Phú Yên: Chủ tịch Hội Yến sào nói gì trước nạn bắt chim tiền tỷ ăn thịt?
Thời gian qua, nghề nuôi chim yến được người dân trong tỉnh Phú Yên đầu tư phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, tình trạng giăng bẫy bắt chim yến để bán thịt ngày càng diễn ra phức tạp, làm suy giảm đáng kể đàn yến, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
Trao đổi với Báo Phú Yên xung quanh việc bảo tồn, phát triển loài chim quý giá này, ông Phạm Duy Khiêm, Chủ tịch Hội Yến sào Phú Yên cho biết:
- Nghề nuôi chim yến hình thành tại Phú Yên từ năm 2005 và từ năm 2010 đến nay thì nghề này phát triển khá mạnh. Hiện toàn tỉnh có khoảng 700 nhà nuôi chim yến, tập trung chủ yếu ở TP Tuy Hòa, các huyện Phú Hòa, huyện Tuy An, TX Đông Hòa và gần đây nhất phát triển về các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa. Qua thống kê, đàn chim yến toàn tỉnh hiện có khoảng 60.000 con (bao gồm cả chim con).
Quần thể chim yến đang phát triển tại tỉnh Phú Yên là loài yến hàng có nguồn gốc từ các đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa di cư vào. Vì vậy, chất lượng tổ yến có giá trị dinh dưỡng rất cao, cao hơn hẳn so với giống yến nguồn gốc từ Indonesia hay Malaysia. Bình quân mỗi năm, tổng sản lượng tổ yến thu hoạch của toàn tỉnh gần 1,5 tấn, mang lại nguồn lợi khoảng 206 tỉ đồng.
Một người giăng bẫy bắt chim yến tại khu đồng phường 9, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: CTV
* Thời gian qua, vấn nạn giăng bẫy bắt chim yến xảy ra ở nhiều địa phương. Ông có thể cho biết rõ hơn về thực trạng này?
- Từ năm 2005-2015, nghề nuôi chim yến phát triển khá mạnh, nhiều nhà nuôi yến được xây dựng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để dẫn dụ chim yến.
Thêm vào đó, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh chưa cao, còn nhiều khu đồng ruộng, rẫy, rừng…, quần thể côn trùng bay dồi dào – là nguồn thức ăn chính của chim yến nên đàn yến di cư vào đông.
Đặc biệt, trong thời gian này, tình trạng giăng bẫy bắt chim chưa xảy ra rầm rộ nên đàn yến được bảo tồn. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, việc giăng bẫy bắt chim xảy ra khá nhiều, nhất là 2 năm gần đây khi đàn chim sẻ suy giảm mạnh, nhiều người chuyển sang bắt chim yến làm thịt rồi bán vào các nhà hàng, quán nhậu với danh chim sẻ, số ít mang bán sống tại các chợ.
Video đang HOT
Những người bắt chim thường giăng bẫy ở các khu đồng, bầu soi… nơi có nhiều chim yến tìm tới ăn. Công cụ bắt chim là loại lưới tàng hình dài 4-5m, rộng khoảng 1m, có mắt lưới nhỏ, sợi mỏng khi giăng lên chim khó nhận thấy và rất dễ dính bẫy.
Tại TP Tuy Hòa, những khu vực thường có bẫy giăng như khu đồng ở phường 9, xung quanh chùa Hồ Sơn, lò mổ gia súc phường 8, các thôn Thượng Phú, Phú Liên (xã An Phú), phường Phú Lâm… Ở huyện Phú Hòa, TX Đông Hòa cũng thường xuất hiện bẫy giăng ở những khu đồng lúa.
Ông Phạm Duy Khiêm
* Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến đàn chim yến, thưa ông?
- Chim yến là loài chim có tập tính chung thủy, sống theo cặp. Vì vậy, khi 1 con bị bắt mất thì con còn lại không bắt cặp với con khác mà sẽ chết theo hoặc sống đơn độc cho đến hết vòng đời (vòng đời chim yến là 12 năm); vì vậy, chim yến sẽ không sinh con và làm tổ nữa.
Cùng với đó, nếu chim bố, mẹ bị bắt mất thì chim non trong tổ không được nuôi cũng sẽ chết theo. Vì vậy, trên thực tế, khi một con chim yến bị bắt thì giá trị bị mất theo là rất nhiều.
Nạn giăng bẫy bắt chim yến đã trực tiếp làm suy giảm đáng kể số lượng đàn yến. Qua theo dõi và báo cáo từ các chủ nhà yến thì sản lượng tổ yến và bầy đàn yến đến ở trong nhà nuôi hiện nay đã giảm khoảng 40% so với 5 năm trước.
