Phủ vữa nhựa polime trong bảo trì đường bộ ở Hà Tĩnh: Thân thiện với môi trường, độ bền cao
Phủ vữa nhựa polime (Micro Surfacing) lên mặt đường bê tông trong bảo trì đường bộ ở Hà Tĩnh là công nghệ hiện đại góp phần khôi phục đặc tính bề mặt đường, thân thiện với môi trường và có độ bền cao.
Nhằm từng bước áp dụng các công nghệ, vật liệu mới vào sửa chữa mặt đường trên địa bàn tỉnh, năm 2019, Sở GTVT Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện thi công thử nghiệm sửa chữa kết cấu mặt đường bằng công nghệ lớp phủ vữa nhựa polime (Micro Surfacing) trên một số tuyến đường.
Công nghệ lớp phủ vữa nhựa polime Micro Surfacing được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có 9,5 km đường bê tông xi măng được khôi phục mặt đường bằng công nghệ lớp phủ vữa nhựa polime (Micro Surfacing).
Tuyến đường Phú – Tân – Xuân (xã Thạch Xuân, Thạch Hà) là một trong những tuyến được Sở GTVT Hà Tĩnh triển khai thi công thử nghiệm công nghệ lớp phủ vữa nhựa polime (Micro Surfacing) trên mặt đường bê tông xi măng. Qua thời gian sử dụng, đến nay tuyến đường này đã thể hiện rõ tính ưu việt.
Theo đó, hỗn hợp vật liệu gồm cốt liệu được nghiền hoàn toàn từ đá có chất lượng cao, nhũ tương nhựa đường polime gốc axit, bột khoáng, nước và chất phụ gia theo tỉ lệ thiết kế. Sau đó, được trộn đều bằng phương pháp trộn nguội, tạo thành hỗn hợp vữa nhựa polime và tiến hành rải nguội lên mặt đường hiện hữu.
Video đang HOT
Đoạn đường Phú – Tân – Xuân sau khi phủ vữa nhựa polime Micro Surfacing đã được đưa vào sử dụng
Ông Nguyễn Văn Sơn (người dân xã Thạch Xuân cho biết): “Đoạn đường được nâng cấp bằng lớp vữa nhựa polime Micro Surfacing đẹp, ít bụi hơn đường bê tông xi măng và đi lại khá êm. Đặc biệt, chiều cao nền đường sau khi nâng cấp gần như không thay đổi nên người dân hai bên đường không phải nâng sân, nâng nhà”.
Ông Lê Anh Sơn – Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình Sở GTVT Hà Tĩnh cho biết, việc áp dụng kịp thời các phương pháp bảo trì, sửa chữa một cách liên tục có thể duy trì mặt đường trong tình trạng tốt, hạn chế việc phải xây dựng lại đường dẫn đến tốn kém hơn nhiều so với kinh phí đầu tư cho công tác bảo trì.
Hỗn hợp này có thể được rải thảm thành một lớp hoặc hai lớp, tạo thành lớp phủ mới trên mặt đường cũ, đóng vai trò là lớp hao mòn, bảo vệ đường. Từ đó, ngăn lão hóa mặt đường, đảm bảo độ bám và giúp làm chậm quá trình xuống cấp cũng như kéo dài tuổi thọ khai thác mặt đường cũ.
Thời gian thi công phủ vữa nhựa polime Micro Surfacing nhanh chóng do cơ giới đồng bộ, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của xe cộ trên đường.
Theo ông Bidyut Kumar Das – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Elsamex Việt Nam (đơn vị chuyên cung cấp vật liệu nhựa polime), đây là công nghệ hiện đại góp phần khôi phục đặc tính bề mặt đường, ngăn thấm nước; tăng êm thuận cho mặt đường với chi phí hợp lý, thi công nhanh chóng do cơ giới đồng bộ, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phương tiện lưu thông trên đường; thân thiện với môi trường, có độ bền cao; giúp hạn chế sửa chữa lớn hoặc làm lại mặt đường mới dẫn đến tốn kém cho ngân sách.
Nhiều ưu điểm từ công nghệ cào bóc, tái sinh tại chỗ trong duy tu, sửa chữa đường bộ
Công nghệ cào bóc, tái sinh tại chỗ trong duy tu, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường bộ đã được áp dụng trên địa bàn Hà Tĩnh cho thấy nhiều ưu điểm.
