Phú Yên cho học sinh quay lại trường từ tuần tới theo từng cấp độ

Theo dõi VGT trên

Đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên cho biết học sinh sẽ quay lại trường từ 1/11 nhưng theo từng khối và từng cấp độ.

Theo ông Trần Khắc Lễ – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên thì kế hoạch “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ trong ngành Giáo dục được áp dụng trên toàn tỉnh từ ngày 1/11/2021.

Mục đích của kế hoạch này là xác định phương thức tổ chức dạy học, biện pháp quản lý, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo triển khai hoạt động dạy học phù hợp với diễn biến của dịch COVID-19.

Phú Yên cho học sinh quay lại trường từ tuần tới theo từng cấp độ - Hình 1

Nhà trường chuẩn bị cơ sở vật chất đón học sinh quay lại trường – Ảnh: Đại Minh

Cùng với đó là chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh COVID-19 thông qua kịch bản ứng phó nhằm tránh bị động, lúng túng trong tổ chức dạy học.

Theo đó, địa phương được đánh giá cấp độ dịch ở cấp độ 1, 2 trong tuần đầu tiên (tính từ khi bắt đầu tổ chức dạy học trực tiếp) thì chỉ dạy học trực tiếp đối với các khối lớp 5, 6 và 10; các khối lớp còn lại tiếp tục học trực tuyến, truyền hình, linh hoạt.

Tuần thứ 2 sẽ dạy học trực tiếp khối lớp 4, 5, 6, 9, 10, 12; các khối lớp còn lại tiếp tục học trực tuyến, truyền hình và linh hoạt.

Tuần thứ 3 trở đi có thể dạy học trực tiếp tất cả các cấp học.

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên lưu ý thời gian đầu học sinh trở lại học tập trực tiếp, nhà trường cần tập trung tổ chức ôn tập, bổ sung kiến thức và thực hiện các bài kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo kế hoạch chuyên môn theo từng cấp học.

Video đang HOT

Còn các địa phương được đánh giá cấp độ dịch ở cấp độ 3, 4 thì tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt như trẻ không đến trường học tập, phối hợp với cha mẹ chăm sóc trẻ tại nhà qua zalo, video, truyền hình…

Cụ thể, bậc tiểu học tổ chức dạy học trực tiếp ở khối 1, khối 2 từ 2-3 buổi/tuần; thời gian còn lại tổ chức dạy học trực tuyến, truyền hình, linh hoạt. Các khối lớp còn lại tổ chức dạy học trực tuyến, truyền hình, linh hoạt.

Bậc THCS và THPT thì tổ chức dạy học trực tiếp ở khối lớp 6, 9 từ 2-3 buổi/tuần; thời gian còn lại tổ chức dạy học trực tuyến, truyền hình, linh hoạt.

Tổ chức dạy học trực tiếp ở khối lớp 12 từ 2-3 buổi/tuần; thời gian còn lại tổ chức dạy học trực tuyến, truyền hình, linh hoạt. Các khối lớp còn lại tổ chức dạy học trực tuyến, truyền hình, linh hoạt.

Mở cửa trường học: Dục tốc... khó an toàn

H.Cần Giờ, TPHCM đang lên kế hoạch cho học sinh xã đảo Thạnh An quay lại trường học trong tháng 10. Trong khi đó, nhiều địa phương khác đang hoãn, lùi thời gian mở cửa trường học trở lại do xuất hiện các ca nhiễm cộng đồng.

Vấn đề mở cửa trường học cần gắn liền với nhiệm vụ tối thượng là đảm bảo an toàn cho cả người học lẫn người dạy.

Tính toán phương án an toàn cho từng giai đoạn

UBND H.Cần Giờ vừa đưa ra phương án thí điểm mở cửa trường học, đón học sinh đi học trực tiếp trở lại tại Trường tiểu học Thạnh An và Trường THCS - THPT Thạnh An. Trong đó, ở giai đoạn 1, học sinh các khối lớp 1, 2, 6, 9, 12 đi học trở lại từ ngày 20 - 31/10. Nếu việc tổ chức thuận lợi, đảm bảo an toàn thì huyện sẽ đề xuất cho phép mở rộng các khối lớp còn lại. Ngày 13/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) đã có buổi khảo sát, làm việc với H.Cần Giờ về vấn đề này.