Cụ thể, trước đây 1 nhà yến có diện tích 200m2 sẽ có khoảng 20.000 con (đầy nhà) nhưng nay, mật độ yến làm tổ trong nhà nuôi giảm gần nửa, tương đương đàn yến chỉ còn khoảng 10.000-12.000 con; kéo theo đó là giá trị kinh tế cũng giảm 40%.
Còn về lâu dài, nếu khu vực đi ăn không còn an toàn, chim yến có khả năng sẽ di cư tìm vùng đất mới, khi đó thiệt hại sẽ còn cao hơn. Hậu quả lớn hơn nữa là khi chim bị bẫy bắt nhiều, tức thiên địch của sâu bệnh giảm sút thì côn trùng gây hại sẽ tăng nhanh hơn bình thường, mùa màng cũng bị ảnh hưởng.
* Hội Yến sào Phú Yên đã có những biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng này?
- Cuối năm 2019, Hội Yến sào Phú Yên chính thức thành lập Ban Bảo vệ chim yến tỉnh với 5 thành viên. Hội có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, trực tiếp kiểm tra, ngăn chặn và tháo gỡ các bẫy bắt chim; tuyên truyền, vận động đừng bắt chim yến.
Tính đến nay, hội đã trực tiếp tham gia vận động, ngăn chặn và tháo gỡ hơn 30 trường hợp bẫy bắt chim, trong đó có chim yến. Ngoài ra, hội còn mua và phóng sinh nhiều chim yến bị bắt bán tại các chợ khi phát hiện. Trong quá trình làm việc, chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp không phối hợp, chống đối.
Ở cấp độ hội thì chúng tôi chủ yếu đi tháo gỡ các bẫy giăng khi phát hiện, nhưng sau đó người bắt chim vẫn tiếp tục giăng bắt ở những vị trí, khu vực khác nên không mang tính triệt để, hiệu quả mang lại chưa cao.
* Xin cảm ơn ông!
Huyện miền núi Phú Yên đối phó với hạn
Trước tình trạng khô hạn kéo dài, chính quyền địa phương và người dân các huyện miền núi (Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa) của tỉnh Phú Yên đã chủ động nhiều giải pháp để chống hạn cho cây trồng.
Đặc biệt, với sự tham gia của doanh nghiệp đã phần nào giảm bớt khó khăn cho người nông dân.
Gia đình ông Đặng Văn Tri, ở xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh có 1,8 ha đất trồng mía dọc Quốc lộ 29. Do cây mía lưu gốc nhiều năm đã cỗi, năng suất thấp nên niên vụ này ông Tri quyết định đào bỏ gốc trồng mới.
Nông dân huyện miền núi Sông Hinh sử dụng máy móc làm đất trồng mía niên vụ mới.
Những năm trước, thời tiết thuận lợi chỉ cần một vài cơn mưa, độ ẩm trong đất đủ mía giống sẽ tự nảy mầm phát triển nhanh không cần phải tưới. Thế nhưng, năm nay nắng hạn kéo dài, đã nhiều tháng không có mưa, ruộng mía mới trồng của gia đình ông cũng đã nảy chồi, lá non, nhưng chậm phát triển, nhiều diện tích đang bị vàng lá, khô héo dần.
Xót xa trước những thân mía non đang quay quắt, chết khô dần do nắng hạn, những ngày này ông Tri đã thuê nhân công dùng xe tải và xe công nông xin nước từ các ao hồ của người dân trong xã, chở đến tận ruộng cứu cây mía.
Ông Tri chia sẻ: "Xe tải không phải là xe chuyên dụng để chở nước nên tôi sử dụng bạt lót thùng xe chở nước đến Quốc lộ 29, sau đó dùng ống dẫn nối từ thùng xe tưới cho ruộng mía. Với sáng kiến này, ruộng mía 1,8 ha của gia đình chỉ phải chi phí hơn 30 triệu đồng để vận chuyển nước thuê công tưới. Cây mía được tưới nước sẽ phát triển tốt, thu hoạch năm đầu tiên sẽ bù được chi phí đầu tư, các năm tiếp theo sẽ có lãi. Còn nếu cứ bỏ hoang ruộng do khô hạn gia đình sẽ thiệt hại nhiều hơn vì không có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống trong những năm tới".
Tại huyện miền núi Sơn Hòa, địa phương có khoảng 13.000 ha đất trồng mía. Những năm trước, vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 mía đã thu hoạch xong bán cho các nhà máy, nông dân tiến hành làm đất để trồng vụ mới, thế nhưng vụ này hàng nghìn ha đất trồng mía tại các xã trong huyện vẫn chưa được xuống giống và bỏ hoang.
