Phũ tình… thì tình theo
Khi tôi lấy chồng, anh ta lại van xin được gặp gỡ vì không thể nào quên được tôi
Tôi cũng có một ông bố “nát rượu” như bạn, tôi cũng từng phải chứng kiến một tháng có 30 ngày thì có tới 28 ngày là ông say xỉn, đánh đập vợ con và đập phá đồ đạc trong nhà. Suốt thời ấu thơ, tôi chưa bao giờ có được một ngày bình yên bên gia đình nhỏ của mình. Tôi lớn lên bên những giọt nước mắt của mẹ, bên cạnh người bố nát rượu và bên mái ấm gia đình không hạnh phúc.
Rồi khi trưởng thành, tôi cũng đã yêu, yêu hết mình, hy sinh hết mình vì mối tình đầu như bạn. Nhưng rồi, khi đã có được tất cả, anh ta lại từ chối tôi vì môn không đăng, hộ không đối. Tôi đã rất hụt hẫng khi nghe được những điều đó từ người đàn ông mình yêu thương nhất… nhưng vì lòng tự ái, tự trọng và danh dự của bản thân, tôi đã ra đi không một chút tiếc nuối.
Tôi chỉ cho phép mình buồn hai ngày vì người đàn ông bạc bẽo đó, rồi lại bắt đầu lao vào công việc như một con thiêu thân
Khi chia tay anh ta, tôi cũng 28 tuổi như bạn bây giờ. Nhưng bạn biết không, chỉ sau một tháng, tôi đã quên mất anh ta là ai và yêu hết lòng chồng mình bây giờ.
Cuối năm 28 tuổi, tôi kết hôn với anh, người đàn ông yêu thương tôi hết mực. Và bây giờ nhìn lại, tôi thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi đã lựa chọn đúng đắn. Tôi đã không mù quáng yêu người đàn ông bội bạc đó để đánh mất danh dự, lòng tự trọng và tương lai của bản thân mình.
28 tuổi, tôi quyết định kết hôn với người đàn ông yêu thương tôi hết mực (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bây giờ tôi thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi có một gia đình trọn vẹn, một cô con gái xinh xắn, thông minh, một người chồng mẫu mực và hết lòng thương yêu vợ con. Dù bố mẹ chồng tôi cũng biết rõ về hoàn cảnh gia đình tôi, cũng biết bố tôi là người đàn ông nát rượu nhưng không bao giờ ông bà có một lời chê bai gia đình tôi (dù gia đình chồng tôi là gia đình gia giáo, có quyền thế trong xã hội).
Bản thân tôi cảm thấy may mắn vì đã không níu kéo người đàn ông trước đây của mình, cho dù đến tận bây giờ, anh ta vẫn gọi điện, nhắn tin rằng, “luôn nhớ và vẫn yêu em”, “không thể nào quên em”… Nhưng bạn biết đấy, khi họ đã phũ với mình như vậy thì tại sao mình lại phải níu kéo, chuyện trò với một gã đàn ông tệ bạc như vậy?
Cho dù anh ta suốt ngày ngắn tin, gọi điện, mong muốn được gặp mặt nhưng chẳng bao giờ tôi trả lời điện thoại, tin nhắn hay chấp nhận gặp gỡ anh ta… bởi vì đơn giản là tôi đã quá khinh bỉ và xem thường anh ta quá rồi.
Bạn ạ! Tất cả mọi chuyện đã qua, bạn cũng đừng buồn nữa nhé! Hãy làm như tôi đã từng đối xử với người cũ của mình vậy. Đừng vì một kẻ không xứng đáng mà đánh mất bản thân và tương lai của mình dễ dàng như vậy.
Tôi chia sẻ với bạn câu chuyện của mình để mong muốn bạn sẽ có niềm tin hơn vào cuộc sống hiện tại. Không có gì là không thể vượt qua đâu bạn ạ! Hơn nữa, không phải người đàn ông nào cũng bạc bẽo, tồi tệ như những anh chàng mà tôi và bạn đã gặp trước đây đâu.
Cuộc sống có rất nhiều người đàn ông tốt đang chờ để được bảo vệ bạn. Bạn hãy mở rộng lòng mình và cho họ một cơ hội nhé!
Chúc bạn sớm tìm được hạnh phúc thực sự của cuộc đời mình!
Theo VNE
Ngán... Tết đến tận cổ!
Những ngày Tết là niềm vui đối với người này nhưng lại là nỗi ám ảnh của người khác.
Người lớn mong đến Tết để được ăn ngon, mặc đẹp, có thời gian nghỉ ngơi, du lịch. Trẻ con mong Tết để được đi chúc ông bà, cô chú... rồi nhận lì xì. Tuy nhiên, với nhiều người, Tết là nỗi ám ảnh, chẳng có gì lý thú.