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, góp ý việc mở cửa trường học khi học sinh chưa tiêm vắc xin cần làm theo từng giai đoạn. Giai đoạn 1 áp dụng cho một vài khối lớp.

Sau 10 ngày thí điểm, nếu ổn định đề xuất mở rộng quy mô toàn trường. Giáo viên, học sinh vẫn cần đeo khẩu trang trong thời gian ở trường, ngay cả trong lớp học. Giai đoạn 2, khi học sinh toàn trường đi học trực tiếp, lưu ý bố trí lệch giờ vào và tan học nhưng không nên quá xa nhau, tránh để học sinh ra về quá muộn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi học sinh ra chơi, nhà trường nên hướng dẫn vận động theo khu vực. Trước khi học sinh đi học, cần sinh hoạt với phụ huynh để có sự phối hợp cùng đảm bảo an toàn cho học sinh...

Mở cửa trường học: Dục tốc... khó an toàn - Hình 1

Học sinh ở nhiều địa phương vẫn đang học online vì chưa được tiêm ngừa vắc xin - Ảnh: Phúc Trần

Với phương án này, phía HCDC tư vấn, ở giai đoạn đầu, hằng tuần các trường phải thực hiện test nhanh tầm soát COVID-19 cho khoảng 20% giáo viên, nhân viên có nguy cơ cao, với học sinh chỉ thực hiện xét nghiệm khi có yếu tố dịch tễ hoặc liên quan đến ca nhiễm.

Theo Sở GD-ĐT, hai trường trên đã tiến hành khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh về việc cho con em đi học lại. Kết quả, hơn 90% phụ huynh đồng ý, số chưa đồng thuận dự kiến sẽ tiếp tục học trên internet. Ngoài ra, sở dự kiến đầu tháng 1/2022, học sinh TPHCM quay lại trường học trực tiếp, tuy nhiên đây cũng chỉ là kế hoạch, còn tùy thuộc vào tình hình diễn biến dịch bệnh trong thời gian tới.

Ngày 14/10, nhiều hoạt động tại Hà Nội được mở cửa trở lại, song trường học vẫn tiếp tục "án binh". Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay việc đến trường của học sinh ở thời điểm này vẫn còn nhiều khó khăn. Đó là chưa có vắc xin cho học sinh dưới 18 tuổi.

Việc mở cửa trường học khi học sinh chưa được tiêm phòng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã xây dựng phương án để học sinh quay lại trường. Khả thi nhất là cho học sinh đầu cấp và cuối cấp đến trường trước, sau đó mở rộng dần cho các khối lớp còn lại. Kể cả phương án này cũng chỉ triển khai tại các khu vực an toàn, vùng xanh...

Nhiều địa phương lùi lịch học trực tiếp

Nhiều phụ huynh tại TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) khi được ngành giáo dục khảo sát ý kiến đã mong muốn cho con em tiếp tục học trực tuyến, do lo lắng khi tình hình dịch bệnh còn phức tạp.

Ngày 13/10, UBND tỉnh Khánh Hòa làm việc với các sở, ngành và quyết định học sinh TP.Nha Trang tiếp tục tạm dừng đến trường, học sinh các cấp THCS, THPT tiếp tục học trực tuyến. Các trường học tại huyện: Vạn Ninh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và TP.Cam Ranh sẽ tổ chức học trực tiếp từ ngày 18/10. Khuyến khích các huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thị xã Ninh Hòa cho học sinh học trực tiếp hoặc bố trí song song nhưng phải tùy thuộc vào diễn biến dịch của từng xã, phường, thôn, tổ...

Hay như H.Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) cũng phải tạm dừng cho học sinh đến trường học trực tiếp từ ngày 12/10 vì phát hiện có hai ca F0 là học sinh tiểu học và THCS. Tỉnh Hà Nam là một trong 25 địa phương cho học sinh đi học trực tiếp từ đầu năm học. Tuy nhiên, từ cuối tháng Chín đến nay đã buộc phải chuyển toàn bộ học sinh sang học trực tuyến vì phát hiện hàng chục F0 là học sinh, giáo viên.

