“Phù thủy” nuôi chồn mướp Cà Mau có biệt tài bắt chồn đẻ như… gà
Chồn mướp trong tự nhiên chỉ sinh sản được từ 1-2 lần trong năm, nhưng với lão nông Nguyễn Văn Đấu (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), bằng kinh nghiệm và kỹ thuật điêu luyện, ông có thể làm cho chồn sinh sản đến 3 lần.
30ha đất tôm không bằng… 50 con chồn
Đến xã Tân Ân Tây, hỏi nhà ông Đấu hầu như ai cũng biết và nhiệt tình chỉ dẫn đường đi. Ông Đấu nổi tiếng khắp vùng bởi biệt tài nuôi chồn điêu luyện. Cơ sở nuôi chồn của ông cũng là địa chỉ tin tưởng của nhiều bà con khi muốn mua con giống.
Ông Đấu ấp ủ ý định mở rộng đàn chồn lên vài trăm con. Ảnh: C.L
“Mấy năm nay, bà con nông dân khắp nơi tin tưởng vào con giống của mình nên họ thường xuyên dặn trước, mình phải chừa lại. Cũng vì vậy mà tôi chưa mở rộng đàn chồn được. Năm nay tôi dự định sẽ mở rộng số lượng lên khoảng vài trăm con, vừa tăng thu nhập cho gia đình vừa có điều kiện để phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn”. Ông Nguyễn Văn Đấu
Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, ông Đấu cho biết, do thời trẻ ông đã được tiếp xúc với loài chồn mướp khi sống trong rừng, nên có được một ít kinh nghiệm nuôi con vật này. “Lúc nhỏ, thời trước chiến tranh, tôi sống trong rừng và thường xuyên tiếp xúc với loài chồn mướp trong tự nhiên nên nắm được nhiều đặc tính của nó” – ông Đấu chia sẻ.
Năm 2010, ông Nguyễn Văn ấu mua 1 cặp chồn mướp từ người bạn ở huyện U Minh đem về nuôi thử nghiệm.
Theo ông Đấu, ban đầu ông cũng nghiên cứu cách cho ăn, xây dựng chuồng cho chồn để đạt hiệu quả cao. Sau 6 tháng, chồn đẻ được 2 con, ông Đấu tiếp tục nhân giống. Chỉ trong 5 năm (2010-2015), ông ấu mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư và phát triển số lượng chồn mướp lên tới 37 con.
Theo ông Đấu, đối với con chồn mướp từ khi mới sinh, nuôi đến khoảng 8 tháng là chúng có thể sinh sản được, tuy nhiên người nuôi nên để chồn khoảng 1 năm tuổi mới bắt đầu cho sinh sản. Đến thời gian này, con chồn mới có đủ sức khỏe để sinh con.
Video đang HOT
Với kinh nghiệm của mình, ông ấu cho rằng: “Chồn mướp là loài khá dễ nuôi, lại có lợi nhuận cao. Loài chồn mướp rất dễ ăn và ăn tạp, nguồn thức ăn mình có thể tận dụng cá có sẵn trong vuông tôm. ặc biệt, tôi còn thay món, cho chúng ăn thêm trái cây và ba khía để tăng thêm lượng dinh dưỡng. Do thức ăn có sẵn nên việc nuôi chồn mướp không tốn nhiều chi phí”.
“Mỗi ngày tôi cho chồn ăn 2 cữ vào buổi sáng và chiều, mỗi con khoảng 200g thức ăn. Trong đó 50% là cá, 50% là chuối hoặc các loại trái cây” – ông Đấu cho biết.
Hiện chồn mướp con được các hộ nuôi mua với giá 2,5 triệu đồng/con; chồn thương phẩm được các nhà hàng thu mua với giá 1,2 triệu đồng/kg. Từ khi nuôi chồn đến nay, ông Đấu đã xuất bán gần 1.000 con giống. Tính trung bình, mỗi tháng từ tiền bán chồn con và thương phẩm, ông Đấu thu về khoảng 50 triệu đồng.
