Phú Yên chủ động di dời hàng nghìn nhân khẩu trong bão số 5
Trước những diễn biến phức tạp về thời tiết do bão số 5 gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã yêu cầu các địa phương vùng xung yếu chủ động di dời hàng nghìn hộ dân. Đặc biệt là các hộ đang nuôi trồng thủy sản trên lồng bè ở vùng đầm, vịnh.
Hơn 200 người dân ở xã An Cư đã được di chuyển đến nơi an toàn. Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN
Xã An Cư, huyện Tuy An đã có 65 hộ với 215 nhân khẩu đã được di dời đến các khu vực an toàn như: trường học, trạm y tế, trụ sở nhà văn hóa, nhà thờ… Ông Cao Thế Nhân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Cư cho biết: Các hộ dân khi bố trí đến nơi an toàn sẽ được hỗ trợ về nước uống, thức ăn.
Đây mới là con số di dời ban đầu còn nếu có thêm những điểm xung yếu sẽ tiếp tục thực hiện việc di dân, ưu tiên số 1 là những người già, phụ nữ và trẻ em. Ngoài xã An Cư, các xã khác của huyện Tuy An là: Chí Thạnh, An Chấn, An Nghiệp, An Mỹ, An Ninh Đông và An Ninh Tây đã thực hiện di dời dân với tổng số 298 hộ với 939 nhân khẩu.
Tại thị xã Sông Cầu, theo ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị xã, đến 17 giờ ngày 30/10, các lực lượng Công an, Bộ đội, Biên phòng, thanh niên xung kích các xã, phường đã thực hiện sơ tán 837 hộ/2.924 khẩu tại các khu vực có nguy cơ bị triều cường, vùng ven biển, ven sông, suối, trũng thấp, có nguy cơ sạt lở thuộc các xã, phường (Xuân Yên, Xuân Thành, Xuân Phú, Xuân Đài, Xuân Thọ, Xuân Lâm, Xuân Phương, Xuân Bình, Xuân Thịnh) đến các nơi tránh trú bão an toàn.
Đồng thời, toàn bộ lao động trên 1.861 bè nổi nuôi thủy sản đã hoàn thành việc gia cố lồng bè, di dời vào bờ an toàn, không có trường hợp nào ở lại trên biển. Đặc biệt, các lực lượng của thị xã sông Cầu đã hỗ trợ 10 lao động (người Đài Loan, Trung Quốc) nuôi thủy sản trên Vịnh Xuân Đài di dời vào tránh trú bão an toàn tại khu vực Vũng Sứ, thôn Dân Phú 1, xã Xuân Phương; 18 tàu thuyền và 89 lao động của địa phương đang hoạt động trên các ngư trường Quảng Ngãi đến Bình Thuận đã tìm được nơi tránh trú bão an toàn.
Lãnh đạo xã An Cư trao thực phẩm hỗ trợ người dân khi đi tránh bão. Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN
Video đang HOT
Tại khu vực huyện Phú Hòa, hạ lưu của sông Ba, ông Lê Ngọc Tính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho biết: Phương án di dân đã sẵn sàng nếu nước lên nhanh kết hợp với xả lũ. Tuy nhiên, hiện nay, các hồ thủy điện đang có mực nước thấp, chính quyền địa phương chỉ mới di dời 15 người ở xóm Búng xã Hòa Hội và xóm Bến ở xã Hòa Định Tây. Thời gian di dời các hộ dân này đã hoàn thành trước 16 giờ.
Trong công tác di dân để tránh bão số 5, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương có người nuôi trồng thủy sản cần đặc biệt lưu ý, cương quyết vận động thậm chí phải cưỡng chế người dân không cho ở lại trên khu vực nuôi trồng.
Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên cho biết: Các địa phương ở vùng xung yếu như huyện Phú Hòa, Đồng Xuân, Tuy An đã lên phương án sẵn sàng cho việc di dân khi cần thiết. Kịch bản về di dân để phòng chống thiên tai được các hộ dân xây dựng và bổ sung hàng năm nên không bị động.
Vấn đề quan tâm hiện nay là những người đang trên các bè nuôi trồng thủy sản. Đến trước 18 giờ ngày 30/10, các lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra, vận động và cần thiết cưỡng chế những người cố tình ở lại trên bè.
Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có mưa rất lớn. Dự kiến bão số 5 sẽ vào đất liền khu vực tỉnh Phú Yên trong tối 30/10, rạng sáng 31/10. Ngoài những nỗ lực của chính quyền địa phương, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác để tránh thiệt hại về người và tài sản.
Theo Xuân Triệu – Phạm Cường (TTXVN)
Phú Yên ưu tiên nguồn nước sinh hoạt cho dân
Hạn hán kéo dài ở Phú Yên làm hàng nghìn héc ta lúa, cây trồng khô cháy, hơn 10.200 hộ dân ở tỉnh này thiếu nước sinh hoạt.
Mấy ngày nay, tại tỉnh Phú Yên nhiều nơi vẫn thiếu nước sinh hoạt. Mới sáng sớm, dọc đường từ trung tâm huyện Tuy An về các xã An Ninh Đông, An Ninh Tây, An Lĩnh, An Cư..., người dân dùng xô, thùng mua nước chở về dùng.
Xe bồn của Bộ Chỉ huy Quận sự tỉnh Phú Yên cấp nước miễn phí cho dân.
Bà Nguyễn Thị Thương ở xã An Cư than thở, chưa năm nào hạn như năm nay. Nhà làm mấy sào ruộng đã khô cháy từ mấy tháng trước. Trâu bò thiếu thức ăn gầy gò ốm yếu. Hầu hết các giếng đào, giếng khoan ở trong thôn đã cạn nguồn nước.
"Nắng mà không mưa được là khô, ở trong kia khô hạn từ lâu rồi. Có nhà giếng còn vài tấc nước nhưng múc thường xuyên cũng cạn. Nhà mình cũng phải đi mua nước", bà Thương nói.
Người dân sử dụng thùng lớn trữ nước để dùng.
Tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh Phú Yên hơn 8 tháng qua thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm từ 50mm - 280mm. Phần lớn các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh mực nước đã thấp hơn thiết kế. Các hồ, đập nhỏ đã khô cạn, không còn nước tưới. Hơn 5.000 héc ta lúa hè thu thiếu nước, trong đó 1.300 hécta lúa chết khô, mất trắng; hơn 2.400 héc ta rừng bị khô chết. Chưa năm nào tỉnh Phú Yên xảy cháy nhiều vụ cháy rừng qui mô lớn như năm nay với 67 vụ cháy, thiêu rụ hơn 1.100 héc ta rừng; có ngày xảy ra 3 vụ cháy rừng.
Khó khăn nhất hiện nay là hơn 10.200 hộ dân thiếu nước sinh hoạt từ nhiều tháng qua, có nơi người dân phải bỏ tiền mua nước sinh hoạt đắt gấp 10 lần so với nước máy.
Xe của quân đội huy động chở nước sinh hoạt cho dân vùng bị hạn.
Ông Hồ Hữu Như, Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tỉnh Phú Yên cho biết, 5 năm liên tiếp tỉnh Phú Yên bị hạn nặng, nguồn nước ngầm suy giảm nghiêm trọng. Hầu hết các công trình nước tự chảy, sinh hoạt tập trung hoặc các giếng đào, giếng khoan đều không còn tác dụng. Nhiều nơi, ở miền núi, giếng đào sâu hàng chục mét vẫn không có nước. Vì vậy, việc đầu tư các công trình cấp nước tự chảy hay đào giếng như trước đây không còn phù hợp với thực tế.
Theo ông Hồ Hữu Như, để giải quyết nguồn nước sinh hoạt căn cơ phải thay đổi cách đầu tư.
Nhiều giếng đào ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cạn trơ đáy.
"Về lâu dài phải đầu tư được 8 công trình cấp nước này. Nó nằm ở những vùng điều kiện khó khăn cần phải dùng ngân sách, đầu tư hỗ trợ. Chủ yếu tập trung lấy nước hồ chứa, sông lớn, nguồn nước khai thác ổn định", ông Như nói.
Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, diện tích lúa của tỉnh rất lớn. Canh tác một héc ta lúa, mỗi năm phải tiêu tốn hơn 10.000 m3 nước. Trong khi đó, nước tưới các cây trồng khác như mía, rau màu chỉ bằng một nửa. Tỉnh đang qui hoạch lại vùng sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa màu, cây trồng cạn sử dụng ít nước tưới, thay đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình tưới tiết kiệm nước.
Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, tỉnh đã yêu cầu các Công ty Thuỷ nông Đồng Cam, Thuỷ điện Sông Hinh tập trung tưới đối với diện tích còn khả năng cứu, ưu tiên cấp nước sinh hoạt cho người dân.
"Chúng tôi phải huy động xe cứu hoả, xe lực lượng vũ trang và Công ty Môi trường Đô thị cùng với các địa phương để chở nước sinh hoạt cho dân. Chúng tôi xuất ngân sách dự phòng của tỉnh để chở nước cấp cho dân. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp đầu tư tạo ra hệ thống nước nhỏ phục vụ cho bà con nhân dân", ông Thế cho hay./.
Theo Đình Thiệu/VOV - Miền Trung
Kiên Giang: Nuôi đủ thứ cá đặc sản to bự dưới biển, dân khá giàu Mấy năm gần đây ngư dân, ở các huyện đảo như Phú Quốc, Kiên Lương và Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang khá giả lên, đa số bà con đều sống bằng nghề nuôi cá bớp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh đã có gần 3.000 lồng bè nuôi cá các loại trên biển thu hoạch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Nam công nhân nghi bị rượt đuổi, tông đuôi xe đầu kéo tử vong ở Bình Dương

