Phú Thọ: Trạm bơm tiêu trăm tỷ “đặt nhầm” tại nơi luôn thiếu nước?
Trạm bơm tiêu Bình Bộ, thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ được xây dựng với số tiền hơn 250 tỷ đồng đã cơ bản hoàn thiện, chuẩn bị đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, điều lạ lùng là, người dân nơi đây ai nấy đều cảm thấy bất ngờ, xót xa khi tiền nhà nước bị sử dụng lãng phí vì nơi này chưa bao giờ xảy ra úng ngập…
Trạm bơm tiêu Bình Bộ với tổng kinh phí hơn 258 tỷ đồng đã hoàn thành và sắp được đưa vào sử dụng.
Được biết, ngày 25.11.2013, UBND tỉnh Phú Thọ có Quyết định số 3007/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trạm bơm tiêu Bình Bộ, huyện Phù Ninh.
Theo đó, tổng mức đầu tư dự án là hơn 258 tỷ đồng, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ làm chủ đầu tư. Nguồn vốn thực hiện dự án này sử dụng vốn vay của Chính phủ Ấn Độ và nguồn vốn đối ứng ngân sách Nhà nước.
Mục tiêu sau khi hoàn thành, Trạm bơm tiêu Bình Bộ sẽ chủ động tiêu úng cho 5.367ha đất tự nhiên, trong đó đảm bảo tiêu cho 2.160ha đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Video đang HOT
Vùng tiêu nước mà trạm bơm này phải thực hiện.
Sau nhiều năm đi vào triển khai, thực hiện, đến nay, trạm bơm tiêu Bình Bộ đã cơ bản hoàn thành, chuẩn bị đưa vào sử dụng. Thế nhưng, thay vì vui khi có công trình trăm tỷ đảm bảo chống ngập úng, người dân quanh vùng lại tỏ vẻ thờ ơ, bất ngờ và không khỏi xót xa vì cho rằng trạm bơm tiêu này “đặt nhầm” vị trí gây lãng phí tiền của.
“Từ bé đến giờ, tôi chưa từng thấy khu vực này bị ngập úng, chỉ cần khơi thông luồng, bao nhiêu nước cũng chảy hết ra sông Lô. Do đó, tôi nghĩ không cần thiết phải làm cái trạm bơm tiêu hoành tráng, lãng phí như thế này”, bà Nguyễn Thị Quang, trú tại khu 2, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh chia sẻ.
Đi dọc theo cánh đồng, nơi được xác định rằng sẽ giảm bớt việc úng ngập sau khi trạm bơm tiêu Bình Bộ được đưa vào sử dụng, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi người dân nơi đây cho biết khu vực này luôn trong tình trạng thiếu nước để phục vụ nông nghiệp nên không cần bơm tiêu.
Gặp phóng viên, bà Nguyễn Thị Phương, khu 5, xã Tử Đà, huyện Phù Ninh không ngần ngại bày tỏ quan điểm: “Nhiều nơi ở đây chỉ cấy được 1 vụ vì thiếu nước, nay làm trạm bơm tiêu thì lấy đâu ra nước mà tiêu?. Chúng tôi cần nước để tưới chứ không phải cần cái trạm bơm tiêu kia”.
Bà Nguyễn Thị Phương cho rằng người dân đang cần nước để tưới chứ không cần trạm bơm tiêu này.
Còn theo bà Hoàng Thị Hà, trú tại khu 8, xã An Đạo, huyện Phù Ninh, ở xã này cũng chưa hề bị úng ngập bao giờ, thậm chí, vì là điểm cao nên nhu cầu về nước để phục vụ cho nông nghiệp còn rất cần. Do đó, việc xây dựng trạm bơm tiêu Bình Bộ là không cần thiết.
Theo hầu hết người dân, Trạm bơm tiêu Bình Bộ đặt “nhầm chỗ” vì khu vực này chưa từng xảy ra úng ngập, người dân cần nước tưới chứ không cần tiêu nước.
Mang trăn trở của bà con trao đổi với đại diện Ban quản lý Dự án Công trình Xây dựng Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ, ông Doãn Thế Vinh, Phó Giám đốc Ban khẳng định, việc xác định vị trí đặt trạm bơm tiêu đã được đánh giá những tác động thiếu tích cực đối với biến đổi khí hậu đặc biệt là những nguy cơ có thể ngập úng cho các địa phương huyện Phù Ninh và một phần của TP.Việt Trì.
Ông Vinh cho rằng, đến thời điểm này công trình chưa được bàn giao và đưa vào sử dụng do đó chỉ đứng trên một góc độ cảm quan để đánh giá toàn diện giá trị và hiệu quả của công trình sẽ thực sự không khách quan.
“Đối với các công trình trạm bơm tiêu nước thường thì chỉ cần một năm sử dụng cho tuổi thọ cả 10 năm thì cũng được coi là thành công và hiệu quả rồi”, ông Vinh khẳng định thêm.
Theo Danviet
Viện phó VKSND huyện Phú Ninh, Quảng Nam bị kỷ luật cảnh cáo
Chỉ đạo giải quyết một số vụ án còn chậm để cử tri nhiều lần kiến nghị và tạo dư luận không tốt, Viện phó VKSND huyện Phú Ninh, Quảng Nam bị kỷ luật cảnh cáo.
Ngày 5/9, một đại diện của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) cho biết, cơ quan này vừa thi hành quyết định kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Hồng Sơn (Viện phó VKSND huyện Phú Ninh).
Theo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phú Ninh, ông Sơn bị kỷ luật là do đã chỉ đạo giải quyết một số vụ án còn chậm, để cử tri nhiều lần kiến nghị và tạo dư luận không tốt.
Cụ thể, trong quá trình chỉ đạo giải quyết vụ án vi phạm quy định về giao thông đường bộ đối với bị can Nguyễn Văn Thắng (trú thôn Khánh An, xã Tam Dân), ông Nguyễn Hồng Sơn thiếu nhất quán trong xử lý, gây dư luận xấu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và người nhà bị can.
Ngoài ra, khi phụ trách giải quyết vụ đánh bạc ở thôn Lâm Môn (xã Tam Vinh), ông Sơn ứng xử với người liên quan trong vụ án này không đảm bảo quy trình công tác...Hành vi giải quyết các vụ án của ông Sơn mang tính lạm quyền, vi phạm quy trình công tác, tạo dư luận không tốt và làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng.
THANH BA
Theo VTC
Quảng Nam: Nông dân khóc ròng vì 100 tấn nghệ không có người mua Có hơn 10ha nghệ, tương đương hơn 100 tấn nghệ củ đến mùa thu hoạch nhưng không có thương lái thu mua. Đó là tình cảnh của hàng chục hộ nông dân trồng nghệ ở huyện Phú Ninh, Quảng Nam lúc này. Những ngày cuối tháng 8.2018, có mặt tại mảnh vườn nghệ ở thôn Đại Đồng, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh...