Phú Thọ : Phá hàng loạt đường dây “tín dụng đen”
Trước tình trạng “ tín dụng đen” nở rộ với lãi suất “cắt cổ” gây mất an ninh trật tự, Công an tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát hình sự tập trung đấu tranh triệt phá và xử lý nghiêm các đối tượng cho vay.
Và chỉ chưa đầy nửa năm, 3 đường dây cho vay nặng lãi đã bị phá, bắt giữ hàng chục đối tượng.
Theo Công an tỉnh Phú Thọ, chỉ tính từ tháng 11/2018 đến nay, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ đã bắt giữ 3 vụ với hàng chục đối tượng cho vay lãi nặng. Đây hầu hết đêu la nhưng đối tượng từng có tiền án, tiền sự. Để hoạt động “tín dụng đen”, đối tượng cầm đầu thường chiêu nạp nhưng đôi tương thanh, thiếu niên chơi bời, lêu lổng thanh một nhom chuyên cho vay nặng lãi, đi thu nơ, đoi nơ thuê hoặc đánh đập, dọa dẫm những người không trả lãi.
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Phú Thọ bắt giữ các đối tượng cho vay lãi nặng. Ảnh Công an tỉnh Phú Thọ
Để dẫn dụ “con mồi”, hoạt động “tín dụng đen” thường được khoác lên bằng những cái tên rất mỹ miều như: “hô trơ tai chinh”, “trơ giup tai chinh”, “vay ho”, “Alo la co tiên”, “vay tiên chi cân chưng minh nhân dân”, “vay không thê châp”… Tuy nhiên, thực chất đo la cac hoat đông “tin dung đen”, cho vay lai năng.
Video đang HOT
“Đa sô cac cơ sơ trên đều hoat đông không co giây phep, được núp dưới các hiệu cầm đồ hoặc các cửa hàng tạp hóa. Thu tuc vay đơn gian, nhanh chong va không cân thê châp tài sản chính là cái bẫy khiến không ít những người đang gặp kho khăn vê kinh tê sa chân vào “tín dụng đen”. Khi đã vướng vào rồi thì người vay không thể rút ra được. Đây là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm như cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản…”, Thiếu tá Lê Trí Dũng – Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Phú Thọ chia sẻ.
Kết quả điều tra cho thấy, để thực hiện trót lọt các giao dịch cho vay, khi người vay đến giao dịch thường diễn ra kín đáo, các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn như: ép buộc, thỏa thuận với người vay viết giấy không ghi lãi suất, hoặc tìm cách thu lại các giấy tờ liên quan, chuyển hóa hoạt động cho vay nợ bằng hình thức mua bán, thế chấp tài sản có công chứng hợp pháp hoặc yêu cầu người vay viết giấy nhận tiền để lo công việc nhằm chuyển hướng sang giao dịch dân sự, gây khó khăn trong công tác điều tra. Thực tế, mức lãi suất mà người đi vay phải trả thường từ 3.000 đến 5.000 đồng/1 triệu đồng/1 ngày, tương đương từ 109,5 đến 182,5%/năm. Khi người vay mất khả năng chi trả, các đối tượng sẽ đe dọa, ném chất bẩn; cố ý gây thương tích; hủy hoại, cưỡng đoạt tài sản… gây phức tạp về an ninh trật tự.
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Nguyễn Văn Hiếu (trú tại Nguyễn Trãi, Phường Âu Cơ, TX.Phú Thọ) khai nhận, trên các hợp đồng vay tiền, bọn chúng thường không ghi mức lãi suất hoặc chỉ ghi bằng mức lãi suất của ngân hàng, mọi thứ đều thỏa thuận miệng, giao dịch dân sự.
Theo Danviet
Nhiều công chức tại Phú Thọ sa bẫy "tín dụng đen"
Muốn vay được tiền, con nợ phải viết giấy biên nhận với nội dung nhận tiền xin việc; viết giấy mua, bán nhà, ô tô.
Trong trường hợp các nạn nhân không trả được tiền lãi và gốc đúng thời hạn, các đối tượng đe dọa sẽ kiện ra cơ quan pháp luật (các hành vi trên có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Điều này, khiến các nạn nhân lo sợ phải bán tài sản có giá trị hoặc vay mượn trả cho chúng.
Đó là phương thức Nguyễn Văn Hiếu (SN 1983) cùng vợ là Phạm Thị Vân Anh (SN 1990, trú tại tổ 10, phố Nguyễn Trãi, phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ) và đồng bọn thực hiện, khiến các con nợ rơi vào cảnh nhà tan, cửa nát...
