Phú Yên dừng thi tuyển để xét tuyển đặc cách giáo viên
Tỉnh Phú Yên dừng thi tuyển viên chức ngành giáo dục năm 2019 để xét tuyển đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước.
UBND tỉnh Phú Yên vừa có công văn thông báo về việc dừng thi tuyển viên chức ngành giáo dục năm 2019 để xét tuyển đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước.
Giáo viên hợp đồng sẽ được xét tuyển đặc cách biên chế.
UBND tỉnh Phú Yên giao Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương tổng hợp, rà soát danh sách các giáo viên đã có hợp đồng lao động. Căn cứ chỉ tiêu và số lượng giáo viên biên chế để xét tuyển cho phù hợp.
Trong đợt xét tuyển này, đối tượng được xem xét là các giáo viên hợp đồng đang giảng dạy tại các trường học, cơ sở công lập trên địa bàn. Các giáo viên phải có trình độ, năng lực phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
Video đang HOT
Ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi xét tuyển đặc cách, nếu các địa phương, đơn vị vẫn còn chỉ tiêu biên chế giáo viên thì tiến hành thi tuyển hoặc xét tuyển công khai theo Luật Viên chức. Việc xét tuyển đặc cách được thực hiện sau khi có công văn chỉ đạo từ Bộ Nội vụ.
“Xét tuyển giáo viên là vấn đề được nhân dân và giáo viên đặc biệt quan tâm. Tôi nghĩ rằng cần phải có cuộc họp giữa UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND các huyện để tiếp tục bàn kỹ, xem xét đặt ra các tiêu chí phù hợp với tình hình giáo dục của địa phương”, ông Cường cho hay./.
Theo Thanh Tuấn/VOV-Miền Trung
Cà Mau: Giám đốc Sở Giáo dục chỉ đạo chấn chỉnh "tín dụng đen" trong ngành giáo dục
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã có văn bản yêu cầu các đơn vị chấn chỉnh, ngăn ngừa tham gia hoạt động "tín dụng đen" của đội ngũ công chức, viên chức trong ngành giáo dục.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục tỉnh này quyết tâm thực hiện chủ đề "Thầy mẫu mực, sáng tạo; trò chăm ngoan, học giỏi", hướng đến xây dựng mỗi thầy, cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo; mỗi em học sinh là tấm gương rèn luyện tốt, học tập giỏi, đã được các đơn vị trong ngành triển khai bước đầu có hiệu quả.
Tuy nhiên, Sở này cho rằng, tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, tham gia hoạt động "tín dụng đen", "làm thêm" không đúng quy định,... trong đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của ngành có xảy ra và diễn biến phức tạp.
Để ngăn ngừa tình trạng trên, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị, trường học chấn chỉnh ngay tình trạng vay tiền online, vay tiền với hình thức tín chấp, thế chấp,... lãi suất cao trong đội ngũ công chức, viên chức của ngành.
Có biện pháp chấn chỉnh việc mua bán, sử dụng các giao dịch theo kiểu đa cấp; tình trạng công chức, viên chức "làm thêm" không đúng quy định, như mua, bán bảo hiểm,...
Giám đốc Sở yêu cầu các đơn vị tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Thông tin trên mạng cho rằng có giáo viên lừa đảo, trốn nợ. (Ảnh chụp lại)
Như vừa qua tại trường THCS & THPT Lý Văn Lâm (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) xảy ra việc một cô giáo đã vay tiền online với nhiều loại hình khác nhau. Từ tháng 7/2019, cô này không có khả năng đóng lãi và vốn.
Sau đó, nhiều thầy, cô giáo của trường này bất ngờ nhận được tin nhắn, cuộc gọi từ người lạ đòi nợ.
Tiếp đó, một công ty đăng tải thông tin trên mạng xã hội với nội dung "cảnh giác lừa đảo, trốn nợ" kèm theo hình ảnh, số điện thoại của một số cô giáo đang công tác tại trường THCS & THPT Lý Văn Lâm.
Sau khi thông tin lan truyền trên mạng, cho rằng mình bị xúc phạm danh dự, không thể an tâm công tác nên các cô giáo này đã làm đơn yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Trường tiểu học Lê Lợi, thị xã Sơn Tây: Hưởng ứng "Tháng hành động an toàn giao thông" Thực hiện kế hoạch phối hợp tổ chức truyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các trường học và cơ sở giáo dục, Chi đoàn Công an phường Lê Lợi đã phối hợp trường Tiểu học Lê Lợi tổ chức lễ phát động hưởng ứng " Tháng hành động an toàn giao thông ". Tất cả...