Phú Yên: Giữa cơn mưa mùa đông rả rích nơi đất khách quê người nhớ “canh nhà nghèo” ăn đến “lủng nồi”
Các huyện miền núi của tỉnh Phú Yên có thổ nhưỡng phù hợp với cây sắn. Trong chiến tranh, sắn được xếp vào loại lương thực chủ yếu cùng với lúa, bắp.
Ngoài sản phẩm chính là củ sắn, bà con nông dân tận dụng lá non làm rau chế biến món canh ngon lạ: Canh lá sắn.
Để nấu món này phải dùng lá sắn non, nhưng phải là lá sắn ta hay còn gọi là sắn mì gòn ( mì cao sản không ăn được lá).
Khi cây sắn đã vươn cao, người ta hái lá sắn non gần đọt, bỏ cuống dài, rửa sạch cho vào cối giã nát, vắt cho bớt nước xanh rồi cho vào nồi.
Nấu kèm lá sắn có cà gai, giống cà mà đồng bào dân tộc thiểu số hay trồng trên rẫy, thêm vào đó là bông đu đủ đực, măng tươi và vài trái ớt hiểm xanh.
Lá sắn có thể lấy lá nấu canh.
Trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số thường chỉ nấu canh lá sắn với ít thịt rừng con sóc, con cheo… gác chái bếp, ít cá cơm khô hay vài con cá, mớ tép bắt ở ngoài suối, vậy mà ngon ngọt ăn đến “lủng nồi”.
Canh lá sắn ăn với cơm gạo lúa rẫy mà phải lúa to chanh, to trâu mới thấy đậm chất quê miền núi. Ngày nay, canh lá sắn cũng biến thể đi ít nhiều: cà gai, cà nút áo được thay bằng cà đĩa hoặc cà pháo, nấu “ghé” với thịt bò khô xé sợi, cá thu mặn, thịt heo ba chỉ.
Video đang HOT
Tất cả nguyên liệu trên cho vào nồi, chế nước cho xăm xắp rồi đun sôi. Khi canh sôi nhớ mở nắp một lúc cho lá sắn bốc bớt hơi, rồi lại đậy nắp lại, đun kỹ đến khi lá sắn chuyển từ màu xanh sang vàng, nêm gia vị vừa ăn là xong.
Canh lá sắn đậm đà hương vị núi rừng – Ảnh: Trần Lê Kha
Mới nhìn, canh lá sắn không hấp dẫn nhưng ăn vào mới thấy thú vị. Cái đắng của bông đu đủ đực, vị nhân nhẩn của cà, giòn ngọt của măng, mùi thơm của lá sắn và vị cay cay của muối ớt hiểm với lá ách trắng, thực sự quyến rũ vị giác.
Mỗi khi nhà có khách quý, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi huyện Sơn Hòa ( tỉnh Phú Yên) không quên nấu món canh lá sắn đậm đà này để đãi khách.
Một số nguyên liệu để nấu canh lá sắn.
Không biết món canh lá sắn có tự bao giờ, ngày nay nó đã trở thành một món ăn dân dã ngọt lành, đậm đà hương vị núi rừng, được nhiều người ưa thích.
Lá sắn ngoài nấu canh, người ta còn dùng chế biến nhiều món lạ miệng và hấp dẫn như: lá sắn luộc chấm muối ớt, vừa bùi vừa thơm; lá sắn bỏ chua kho với cá rô, cua đồng có vị chua thơm nồng; nộm lá sắn vừa lạ vừa ngon…
Tuổi thơ tôi gắn liền với những rẫy sắn, bắp và những tô canh lá sắn. Những năm đi làm ăn xa nhà, giữa cơn mưa mùa đông rả rích nơi đất khách quê người, tôi lại thèm đến nao lòng tô canh lá sắn.
Vụ quốc lộ hỏng nặng gây nhiều tai nạn: Khẩn cấp "xóa sổ" ổ gà
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có công điện đôn đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long (QLDA), Cục Quản lý đường bộ III khẩn trương khắc phục ổ gà, sình lún mặt đường trên QL1 qua địa phận Phú Yên.
Cơ quan quản lý cao nhất về đường bộ yêu cầu các đơn vị trên có các giải pháp khẩn trương khắc phục căn cơ hư hỏng ổ gà, sình lún mặt đường trong điều kiện thời tiết bất lợi và khi tạnh ráo.
Theo đó, khi trời có mưa, phải tích cực tuần tra, kiểm soát để khơi thông thoát nước, phát hiện kịp thời các vị trí, đoạn đường nguy cơ mất an toàn giao thông để có biện pháp cảnh báo, lấp tạm các ổ gà, hố sâu nguy hiểm bằng cấp phối. Trường hợp cần thiết phải cử người hướng dẫn, điều tiết giao thông để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.
Máy xúc cào bóc lớp bê tông nhựa hư hỏng.
Khi thời tiết thuận lợi, khô ráo, tranh thủ từng giờ để thực hiện ngay việc sửa chữa ổ gà, sình lún mặt đường, bằng vật liệu phù hợp theo nguyên tắc hoàn trả kết cấu mặt đường với lớp mỏng bằng cấp phối đá dăm, lớp mặt bê tông nhựa hoặc bê tông nhựa nguội.
Đặc biệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiêm cấm việc sử dụng các vật liệu không phù hợp để khắc phục ổ gà, sình lún gây bức xúc dư luận. Tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc thực hiện không đúng các chỉ đạo nêu trên sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Tổng cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật.
Những ngày qua, Ban QLDA Thăng Long đã bố trí các chốt trực đảm bảo giao thông đã bố trí hàng chục chốt trực đảm bảo giao thông trên QL1, tỉnh Phú Yên. Khối lượng lũy kế đã thực hiện là hơn 14.000/41.000 m2, đạt 34,78%. Dự kiến việc khắc phục sự cố hoàn thành vào ngày 30/11.
Một số hình ảnh sửa chữa, khắc phục ổ gà, sình lầy trên QL1:
Đoạn đường hư hỏng đang được khắc phục.
Yêu cầu không sử dụng vật liệu không phù hợp trong quá trình sửa chữa.
Các mũi thi công, chốt chặn bảo đảm an toàn giao thông khu vực đường hư hỏng được thực hiện
Dự kiện, việc khắc phục hư hỏng QL1 qua Phú Yên sẽ hoàn thành vào ngày 30/11.
Vì sao giá cà phê tăng mạnh, nông dân Tây Nguyên vẫn lỗ "sặc gạch" (Bài 4): Hạt cà phê è cổ cõng chi phí! Giá cà phê nhân Đắk Nông, giá cà phê Robusta tại các tỉnh Tây Nguyên đang ở mức cao, đạt mức giá 40.000-41.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhiều nông dân trồng vẫn kêu lỗ nặng. Ông Hồ Gấm, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông lý giải nguyên nhân, trong đó có việc "mọi chi phí đổ hết lên đầu...