Khi H.Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) ghi nhận thêm 19 ca dương tính COVID-19 hôm 13/10, thì trong đó có 17 học sinh và một giáo viên của Trường phổ thông dân tộc bán trú và THCS Phước Chánh. Tính đến thời điểm này, trường đã có 22 học sinh dương tính với COVID-19, và trở thành khu cách ly tập trung. Hiện có khoảng 330 học sinh và 25 cán bộ, giáo viên đang được cách ly tại trường để theo dõi.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến đầu tháng 10, cả nước có 23 tỉnh, thành tổ chức dạy học trực tiếp; chín địa phương kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến, qua truyền hình; 31 tỉnh, thành chỉ tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. So với thời điểm đầu năm học, có thêm hai địa phương tạm dừng đến trường.

Học sinh được tiêm vắc xin mới an tâm

Chị Đoàn Ngọc có hai con đang học lớp 2 và lớp 3 tại Q.8 băn khoăn: "Học sinh tại TPHCM gần như phải học cả ngày ở trường, không gian tương đối kín như vậy sẽ rất dễ lây nhiễm. Nếu học sinh chưa được tiêm vắc xin thì không thể an tâm để con tới trường. Nhất là đến nay, mới chỉ nghe sẽ tiêm vắc xin cho học sinh bậc THCS và THPT, còn tiểu học thì chưa nghe. Không biết các con có được tiêm và đi học vào đầu học kỳ II như các anh chị?".

Cũng như chị Ngọc, chị Lan Phương, phụ huynh lớp 4 tại Q.5, cho biết sẽ không dám cho con đến trường khi chưa an tâm, cụ thể ở đây là việc tiêm ngừa vắc xin. "Có lẽ nhiều gia đình sẽ gặp khó như tôi là cha mẹ đi làm nhưng con chưa đến trường. Chỉ cần con được đến trường sẽ giải quyết được vấn đề nan giải này nhưng cho đi thì không an tâm. Vì vậy, dù khó đến đâu vẫn đặt an toàn của con và gia đình lên trên hết", chị Phương chia sẻ.

Còn thạc sĩ Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10), cũng mong muốn học sinh được tiêm vắc xin trước khi mở cửa trường. Bởi khi thăm dò ý kiến phụ huynh thì phần lớn đều bày tỏ lo lắng về sự an toàn của con.

Chia sẻ xung quanh các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh đến trường tại cuộc họp do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hôm 12/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay, Bộ Y tế đã lựa chọn được loại vắc xin phù hợp và đang chuẩn bị đủ nguồn vắc xin để sẵn sàng tiêm cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi. Theo rà soát của Bộ Y tế, cả nước hiện có khoảng 8,1 triệu trẻ em ở độ tuổi này, với số lượng vắc xin cần để tiêm 2 mũi là khoảng 16 triệu liều. Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV sẽ tiêm đủ 2 mũi cho trên 95% trẻ em thuộc đối tượng này.

Nếu như mục tiêu của Bộ Y tế đạt được như mong muốn thì nhiều khả năng đầu học kỳ II, học sinh bậc THCS, THPT có thể đến trường. Tuy nhiên, trẻ mầm non và tiểu học - độ tuổi chưa thể tự ở nhà học một mình - vẫn còn là bài toán khó.

Đề nghị xem xét mở cửa trường học ngoại thành Hà Nội

Tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội với lãnh đạo TP.Hà Nội ngày 14/10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị địa phương xem xét để học sinh ngoại thành trở lại trường. Theo bộ trưởng, TP.Hà Nội cần tính đến chiến dịch giáo dục và kế hoạch điều tiết đời sống cho người dân để thích ứng với tình hình mới, nghiên cứu phương án để cho học sinh trở lại trường khi dịch bệnh được kiểm soát. Nhiều huyện ngoại thành đang là vùng xanh, không có ca lây nhiễm trong nhiều ngày, có thể tính toán để cho học sinh khu vực ngoại thành được trở lại trường...

Cùng ngày, Trường đại học Kinh tế Quốc dân là trường đại học đầu tiên tại Hà Nội lên phương án đón sinh viên học tập trung. Trường sẵn sàng triển khai nhiều phương án để đảm bảo an toàn nhất cho sinh viên. Những cán bộ, giảng viên và sinh viên ở Hà Nội đã tiêm vắc xin. Những sinh viên ở các tỉnh, thành chưa tiêm sẽ được trường tổ chức đăng ký tiêm ngay sau khi đi học tập trung trở lại. Trường chuẩn bị trước để ngay khi Hà Nội và Bộ GD-ĐT cho phép sinh viên từ các địa phương trở về thành phố học tập trung là có thể đón sinh viên ngay mà không mất thêm thời gian. Trường đã dành 8 tỷ đồng để mua khoảng 40.000 liều vắc xin tiêm cho 20.000 giảng viên, sinh viên, nhân viên.