Người nghèo chạnh lòng
Mỗi khi nghe các anh chị ở UBND phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM bàn luận Tết nay đi đâu, chuẩn bị mua sắm gì thì Thúy, nhân viên hợp đồng của phường, thường lấy cớ bận việc rồi tránh đi nơi khác.
Với Thúy, Tết chẳng có gì vui. Lương nhân viên hợp đồng vỏn vẹn 3 triệu đồng nên Tết chỉ được thưởng bằng số tiền đó. Chồng Thúy làm giáo viên của một trường tiểu học của quận, thưởng Tết chẳng bao nhiêu. "Năm nào về quê dịp Tết, vợ chồng tôi cũng phải vay mượn lo tiền tàu xe, quà cáp, quà biếu các cụ, lì xì các cháu... Trước Tết một tháng, vợ chồng tôi cắt hết các khoản chi tiêu, ăn uống kham khổ để dành dụm tiền về quê".
Tết là thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi nhưng nhiều người thì thấy mệt mỏi vô cùng (ảnh minh họa)
Với vợ chồng anh Bách - công nhân một công ty may mặc ở quận Tân Phú, TP HCM - thì Tết là nỗi ám ảnh. Vợ chồng anh từ Thanh Hóa vào TP HCM làm công nhân được gần 10 năm, 2 con gửi ở quê cho bà nội chăm sóc. Mỗi năm, vợ chồng anh chỉ dám về quê một lần vào mùa hè. Không phải vợ chồng Bách ngại cảnh tàu xe đông đúc, đắt đỏ ngày Tết mà là "trốn" khoản quà cáp, lì xì cho họ hàng, làng xóm.
"Nhìn cảnh người ta mua sắm Tết nhộn nhịp mà lòng tôi đau thắt. Ngày Tết, cả dãy nhà trọ vắng tanh. Hai vợ chồng cũng chẳng buồn nấu nướng, ăn uống gì. Đêm giao thừa, nghe tiếng các con nói nhớ bố mẹ trong điện thoại, vợ tôi khóc nấc. Vì thế, nghe đến Tết, vợ chồng tôi đều chạnh lòng!" - anh Bách tâm sự.
Người khá giả cũng sợ
Ngày Tết, người nghèo tủi thân vì không có tiền, không được đoàn tụ cùng gia đình, người thân. Song, với không ít người khá giả, Tết cũng chẳng có gì hấp dẫn, thậm chí mệt nhoài vì phải lo biếu xén, chúc tụng từ nơi này đến nơi khác.
Chị Hằng, nhân viên hành chính tập đoàn K.Đ (quận 1, TP HCM), quê ở Bến Tre, lấy chồng ở Đắk Lắk. Vợ chồng chị lập nghiệp tại TP HCM. Ngày Tết, chị phải "chạy show" vì phải về đủ quê nội, quê ngoại.
"Công ty cho nghỉ Tết, tôi chẳng kịp dọn dẹp, mua sắm gì. 27 tháng chạp, cả nhà phải về Bến Tre ăn Tết với bên ngoại. Ngày 29 phải trở lại TP HCM để 30 kịp đón xe về Đắk Lắk ăn Tết cùng nhà nội. Mùng 3, cả nhà phải đùm túm nhau trở về Sài Gòn để nghỉ ngơi, chuẩn bị trở lại với công việc. Ai ăn Tết lên cân đâu không biết chứ nhà tôi, sau những ngày Xuân, 2 mẹ con vốn đã ốm yếu, sức khỏe kém lại bị sụt thêm vài ký vì hành trình đi tới đi lui, mệt mỏi, chẳng ăn uống được gì" - chị Hằng ngao ngán.
Tết cũng chẳng lấy gì làm sung sướng khi nhiều người phải mệt mỏi ngoài đường vì biếu xén quà cáp cho khách hàng, người thân, rồi dự tiệc tất niên hết chỗ này đến chỗ khác của đối tác. Anh Dũng - giám đốc một công ty TNHH chuyên về công nghệ thông tin tại quận Tân Phú - lắc đầu: "Mỗi chỗ một tiệc thì cũng đủ mệt nhoài vì ăn uống, cạn ly".
Mấy ngày Tết, anh Dũng phải về quê vợ ở miền Tây. Khi đi chúc Tết họ hàng bên vợ, ai cũng muốn cụng ly với tay cháu rể làm giám đốc ở TP HCM nên anh không được từ chối người nào. "Tết xong là tôi bèo nhèo vì rượu bia, thịt cá. Bởi vậy, nghe Tết là ngán ngẩm vô cùng" - anh Dũng than.
Theo VNE
Gái đẹp bây giờ tôi chán rồi Trước đây, tôi luôn ao ước có một cô người yêu xinh đẹp, cao ráo thì càng tốt. Nhưng bây giờ tôi mới nghiệm ra, ngày đó, tôi chưa hiểu tình yêu là gì. Chỉ là tôi háo sắc, ưa hình thức, tôi thích oai với bạn bè, thích khoe khoang với bạn bè là tôi có một cô người yêu xinh đẹp....