Công nghệ cào bóc, tái sinh tại chỗ trong duy tu, sửa chữa kết cấu áo đường mềm đã được áp dụng trên địa bàn Hà Tĩnh
Những năm qua, Hà Tĩnh đã huy động tổng lực để đầu tư xây dựng đồng bộ nhiều tuyến giao thông, góp phần quan trọng trong phát triển KTXH. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, sau một thời gian sử dụng một số tuyến đường đã xuống cấp, cần được duy tu bảo dưỡng. Việc áp dụng công nghệ nào để đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng là vấn đề đặt ra cho chủ đầu tư cũng như các đơn vị thi công.
Tuyến đường liên xã Yên Lộc - Thanh Lộc (cũ) huyện Can Lộc có nhiều vị trí có nền đường yếu, có ảnh hưởng của nước ngầm, mặt đường xuất hiện vị trí cục bộ bị bong bật lớp láng nhựa. Trong đó, có 7-8 vị trí ăn sâu xuống phần móng, tạo các "ổ gà" kích thước trung bình 20cmx40cm.
Trước thực trạng hư hỏng, xuống cấp của tuyến đường trên, năm 2017, Sở GTVT Hà Tĩnh áp dụng công nghệ cào bóc, tái sinh tại chỗ trong duy tu, sửa chữa tuyến đường với chiều dài hơn 1,2 km. Đây là công nghệ làm mới mặt đường bằng cào bóc tái chế lại mặt đường cũ, được Bộ GTVT quyết định cho ứng dụng rộng rãi trong đầu tư xây dựng. Đến nay, qua 3 năm đi vào sử dụng, tuyến đường này vẫn đảm bảo chất lượng.
Ứng dụng công nghệ cào bóc, tái sinh tại chỗ đã rút ngắn tiến độ thi công và ngay sau khi thi công có thể thông xe ngay.
Ông Lê Anh Sơn - Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình (Sở GTVT) cho biết, nguyên lý làm việc của công nghệ này là sử dụng máy chuyên dụng có chức năng phá, xáo xới một phần chiều sâu của kết cấu mặt đường cũ (thường khoảng 1530 cm) vốn đã bị xuống cấp, kết hợp với cốt liệu bổ sung (nếu có), đồng thời trộn với một số chất gia cố, kết dính như bitum bọt, nhũ tương nhựa đường, xi măng (phổ biến),... sau đó san rải và đầm chặt lại, tạo nên một lớp móng mới hay mặt đường mới với lớp vật liệu tương đối đồng nhất (lớp tái chế).
Tiến sỹ Nguyễn Danh Hải - Viện kỹ thuật xây dựng hạ tầng cho biết, đây là giải pháp công nghệ với hàng loạt ưu điểm như: Cường độ nền, mặt đường được cải thiện đáng kể; chịu tác động của nước ngầm, nước mặt tốt hơn so với móng đường truyền thống do được gia cố thêm xi măng; khắc phục được tình trạng phải nâng cốt cao độ mặt đường, nhất là khu vực qua đông dân cư.
Đặc biệt, ứng dụng công nghệ cào bóc, tái sinh tại chỗ đã rút ngắn tiến độ thi công và đảm bảo phương tiện lưu thông ngay trong ngày trên những đoạn vừa sửa chữa. Kinh phí chỉ tương đương hoặc thấp hơn so với một số phương án sửa chữa nâng cấp nền móng truyền thống. Công nghệ này cũng thân thiện với môi trường, tận dụng tối đa vật liệu kết cấu nền mặt đường hiện trạng.
Tuyến đường Khánh Vĩnh Yên được thi công và đưa vào sử dụng từ năm 2017
"Công nghệ này đã được áp dụng trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2016. Đến nay đã có 4 huyện triển khai áp dụng công nghệ thi công tại 22 tuyến đường với chiều dài là 31,8 km. Qua 4 năm đi vào sử dụng, các tuyến đường này vẫn đảm bảo chất lượng" - Ông Lê Anh Sơn, Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình (Sở GTVT Hà Tĩnh) cho hay.
Ở đâu có thiên tai, thảm họa, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh luôn có mặt kịp thời Chủ động ứng phó có hiệu quả với các tình huống trong mùa mưa bão, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) Hà Tĩnh đã làm tốt công tác chuẩn bị về lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất theo phương châm "4 tại chỗ". Bộ CHQS Hà Tĩnh thường xuyện tổ chức các lớp tập huấn,...