Hối thúc đưa máy bay B727 bị "bỏ rơi" tại Nội Bài về Cam Ranh

40 mỏ vàng vừa được phát hiện ở Tây Bắc ước tính trị giá bao nhiêu?

Xuất hiện clip chọi trâu nghi ở Nghệ An, chính quyền phủ nhận

Vụ 40 học sinh ở TP Thủ Đức nghi ngộ độc: 2 trường tự gửi mẫu kiểm nghiệm

Người đàn ông rơi từ cầu dẫn vào khu mua sắm chợ Đà Lạt xuống đất

6 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Sài Gòn sau cơn mưa dông

Người đàn ông dùng gậy sắt truy sát cả nhà, 3 người thương vong

Tấm bia cổ trấn yểm tại chùa Cầu, Hội An bị phá hoại

Công an xác minh sự kiện quảng bá nem chua mời tiktoker Thông Soái Ca, Dương XL

Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Có thể bạn quan tâm

Lukaku chinh phục Napoli
Sao thể thao
23:45:10 01/04/2025
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian
Hậu trường phim
23:34:49 01/04/2025
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"
Phong cách sao
23:32:17 01/04/2025
Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á
Sao châu á
23:28:16 01/04/2025
Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc
Sao việt
23:22:16 01/04/2025
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
22:59:02 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025
Chị bán nước đầu hẻm khen đứa con nuôi và chồng tôi khá giống nhau, tôi liền đưa ra tờ xét nghiệm ADN khiến chị ấy cứng họng
Góc tâm tình
22:19:00 01/04/2025
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
22:01:54 01/04/2025
Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine
Thế giới
22:00:09 01/04/2025