Phú Yên chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng khai thác vàng trái phép ở huyện Sông Hinh
Liên quan đến thông tin “Đào vàng, một người bị đá đè chết ở Phú Yên” do Báo Pháp Luật Việt Nam đăng tải ngày 12/5, các ngành chức năng của tỉnh Phú Yên đã vào cuộc kiểm tra, xác định có tình trạng khai thác vàng trái phép tại xã Ea Bia, huyện Sông Hinh.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo số 331/BC-STNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên cho biết, người chết là ông Lý Thành Hoan (38 tuổi, thôn Đồng Phú, xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh). Sau khi có thông tin về vụ tai nạn theo phản ánh của Báo PLVN, ngày 13/5/2020 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Hinh phối hợp với UBND xã Ea Bia tổ chức kiểm tra thực tế hiện trường khu vực xảy ra tai nạn.
Sở Tài nguyên và Môi trường xác định, vị trí ông Hoan đào vàng thuộc khu vực lòng sông Hinh, buôn Ma Sung, xã Ea Bia, cách khu dân cư buôn Ma Sung khoảng 2 km, cách Quốc lộ 29 khoảng 6 km về phía Nam.
Video đang HOT
Vị trí xảy ra tai nạn có địa hình hiểm trở, hiện trạng tại khu vực nêu trên có 1 hố với độ sâu 0,5 m, trên miệng hố có 1 tảng đá với kích thước khoảng 0,3 m3. Ngoài ra, tại hiện trường còn phát hiện 1 máng đãi vàng bằng gỗ, 2 xà ben, 2 xẻng, gầu múc nước bằng nhựa. Sở xác định đây là các dụng cụ để khai thác vàng.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Sông Hinh xử lý dứt điểm tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn.
Trước thực trạng vẫn xảy ra khai thác vàng trái phép ở huyện Sông Hinh, ngày 25/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Nguyễn Chí Hiến cũng đã ký văn bản số 2666/UBND-ĐTXD gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Sông Hinh về kết quả kiểm tra thực tế việc khai thác vàng trái phép tại xã Ea Bia, huyện Sông Hinh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Sông Hinh chỉ đạo UBND xã Ea Bia nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc để xảy ra tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn quản lý mà chưa phát hiện, giám sát kịp thời; tăng cường công tác kiểm tra khoáng sản trên địa bàn, xử lý dứt điểm việc khai thác vàng trái phép trên địa bàn huyện nói chung và lòng hồ Sông Hinh, buôn Ma Sung, xã Ea Bia nói riêng. Trường hợp để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản không phép diễn ra kéo dài, không có biện pháp ngăn chặn triệt để thì Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Nguyễn Chí Hiến giao Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, nếu phát hiện tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh xử lý trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện theo quy định./.
Phú Yên: Hàng chục ngàn hecta cây trồng "khát" nước, nguy cơ mất trắng
Nắng nóng kéo dài suốt nhiều tháng qua khiến hàng ngàn hecta cây trồng tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên "khát" nước, nguy cơ mất trắng.
Thời điểm này, đến xã Ea Chang, huyện Sơn Hòa một màu xám ngắt bao phủ do nhiều loại cây trồng khô cháy. Mí Ve ở xã Ea Chang cho biết, nhà Mí có gần 1 hecta đất nông nghiệp, từ đầu năm đến nay đã xuống giống 1 lần mía, 1 lần mè, nhưng vẫn không có một cây nào mọc lên khỏi mặt đất vì từ cuối năm ngoái đến nay, trên địa bàn xã không có một cơn mưa.
"Tiền giống mất hết, chả còn gì. Đến cỏ cũng chết hết chứ nói gì đến cây trồng. Đồng bào ở đây ai cũng khổ, người nào cũng vậy", chị Mí Ve nói.
Nắng nóng khiến đồng khô cỏ cháy, cây mía mọc không lên khỏi mặt đất
Hàng ngàn hecta cây trồng khác như mía, sắn trên địa bàn huyện Sơn Hòa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhiều hộ dân cho biết, thời tiết nắng nóng, nước ao, hồ trơ đáy nên cho dù đã nỗ lực tìm mọi nguồn nước để cứu cây trồng nhưng vẫn không đủ tưới.
Huyện Sơn Hòa có 22.000 hecta đất nông nghiệp, trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Thế nhưng, đến thời điểm hiện nay chưa tới 10% diện tích đất được xuống giống. Một số diện tích mía trồng được 3 tháng tuổi tiếp tục chết khô.
Dự báo năm nay, nắng nóng có thể xảy ra 7- 9 đợt và có khả năng xuất hiện 3 đến 5 đợt nắng nóng kéo dài. Tình hình thiếu nước, khô hạn là rất lớn. Do đó, công tác tưới vụ hè thu năm nay gặp nhiều khó khăn, nhất là các vùng có công trình thủy lợi nhỏ, ở xa nơi tưới, cuối nguồn nước. Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, sẽ tổ chức các đoàn khảo sát đánh giá về thực trạng nguồn nước để có giải pháp phù hợp.
Nắng nóng, cây giống chờ mưa để xuống giống
"Trên cơ sở tập hợp đánh giá, nhu cầu cấp nước sinh hoạt cũng như trên cơ sở quy hoạch cấp nước vùng, chúng tôi cân đối trước hết là nước sinh hoạt, thứ 2 là nước tưới tiêu để cân đối cây trồng trong dài hạn. Ví dụ như đất lúa, vùng nào giữ bao nhiêu và chuyển bao nhiêu để đảm bảo nước tưới tiêu. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống kênh mương ngầm chuyển sang đường ống để thuận lợi trong duy tu, bảo dưỡng và an toàn", ông Trần Hữu Thế cho biết thêm.
Góp sức cùng người dân xóa đói, giảm nghèo Là đơn vị mới được thành lập, thời gian qua, cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Lữ đoàn 682, Vùng 4 (Quân chủng Hải quân) còn tích cực phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ở tỉnh Phú Yên làm tốt công tác dân vận,góp sức cùng người dân xóa đói, giảm...