Thanh Thanh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Khống chế 8 đối tượng dùng bơm xăng, hung khí tấn công lực lượng chức năng
12:01:45 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024

Tin mới nhất

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'

13:05:21 16/11/2024
Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng xác nhận có vụ việc gây mất trật tự và đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

Hủy ý tưởng xây tuyến đường sắt ở núi Phú Sĩ

Thế giới

17:44:24 18/11/2024
Trước đó, chính quyền tỉnh Yamanashi đã xem xét khả năng xây dựng tuyến đường sắt nhẹ, phục vụ khách du lịch di chuyển đến trạm số 5 nói trên - nơi mà nhiều người lựa chọn để bắt đầu hành trình leo núi Phú Sĩ.

Hummels xem xét giải nghệ

Sao thể thao

17:35:23 18/11/2024
Sky Sports đưa tin Hummels nghiêm túc với ý định giải nghệ. Trước mắt, cầu thủ người Đức sẽ có cuộc thảo luận về tương lai với tân HLV Claudio Ranieri.

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết "được ưu ái" gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Sao việt

17:21:45 18/11/2024
Kỳ Duyên dừng chân ở top 30 Miss Universe 2024, hành trình này vẫn tiếp tục được cư dân mạng quan tâm bàn tán.

Thách thức khi thực hiện những chính sách mới nhằm tăng tỷ lệ sinh ở Trung Quốc

Uncat

17:21:35 18/11/2024
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho hay tỷ lệ sinh mới đã giảm gần một nửa - từ khoảng 17 triệu ca sinh vào năm 2014 xuống chỉ còn 9 triệu ca sinh vào năm 2023.

Tiết lộ đoạn ghi âm khiến sao nam đình đám bị con nghiện tống tiền 15 tỷ đồng

Sao châu á

17:18:18 18/11/2024
Nội dung của đoạn ghi âm là gì và vì sao nam ca sĩ này chấp nhận bị tống tiền suốt 4 năm đang là thắc mắc của nhiều cư dân mạng.

Hwayoung "dí" T-ara tới cùng: "Bóc" thêm tình tiết bắt nạt, đợi lời xin lỗi mà chẳng thấy

Sao âu mỹ

17:14:59 18/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, scandal bắt nạt nội bộ T-ara đã bị khơi lại bởi CEO Kim Kwang Soo. Lần này, Hwayoung phản đòn và tố T-ara bạo hành, lăng mạ cô.

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ

Netizen

16:40:38 18/11/2024
Với những đám cưới có quy mô khủng, từ danh tính cô dâu chú rể đến mâm cỗ đãi khách, xe rước dâu đến không gian tiệc cưới đều khiến dân tình phải trầm trồ.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý 4 món ngon cho bữa tối

Ẩm thực

16:21:53 18/11/2024
Gợi ý 4 món ngon cho thực đơn bữa tối. Mỗi món ăn có hương vị hấp dẫn riêng chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Phim Hàn hay chấn động kết thúc với rating chạm nóc: Nữ chính diễn đỉnh hiếm có đi vào lịch sử nhà đài

Phim châu á

16:14:54 18/11/2024
Jeong Nyeon dù không được khán giả Việt quan tâm quá nhiều nhưng thực tế tại quê nhà Hàn Quốc, nó lại tạo nên một cơn sốt lớn.

Viên ngọc càng mài càng thô của Rap Việt tung ca khúc mới bị chê cười: Đỉnh cao của viết lời sáo rỗng!

Nhạc việt

15:54:22 18/11/2024
Mới đây, Anh Phan, hiện tượng trẻ trong giới Hip-hop Việt, đã bất ngờ thả xích track Gang và ngay lập tức nhận về sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng

Chị Đẹp giảm sức hút, Công 1 lên sóng không bùng nổ: Quá nhiều vấn đề về âm nhạc, sân khấu lẫn quay dựng!

Tv show

15:51:40 18/11/2024
Công diễn 1 của Chị Đẹp Đạp Gió mang đến 8 tiết mục được phối mới phần âm nhạc, sân khấu dàn dựng theo concept riêng. Nhưng, so với mùa 1, Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đuối từ âm nhạc cho tới hình ảnh.