt 8 tiếng đồng hồ (chỉ nghỉ ăn trưa nửa tiếng – PV) để sơ chế cá trong môi trường ẩm ướt và chỉ hưởng lương 75.000 – 80.000 đồng/ngày, bao gồm cả tiền phụ cấp, hỗ trợ tiền ăn trưa! Điều đáng nói là Cty đã “lách luật” bằng cách cho rằng CN làm việc chưa đạt chất lượng và không ký hợp đồng lao động (HĐLĐ). Hầu hết các quyền lợi của CN như đóng BHYT, BHXH, BHTN, khám sức khỏe định kỳ, chế độ thai sản, bệnh đau… chưa được DN quan tâm đúng mức.
Video đang HOT
Anh N.L bức xúc nói: “Tôi làm việc cho DN Foodtech gần hai năm nhưng chưa được ký HĐLĐ, ngày làm việc 8 tiếng, nếu làm việc 4-5 giờ đồng hồ mà hết hàng phải nghỉ thì bị DN cắt tiền ăn trưa, phụ cấp. Nữ CN đứng làm việc nhọc nhằn, giảm sút sức khỏe. Mỗi khi ốm đau, hay chẳng may xảy ra tai nạn thì người LĐ phải tự lo, chứ phản ánh đòi quyền lợi là mất việc ngay!”.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc – Trưởng phòng DN-LĐ Ban quản lý KKT Phú Yên – thừa nhận, DN Foodtech đã lách luật trong việc sử dụng LĐ. Ông Phongsakon Assavauthaisakun – GĐ điều hành Cty Foodtech chi nhánh Phú Yên – phân trần: “CN nghỉ việc nhiều, làm không thường xuyên, không chất lượng. Do vậy, Cty chỉ mới ký HĐLĐ cho 98/350 CN…”. Trong khi đó, theo Thanh tra Sở LĐTBXH, Cty CP Foodtech mới ký HĐLĐ cho 75 CN, chỉ có 36 LĐ được đóng BHXH…
Công nhân lao đao
Theo ông Huỳnh Xuân Minh – Phó Trưởng ban quản lý KKT Phú Yên – tại các KCN An Phú, Đông Bắc Sông Cầu và Hòa Hiệp có 54 DN hoạt động sản xuất, chế biến, thu hút 5.833 LĐ vào làm việc. Tuy nhiên, do suy thoái kinh tế nên hiện có đến 6 DN phải tạm ngừng hoạt động, khiến cho khoảng 500 CNLĐ bị mất việc làm.
Nhiều DN khác như Cty công nghiệp gỗ Trường Thành, Cty CP điều Phú Yên… đang hoạt động cầm chừng, nhiều LĐ phải bỏ việc. Cty bia và nước giải khát Phú Yên (Cty bia) chỉ cho CNLĐ làm việc nửa tháng, nửa tháng còn lại đành ngồi chơi xơi nước”! Một CN tâm sự: “Hơn 80 cán bộ, CNLĐ Cty bia đã không có lương từ tháng 8.2012 đến nay. Chúng em đang sống lao đao, không biết lấy đâu ra tiền để xoay xở chi tiêu hàng ngày với giá cả đang leo thang!”.
Cũng tại các KCN, do tình hình sản xuất khó khăn, nhiều DN đã “lách luật” bằng cách ký HĐLĐ dưới 3 tháng đối với người LĐ làm một công việc ổn định, lâu dài để trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT và các chế độ khác. Số CNLĐ hiện được đóng BHYT, BHXH ở Phú Yên chỉ đạt mức 47% so với tổng số LĐ và 77% so với LĐ có HĐLĐ trên 3 tháng.
Hiện chỉ có 26/54 DN tại các KCN thành lập công đoàn cơ sở và cũng chỉ có 7 DN xây dựng TƯLĐTT giữa chủ DN và người LĐ. Ông Nguyễn Hoàng Phúc – Trưởng phòng DN-LĐ Ban quản lý KKT Phú Yên – cho biết: Ban quản lý KKT vừa phối hợp với Thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng LĐ tại 17 DN tại các KCN.