Để hỗ trợ nông dân, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, doanh nghiệp có hợp đồng tiêu thụ cây mía ở huyện Sơn Hòa đã có nhiều biện pháp đồng hành hỗ trợ cho người nông dân. Vụ mía năm nay, ngoài các chính sách hỗ trợ về phân bón, KCP còn đầu tư vốn để người dân chủ động nguồn nước tưới cứu mía.
Anh Nguyễn Văn Luân, xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa cho biết, gia đình có 4 ha mía đã xuống giống gần hai tháng, diện tích này gia đình đã ký hợp đồng bán sản phẩm cho Công ty KCB.
Ngay từ đầu vụ, gia đình được công ty hỗ trợ vốn không tính lãi đầu tư hệ thống giếng khoan, ống bơm, bét tưới tại vườn mía. Chỉ với kinh phí 30 triệu đồng đầu tư giếng khoan do công ty hỗ trợ, gia đình anh Luân đã chủ động được nước tưới cho cây mía không chỉ vụ này mà còn những vụ tiếp theo. Cây mía có nước tưới nên phát triển xanh tốt hơn so với những năm trước.
Ông K. Subbaiah, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam cho biết, đơn vị hợp đồng bao tiêu 6.000 ha mía tại huyện Sơn Hòa, do nắng hạn nên đến nay người dân trong huyện mới chỉ xuống giống được hơn 2.000 ha. Bên cạnh việc đầu tư nguồn vốn để nông dân cải tạo ao, hồ, khoan giếng tìm kiếm nguồn nước tưới mía, chống hạn, công ty còn triển khai nhiều chính sách khuyến khích người trồng mía như: sẽ thưởng thêm 50.000 đồng/tấn mía đối với những diện tích mía có năng suất đạt 70 tấn/ha, không tính lãi suất đầu tư phân, giống và tiền mặt nằm trong chính sách đầu tư của công ty.
Theo ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sơn Hòa, niên vụ mía năm 2019-2020 do nắng hạn khiến trên 50% diện tích mía tại huyện năng suất thấp, sản lượng chỉ đạt từ 30-50 tấn/ha, giảm gần một nửa năng suất so với các vụ mía trước đó. Chi phí cao, nhân công thu hoạch mía khó, giá mía thấp, nhiều người trồng mía hòa vốn, có hộ bị thua lỗ. Mặc dù địa phương có diện tích mía lớn 13.000 ha nhưng chỉ 10% diện tích mía có nước tưới thường xuyên, phần lớn chờ nguồn nước mưa. Trong điều kiện khô hạn kéo dài, có sự hỗ trợ kịp thời của các doanh nghiệp giúp giảm bớt gánh nặng cho người dân trên địa bàn.
Cũng như cây mía, hàng trăm ha cây trồng như sắn, cà phê, cao su ở các huyện miền núi Phú Yên cũng đang thiếu nước tưới nghiêm trọng do nắng hạn. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Đào Lý Nhĩ cho biết, vụ Hè Thu năm 2020 này, tình trạng khô hạn, thiếu nước tại tỉnh đã được nhận định tương đương hoặc cao hơn mùa khô năm 2019 (khoảng 10%). Do đó, dự báo toàn tỉnh có khoảng 11.000 ha, 35.000 ha cây (mía sắn, ngô, rau đậu) các loại bị ảnh hưởng và thiếu nước tưới.
Nông dân huyện miền núi Sông Hinh tưới nước cứu ruộng mía trước điều kiện thời tiết nắng hạn gay gắt.
Tỉnh đã mở nước từ hệ thống Đập thủy nông Đồng Cam, để các địa phương có nguồn nước sản xuất lúa vụ Hè Thu. Đối với diện tích cây trồng như mía, sắn ở các huyện miền núi nơi gặp khó khăn về nguồn nước phải nhờ nguồn nước trời. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo Phòng nông nghiệp các địa phương triển khai các phương án phòng chống hạn, đồng thời khuyến cáo người dân tăng cường đầu tư, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất, tưới tiết kiệm nước, sử dụng giống mới có khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn, thích nghi với biến đổi của khí hậu.
Doanh nghiệp san đồi trái phép, chính quyền Tuy Hòa tránh trách nhiệm Trong một thời gian dài, quả đồi đất cao có diện tích hàng nghìn m2 tại thôn Xuân Dục, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đã bị san ủi để lập bãi đậu xe tải, xây dựng nhà kiên cố. Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN) Ngày 21/8, đại diện chính quyền thành phố Tuy Hòa đã lỡ...