“Chỉ với khoảng 50 con chồn có trong chuồng, với lượng khách hàng ổn định, lợi nhuận thu được có thể bằng 30ha đất nuôi tôm quảng canh” – ông Đấu phấn khởi cho biết.
Cho chồn sinh theo ý muốn
ặc tính của chồn mướp là mỗi năm sinh sản 1-2 lần, nhưng hiện ông ấu đã ép giống và cho chồn sinh sản 3 lần/năm. Đây là điều giúp cho ông Đấu nổi tiếng khắp nơi.
Nói về kỹ thuật để con chồn sinh được 3 lứa trong năm, ông Đấu lưu ý: “ến ngày chồn động đực, tôi bắt đầu cho chồn đực giao phối với chồn cái rồi ghi rõ ngày tháng. Giai đoạn này rất quan trọng, để biết được thói quen giao phối của con chồn, thời gian đầu đôi khi tôi phải thức canh cả đêm. Sau khi phối giống khoảng 62-64 ngày, chồn bắt đầu đẻ. Sau khi chồn đẻ khoảng 1 tháng 5 ngày là có thể tách chồn con ra khỏi con mẹ. Như vậy mỗi năm bình quân 1 con chồn cái đẻ được từ 10-12 chồn con”.
Ông Đấu cũng không giấu bí quyết: “Trong thời gian mới tách chồn con ra khỏi chồn mẹ, mình phải tắm rửa sạch cho chồn mẹ trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần. Sau đó, tiếp tục cho chồn mẹ ăn nhiều, bổ sung chất dinh dưỡng trong khoảng 5 – 6 ngày rồi tiếp tục phối giống. Sở dĩ chồn mẹ sinh sản ít là vì có một số con có thói quen tha con khi mới sinh, mình phải làm sao tách được con ra thì mới ép cho nó sinh sản tiếp được”.
ối với kỹ thuật nuôi, ông ấu xây dựng chuồng cao khoảng 1m và rộng khoảng 0,5m. Chồn cái và chồn đực được nuôi chung thành 1 cặp từ nhỏ cho đến khi chồn đạt khoảng 1,5kg/con thì tách riêng ra, rồi nuôi đến khoảng 1 năm sẽ cho phối giống. Chồn nuôi phải đảm bảo ánh sáng và thoáng mát nhằm hạn chế dịch bệnh.
Trao đổi với phóng viên, ông Đấu cho hay, con chồn nuôi đến khoảng 10 năm vẫn có thể sinh sản bình thường. Tuổi thọ của con chồn có thể được khoảng 18 năm.
“Một số người bạn thấy tôi cho chồn sinh sản tốt nên đã gửi chồn bố mẹ chỗ tôi để nhờ mình cho chồn phối giống, sinh con. Trong chuồng lúc nào cũng có thêm giống chồn Tây Nguyên, đó là số chồn được gửi để cho tôi chăm sóc giúp” – ông Đấu cho hay.
Cũng theo ông Đấu, chồn mướp là loài dễ tính và ít bệnh, chúng rất ưa thoáng mát và sạch sẽ. Khi nuôi cần chú ý thiết kế chuồng cao và thoáng mát thì con chồn ít bệnh. Chủ yếu chồn bị bệnh tụ huyết trùng do lây từ gà, vịt, cho nên cần tránh cho chồn ăn thịt gà, vịt.
Ngoài bán chồn giống và thương phẩm, hiện ông Đấu còn tận dụng phân chồn để bón trong vuông tôm; đây cũng là một loại phân vi sinh có lợi trong nuôi tôm, giúp con tôm đạt đầu con, cho năng suất cao.