Qua đó, xác định các DN vẫn còn một số tồn tại như HĐLĐ ký kết chưa đúng loại, nội dung hợp đồng ghi không đúng và chưa đầy đủ nợ bảo hiểm kéo dài, chưa tham gia đầy đủ đối với số người thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH, chưa tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, chưa khám sức khỏe định kỳ…
“Công đoàn Khu kinh tế sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý các DN ở các KCN vi phạm trong sử dụng LĐ yêu cầu BCH công đoàn DN Foodtech tác động, đề xuất, thúc nhắc cho chủ DN ký kết HĐLĐ với CN theo quy định của pháp luật” – ông Nguyễn Thành Đức – Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Phú Yên – nói.
Theo laodong
Lao động sang Hàn sẽ phải ký quỹ bảo lãnh
LĐVN làm thủ tục dự thi tiếng Hàn (Ảnh: B.D/Lao động)
Hôm qua, 23/10, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết tới đây người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc sẽ phải ký quỹ bảo lãnh.
Đây là một trong những biện pháp chính nhằm giảm thiểu tình trạng người lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm thêm, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc hiện nay.
Cụ thể, trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB-XH sẽ ban hành chính sách mạnh tay nhằm ràng buộc trách nhiệm của người lao động và gia đình họ như chính sách ký quỹ, bảo lãnh đối với NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc yêu cầu người lao động và gia đình cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật hai nước những địa phương có nhiều lao động hết hạn hợp đồng không về nước sẽ giảm giao chỉ tiêu xuất khẩu lao động...
Thậm chí, nếu tình hình chưa được cải thiện, Bộ sẽ đề nghị các địa phương tiếp tục tạm dừng ở một số huyện, nếu cần có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho tạm dừng tuyển chọn ở một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao tại Hàn Quốc. Cùng với đó, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan nghiên cứu để có biện pháp xử lý đối với cá nhân người lao động vi phạm.
Trước thông tin người lao động chia sẻ rằng họ bị thu phí quá cao để sang Hàn Quốc làm việc, với số tiền lên tới 300 triệu đồng. Khi hết hạn hợp đồng, thu nhập của người lao động chỉ vừa đủ để trả các chi phí bỏ ra ban đầu nên họ phải trốn ra ngoài làm chui, kiếm thêm tiền mang về cho gia đình. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhận định bà không đồng tình với quan điểm này, bởi đây chỉ là những lý do biện bạch cho việc không tuân thủ những quy định pháp luật hai nước, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, tư cách của người lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc.
Bà Chuyền nhấn mạnh Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) là chương trình phi lợi nhuận, được đánh giá cao và là chương trình công khai, minh bạch, chi phí thấp. Theo quy định của Hàn Quốc, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc chỉ phải chịu các chi phí trước khi đi với tổng cộng là 630 USD (bao gồm tiền vé máy bay, lệ phí visa, chi phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tuyển chọn và xử lý hồ sơ của người lao động). Ngoài ra, người lao động phải mang theo 500 USD sang Hàn Quốc để mua bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm hồi hương (khoản tiền này sẽ được hoàn trả lại cho người lao động sau khi hết hạn hợp đồng lao động về nước).
"Những nội dung này đã được Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với các địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nhiều năm nay để tất cả người dân đều có thể nắm được. Tuy nhiên, nhiều lao động có tâm lý nôn nóng, muốn được xuất cảnh sớm, nên dễ bị các cá nhân xấu lợi dụng để lừa đảo" bà Chuyền nói.
Nữ Bộ trưởng cũng khẳng định tỷ lệ người lao động Việt Nam không về nước sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã lên tới 50% (trong khi tỷ lệ này tính bình quân cho tất cả các nước cung ứng lao động sang Hàn Quốc là 21%), là nguyên nhân khiến phía Hàn Quốc tạm thời ngừng ký kết thỏa thuận cung ứng lao động với Việt Nam để hai bên phối hợp giải quyết sự việc. "Trong thời gian này, phía Hàn Quốc tạm thời chưa giới thiệu lao động mới cho người sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn. Tuy nhiên, lao động về nước đúng thời hạn vẫn được tiếp tục sang làm việc tại Hàn Quốc" Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định.
Theo 24h
Đời sống công nhân thời "thất nghiệp, bão giá": Những ngày bĩ cực Với đồng lương ít ỏi, đời sống CN vốn đã khốn khó, khi mất việc hoặc bị DN nợ lương, cho nghỉ không lương thì càng thêm túng quẫn. Không tìm được việc, Thời xin đi bán quần áo thuê ở chợ đêm CN. Trong 9 tháng qua, kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh...