Phú Thọ: Thuần dưỡng loài cá quý hiếm trên sông Đà, muốn ăn ngon phải chờ vài năm
Được coi như có họ hàng với giống cá thần ở tỉnh Thanh Hoá về mầu sắc và hình dáng, nhiều năm nay, cá bỗng- có nguồn gốc thiên nhiên, đã được lai tạo, thuần hoá và trở thành giống đặc sản được nuôi ở khá nhiều các nhà bè trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ (tỉnh Phú Thọ).
Cá bỗng được nuôi bên cạnh những loại cá truyền thống đã được nuôi trong lồng bè lâu năm như cá lăng, diêu hồng, rô phi đơn tính, cá trắm cỏ, cá ngạnh…
Ông Dương Tiến Dũng, khu 5, xã Xuân Lộc, Thanh Thuỷ- một người đã có thời kỳ từng có từ 17-20 lồng cá cho biết: Năm 2016, từ dự án của Chi cục thuỷ sản, Sở NN PTNT Phú Thọ, những con cá bỗng giống đầu tiên đã bắt đầu được thả xuống nhiều bè cá lồng ở sông Đà.
Video đang HOT
Cá bỗng được nuôi trong môi trường bán tự nhiên, chăn thả bằng cám công nghiệp. Dự án triển khai ở nhiều hộ để nuôi thử nghiệm.
Sau một thời gian nuôi, theo dõi cho thấy, cá bỗng phù hợp môi trường nước sông Đà, chăn thả dễ, ích dịch bệnh. Tuy nhiên, đặc điểm của giống cá này là khó nuôi, lớn chậm và hay nhẩy.
Vì vậy nếu lồng bè không đảm bảo là chúng nhẩy ra ngoài lồng rất nhiều. Do khó nuôi, tăng trọng chậm (trung bình 1kg/ năm) và ngon, thịt thơm nên tại các lồng bè ở Xuân Lộc, cá Bỗng có giá từ 340-350 ngàn đồng/ kg.
Hiện tại ở xã Xuân Lộc chỉ còn 2-3 hộ đang nuôi, trọng lượng cá từ 2-2,5kg/ con, nhưng cũng còn rất ít.
Cá bỗng nuôi lồng bè trên sông Đà đoạn chảy qua địa bàn xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Thành công từ việc nuôi thuần dưỡng trong môi trường bán tự nhiên giống cá quý hiếm này mở ra cơ hội mới cho việc phát triển mô hình chăn nuôi con đặc sản có giá trị cao trên mặt nước sông Đà, xây dựng thêm thương hiệu cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ.
Cá sấu rớt giá, chỉ còn 50.000 đồng/kg
Thời hoàng kim, cá sấu từng có giá hơn 200.000 đồng/kg, nay chỉ còn 50.000 - 60.000 đồng/kg nhưng rất khó bán vì không có người mua
Ngày 25-5, ông Nguyễn Ngọc Thành, Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp Xuân Lộc (quận 12, TP HCM), cho biết ngành nuôi và chế biến sản phẩm cá sấu đến nay vẫn còn "tê liệt" bởi Covid-19, người nuôi phải chịu cảnh giá bán dưới giá thành trong thời gian dài. Hiện nay, giá cá sấu ở mức 50.000 - 60.000 đồng/kg trong khi giá thành chăn nuôi của người dân khoảng 90.000 đồng/kg. Dù giá rất thấp nhưng rất khó bán vì các công ty thu mua chế biến các sản phẩm từ cá sấu đang phải thu hẹp sản xuất, giảm mua nguyên liệu do đầu ra khó khăn.
Các mặt hàng thời trang làm từ da cá sấu bị sụt giảm doanh số theo khách du lịch quốc tế
Theo ông Thành, thị trường chính của cá sấu sống là Trung Quốc đã bị đóng băng từ Tết Nguyên đán đến nay do dịch Covid-19 và chưa biết bao giờ mở lại do mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch. Đối với thị trường nội địa, các mặt hàng thời trang từ da cá sấu cũng không bán được vì người mua chính là du khách quốc tế.
Năm 2018, xuất khẩu cá sấu của TP HCM đạt gần 106 tỉ đồng, gồm: 28.500 tấm da cá sấu, hơn 6.800 con cá sấu sống, gần 6.800 bộ sản phẩm làm từ da cá sấu và hơn 3 tấn thịt cá sấu. Các thị trường nhập khẩu cá sấu và sản phẩm cá sấu là: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga...
Đến năm 2020, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, quý I ghi nhận giá trị xuất khẩu chỉ vỏn vẹn 40 triệu đồng, gồm 25 tấm da cá sấu và 30 sản phẩm da cá sấu được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Phó Chủ tịch huyện tham ô tiền làm đường Cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ vừa ra kết luận, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Văn Hoà (SN 1960) - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) về tội "Tham ô tài sản". Bị can Nguyễn Văn Hòa - nguyên Phó chủ tịch huyện Thanh Thủy. Trong vụ án, ông Nguyễn Quốc Tuấn (SN 1975)...