Hiện nay, tổng đàn chồn giống của ông Đấu khoảng 50 con. Chính vì nuôi hiệu quả nên nhiều hộ nông dân các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu… thường xuyên đặt cọc ông ấu để mua chồn mướp con. Theo ông ấu, cả chồn giống và chồn thịt, ông không đủ cung cấp cho các khách hàng trong và ngoài tỉnh. Khách muốn mua giống phải đặt trước vài tháng.
Theo Danviet
"Túi cá" miền Tây chìm xuống sông Tiền
Nằm cách TP.Vĩnh Long 7km và kề bên chợ nổi Cái Bè nổi tiếng Việt Nam, cù lao Đồng Phú rộng hơn 100ha cách đây vài năm được coi là "túi cá miền Tây" bởi số lượng cá tự nhiên đen đặc tại đây, nhiều không kể xiết. Thế nhưng cát tặc được dung túng tàn phá lòng sông, "túi cá miền Tây" đang chìm dần xuống sông Tiền...
Đánh rơi "túi cá"
"Cách đây vài năm, khi thấy cảnh cá tôm đen đặc ở cù lao Đồng Phú y như nửa thế kỷ trước, tôi đã giật mình cứ tưởng lạc vào ao cá nuôi. Thật không ngờ đó lại là cá thiên nhiên hội tụ. Giờ đây, cát tặc tung hoành cả ngày lẫn đêm, cù lao Đồng Phú tan nát hết, liên tục sạt lở, cá tôm bỏ "túi cá" mà đi không còn con nào, thật đáng tiếc" - ông Trần Văn Quang, 75 tuổi, nhà gần chợ Cái Thia (Cái Bè, Tiền Giang) nói với giọng đầy tiếc rẻ.
Các sà lan cạp đất phía ngoài, cù lao bên trong hoang tàn. H.D
Cũng theo báo cáo của Sở TNMT tỉnh Vĩnh Long, ngày 5.6.2017, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường, Phòng TNMT huyện Long Hồ và UBND xã Đồng Phú cùng với ông Dương Văn Do - Giám đốc Công ty TNHH TM Thủy sản Vĩnh Long tiến hành khảo sát khu vực cồn Đồng Phú, qua khảo sát ghi nhận tại thời điểm khảo sát Công ty có thuê công nhân đóng cọc dừa, cọc tràm xung quanh bờ cồn phía nhánh trái giáp tỉnh Tiền Giang, chiều dài khoảng 2km, có 1 xe cuốc thi công đóng cọc dừa và 3 xáng cạp cạp đất cát đắp vào mé bờ cồn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, kể từ tháng 1.2014 (ngày được cấp phép) đến nay, không hiểu bằng cách nào mà cù lao này ngày càng teo tóp lại.
"Túi cá" mà ông Quang nói chính là "túi cá miền Tây", nằm giữa sông Tiền do khu du lịch Mekong - Đồng Phú (ấp Phú Thuận 1, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) quản lý. Năm 2005, khi xây khu đất cồn thành khu du lịch, đào ao nuôi cá tra, ban quản lý đã xẻ con kênh dài 2km vắt ngang các ao nuôi để xả nước thải. Không ngờ dư lượng thức ăn thừa trong nước thải đã dẫn dụ cá tự nhiên bơi vào rạch. Ban đầu cá tra sông, cá chốt, cá sặt, cá lòng tong bơi vào, sau đó cá lăng, cá hú, cá linh, cá lóc, rồi những loài quý hiếm như cá cóc, cá hô cũng tràn về.
Năm 2001, Trường ĐH Cần Thơ từng xây thành công "túi cá" đồng bằng từ nguồn tài trợ quốc tế. Các nhà khoa học đã chọn con rạch Ngã Ngay dài hơn 2km ở ấp Lợi Dũ B, phường An Bình, quận Ninh Kiều làm nơi dẫn dụ cá tự nhiên về sống. Họ chất nhiều đống chà, trồng rau muống, lục bình... cho cá có chỗ trú ẩn và săn mồi. Khi dự án này triển khai, người dân cười mấy nhà khoa học làm chuyện tào lao: làm sao tái sinh được nguồn tôm cá trong con rạch mà đến con ốc, con cua không còn? Vậy mà chỉ sau nửa năm, điều kỳ lạ xảy ra: cá linh, cá hú, cá sát, cá lăng, cá lóc, cá bống, tôm tép... nhung nhúc. Cá quần tụ kéo theo các loài cộng sinh như rắn, rùa, cua đồng... xuất hiện. Thế nên khi "túi cá" ở cù lao Đồng Phú xuất hiện, nhiều nhà khoa học đã tới nghiên cứu và cho rằng đây mới là "túi cá miền Tây" thứ thiệt.
Cù lao biến mất vì "đê bao chống lũ"
Sà lan múc cát ngay cù lao Đồng Phú. H.D
Có mặt tại chợ Cái Thia, chúng tôi thuê một chiếc ghe để đi ra cù lao. Ông chủ ghe hì hục quay máy gần 10 phút máy mới nổ, rồi phân trần: "Cả năm nay không có ai thuê ghe đi du lịch hết, trong khi hồi còn "túi cá", mỗi ngày tôi chạy cả chục chuyến, kiếm bạc triệu như chơi. Nhưng vài năm trở lại đây, cát tặc không biết ở đâu túa về, thả cần hút cát cả ngày lẫn đêm khiến cù lao sạt lở nghiêm trọng. Khu du lịch nổi tiếng ngày nào giờ đã là bãi hoang".
Theo Sở TNMT tỉnh Vĩnh Long, chỉ riêng khu vực gần cầu Mỹ Thuận có mỏ cát trữ lượng lên đến 14 triệu mét khối. Cù lao Đồng Phú là bãi bồi giữa sông Tiền, hình thành tự nhiên do cát và phù sa bồi đắp trãi qua hàng trăm năm. Hiện UBND tỉnh Vĩnh Long đã cấp giấy phép khai thác cát sông đối với 28 khu vực mỏ. Sản lượng được phép khai thác cả năm theo giấy phép đã cấp là 3,6 triệu m3/25 mỏ đáp ứng nhu cầu sử dụng cát cho các công trình xây dựng cơ bản hàng năm của tỉnh. Đối với cù lao Đồng Phú, ngày 21.1.2014, UBND tỉnh ban hành Công văn số 180/UBND-KTN nội dung: "Việc nạo vét và đắp đê bao chống lũ trên phần đất đã được cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH TM thủy sản Vĩnh Long theo đề nghị của Công ty tại văn bản đề nghị ngày 17.12.2013 của Giám đốc công ty TNHH TM thủy sản Vĩnh Long là quyền của doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng như dự án trước đây đã được UBND tỉnh chấp thuận (Phần đất tọa lạc tại Cồn xã Đồng Phú, huyện Long Hồ)".
Sau khi công văn này được ban hành, có 5 chiếc xáng cạp loại lớn đã cạp ngày cạp đêm xung quanh khu vực cù lao, xung quanh 5 chiếc xáng cạp này là hàng chục chiếc sà lan loại lớn nằm chờ nhận cát rồi đưa đi nơi khác. Sau hơn 3 năm được "đắp đê bao chống lũ", "túi cá miền Tây" cơ bản bị xóa sổ và cù lao này đang chìm dần dần xuống sông Tiền.
Theo danviet
Làng biệt thự ở cánh đồng chó ngáp Vùng lõi đồng chó ngáp ở Bạc Liêu vốn cằn cỗi nay đã thay da đổi thịt, những căn biệt thự mọc lên san sát; vuông tôm, rẫy mía... thẳng tắp đem về thu nhập tiền tỷ mỗi năm cho nông dân. Chạy dọc theo con lộ nông thôn làm bằng bêtông rộng hơn 3 m ở đầu ấp Nhà Lầu 2 sang...