Liên quan đến vụ án trên, ngày 30-3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 9 đối tượng về hành vi đánh bạc và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Các đối tượng bị khởi tố về hành vi đánh bạc gồm: Cao Mạnh Thắng (SN 1988, trú tại phố Lê Lợi, phường Âu Cơ); Phạm Mạnh Cường (SN 1980, trú tại phố Phú Hà, phường Phong Châu); Vũ Hoàng Cương (SN 1985, trú tại phường Âu Cơ). Các đối tượng bị khởi tố về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự gồm: Nguyễn Văn Hiếu; Phạm Thị Vân Anh; Trần Trọng An (SN 1988, ở phố Phú Bình); Bạch Phi Vũ (SN 1992, ở phường Phong Châu); Phùng Thị Thanh Lan (SN 1993, trú tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) và Nguyễn Văn Luân (SN 1996, ở thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).
Tang vật thu giữ trong một vụ án.
Trước đó, nhằm đảm bảo ANTT trên địa bàn, Ban giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, xây dựng các kế hoạch đấu tranh, trấn áp tội phạm. Qua công tác nắm tình hình đã phát hiện các vụ việc liên quan đến tín dụng đen, sau gần một tháng dày công theo dõi, các trinh sát đã làm rõ các đối tượng nghi vấn, trong đó có Cao Mạnh Thắng và phương thức hoạt động của đối tượng...
Xuất phát từ một đối tượng làm nghề lái xe taxi tại khu vực vườn hoa, thời gian gần đây Thắng có quan hệ mật thiết với Nguyễn Văn Hiếu, đối tượng có liên quan đến hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc...
Các đối tượng trong ổ nhóm góp vốn cho vay tiền với lãi suất cao, dưới hình thức thành lập "công ty", đối tượng điều hành hoạt động này là vợ chồng Nguyễn Văn Hiếu và Phạm Thị Vân Anh. Tham gia vào ổ nhóm còn có Nguyễn Văn Luân, đối tượng có nhiệm vụ đi thu tiền lãi... Quá trình vay, các đối tượng chia làm nhiều công đoạn. Ban đầu, những người có nhu cầu vay tiền sẽ gặp Hiếu, ký kết và thỏa thuận mức lãi suất. Sau đó, Vân Anh sẽ ghi ghép lại vào sổ sách bằng các ký hiệu riêng.
Từ các căn cứ thu thập được, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ đã lên kế hoạch phá án. 17h55 ngày 16-3, Phòng Cảnh sát hình sự chia làm nhiều mũi đã thực hiện lệnh khám xét nơi của Cao Mạnh Thắng, bắt quả tang đối tượng khi đang nhận 5 tin nhắn đánh bạc bằng hình thức số lô đề từ Phạm Mạnh Cường (SN 1980, ở phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ) và nhận tin nhắn số lô, đề của nhiều người khác ở trong và ngoài địa bàn thị xã Phú Thọ với tổng số tiền hơn 40 triệu đồng. Cùng thời điểm này, cơ quan CSĐT đã tiến hành khám xét khẩn cấp tại 5 điểm khác nhau ...
Quá trình đấu tranh, Thắng khai nhận dưới hình thức thành lập "công ty", trong thời gian từ tháng 1-2019, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Trọng An, Bạch Phi Vũ, Vũ Hoàng Cương và Nguyễn Văn Luân đã cho vay lãi nặng. Cụ thể, mỗi người góp 50 triệu đồng, tổng cộng là 250 triệu đồng, tổ chức cho vay lãi suất 4 nghìn đồng/ triệu đồng/ người. Lợi nhuận từ việc cho vay lãi nặng trên được chia đều mỗi người 20%.
Hiếu cho biết, khoảng thời gian từ tháng 2-2018 đến tháng 3-2019, Hiếu cùng với Phạm Thị Vân Anh, Trần Trọng An, Bạch Phi Vũ, Nguyễn Văn Luân, Phùng Thị Thanh Lan... cũng góp vốn để cho vay nặng lãi; mỗi đối tượng góp 150 triệu đồng, riêng Thắng góp 50 triệu đồng.
Tính đến ngày 25-3, cơ quan CSĐT đã làm rõ được 13 người bị hại với tổng số tiền cho vay lên tới gần 400 triệu đồng. "Con nợ" trong vụ án này phần lớn là các cán bộ công chức, do cần vốn làm ăn mà rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Nhiều trường hợp phải thế chấp cả quyết định tuyển dụng để vay tiền, tình cảnh hiện nay vô cùng khó khăn. Hiện vụ án đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục củng cố hồ sơ, làm rõ vai trò của một số đối tượng có liên quan trong đường dây.
Xuân Mai
Theo cand.com.vn
Góc khuất của tín dụng "đen" (3): Cảnh báo những "tuyệt chiêu" đòi nợ Dọa dẫm, khủng bố tinh thần không chỉ con nợ mà cả gia đình họ là những chiêu thức mà hoạt động tín dụng đen thường sử dụng khi đòi nợ... Trong những ngày thử làm "nạn nhân" của hoạt động tín dụng đen, chúng tôi nhận thấy các tổ chức tín dụng đen hoạt động rất tinh vi, len lỏi khắp các...