Phú Thọ: Làng tỷ phú nuôi rắn hổ mang bế tắc, nhà nào cũng ôm một đống nợ
“Ở đây nhà nào cũng nợ, ít thì vài trăm, nhiều thì 5-7 tỷ đồng. Cứ tình hình ế ẩm thế này chắc phải bán nhà mà trả nợ thôi”, ông Nguyễn Hữu Thuật, Trưởng làng nghề nuôi rắn hổ mang Tứ Xã, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) buồn bã tâm sự.
Làng tỷ phú nuôi rắn hổ mang nổi tiếng một thời đang bế tắc.
Làng nghề nuôi rắn hổ mang Tứ Xã (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) được hình thành từ những năm 1993. Sau thời gian phát triển mạnh, năm 2007, nơi đây chính thức được công nhận là làng nghề.
Giai đoạn cực thịnh của làng nghề nuôi rắn Tứ Xã là những năm 2010. Khi đó, mỗi năm, tổng khối lượng rắn xuất khẩu thương thẩm là hơn trăm tấn rắn hổ mang với giá bán 700.000 – 800.000 đồng/con.
Nhờ nuôi rắn, trước đây nhiều hộ dân ở Tứ Xã đã đổi đời, thành triệu phú, tỷ phú, xây nhà kiên cố, sắm vật dụng đắt tiền
Sang đến năm 2016, làng nghề chuyển mô hình từ nuôi rắn hổ mang thương phẩm sang nuôi rắn hổ mang sinh sản do nhu cầu thị trường tăng mạnh. Thời điểm rực rỡ nhất, các hộ nuôi rắn hổ mang xuất cả trăm vạn trứng và rắn con sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Thậm chí các thương lái từ Lạng Sơn, Móng Cái về ăn ngủ tại làng để tìm kiếm nguồn hàng. Giá trứng rắn hổ mang cao điểm nhất vào năm 2018 lên đến 80.000 đồng/quả.
Sở dĩ thị trường Trung Quốc thu mua trứng rắn, rắn hổ mang giống mạnh tay như vậy do phong tục, sở thích ăn thịt rắn với thực đơn các món đa dạng về rắn. Thậm chí, theo một người dân Tứ Xã cho hay, ở Trung Quốc có những tiệc cưới chỉ dùng thịt rắn với lượng tiêu thụ lên đến hàng tấn.
Nhưng nay, nhiều hộ phải thu hẹp quy mô nuôi rắn hổ mang, thậm chí là bỏ chuồng không vì càng nuôi càng lỗ
Trong giai đoạn đó, làng nghề đã xuất hiện nhiều tỷ phú nắm trong tay vài nghìn con rắn hổ mang đang thời kỳ sinh sản, mỗi tháng xuất đi hàng tấn trứng và rắn con. Qua đó, kinh tế xã hội của địa phương cũng được cải thiện rõ rệt. Nhà cao cửa rộng mọc lên san sát, đường sá cũng được người dân bỏ tiền ra xây sửa, cải tạo, đời sống của người dân được nâng cao.
Thế nhưng, cơn bão dịch Covid-19 tràn qua Trung Quốc, rồi “hoàn lưu” bão dịch Covid-19 quét qua các làng tỷ phú nuôi rắn hổ mang của Việt Nam đã khiến cả làng nghề điêu đứng vì rắn. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc hiện nay bị đóng băng vì lệnh cách ly, các cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn “nội bất xuất, ngoại bất nhập” đối với mặt hàng rắn hổ mang, trứng rắn hổ mang. Còn trong nước, nơi tiêu thụ nhiều nhất là các khu du lịch ở phía Nam đông khách Trung Quốc nay cũng giảm đi đáng kể do vắng khách.
Trở lại Tứ Xã sau 1 năm, PV Dân Việt kinh ngạc vì sự vắng vẻ, đìu hiu, buồn bã ở khắp đường làng, ngõ xóm, trong các gia đình không còn tiếng cười nói của người dân, tiếng xe cộ tấp nập ra vào.
“Giá trứng rắn hổ mang bây giờ tụt thê thảm lắm. Cuối năm ngoái, còn được 45.000 – 55.000 đồng/quả, năm nay thì vô giá (không có giá). Chúng tôi bây giờ phải bán tháo 3.000 đồng/quả trứng rắn hổ mang mà còn chẳng ai mua. Bĩ cực quá, người dân phải hủy trứng không cho nở, không thì đổ hết xuống ao, có nhà còn hấp lên ăn dần. Xót lắm, nó là kế sinh nhai, nuôi cả gia đình bao lâu nay, bây giờ khác gì tự chặt đi cái tay cái chân của mình đâu, nhưng không hủy thì lấy đâu tiền mà nuôi…”, Nguyễn Hữu Thuật, Trưởng làng nghề nuôi rắn hổ mang Tứ Xã buồn bã tâm sự.
Ở Tứ Xã, rắn nuôi chủ yếu là rắn hổ mang phì, trọng lượng khoảng 2- 3kg là xuất, thời gian nuôi khoảng 2 năm. Thức ăn chủ yếu của rắn hổ mang là gà, cá, vịt loại mua gom từ khắp nơi ở miền Bắc, trong các trại gà của nhà nước và tư nhân. Trước kia, cứ 4 – 5 ngày cho rắn hổ mang ăn một bữa, giờ thì hàng chục ngày mới cho ăn một lần vì càng cho ăn càng tốn tiền”, ông Thuật chia sẻ.
Ngay cả cửa hàng rắn to nhất Tứ Xã cũng trong tình trạng cửa đóng then cài vì ít thực khách đến thưởng thức món này.
Cũng theo ông Thuật, đến nay 1/4 số hộ nuôi rắn đã bỏ nghề, đi làm thuê, làm mướn, thậm chí bán nhà, bỏ xứ mà đi.
Đáng nói hơn, hiện nay, không có lối ra nào cho người dân vì thị trường rắn hổ mang phụ thuộc hết vào Trung Quốc. Cả làng giờ không ai dám “gối” rắn giống, vì không biết được thị trường tới đây như thế nào. Kéo theo đó là nhân công giảm đáng kể, nguồn thu ngày càng bấp bênh. Chừng nào dịch Covid-19 còn diễn biến mạnh, thị trường đóng băng thì các hộ nuôi còn khổ. Mong muốn lớn nhất của người dân lúc này là nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân giãn nợ, giảm lãi suất ngân hàng để người dân tìm đầu ra xoay vòng vốn.
Theo ý kiến của nhiều hộ dân Tứ Xã, nếu không có sự “ra tay hỗ trợ” kịp thời của các cấp chính quyền, các ngành viễn cảnh người dân lâm vào cảnh nợ nần, trắng tay, làng nghề Tứ Xã vì thế mà teo tóp, tàn lụi sẽ không còn xa.
Ô nhiễm môi trường ở mức báo động
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa có báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019 trên phạm vi cả nước, gửi đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội XIV.
Báo cáo cho biết trong năm 2019, ô nhiễm không khí là vấn đề gây lo ngại trong nhân dân. Theo đánh giá, một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng tại một số thành phố lớn là do phát thải của các phương tiện cơ giới. Tại Hà Nội có hơn 770.000 ôtô và gần 5,8 triệu xe máy; TP HCM có khoảng 870.000 ôtô và hơn 8 triệu xe máy lưu thông hằng ngày khiến ô nhiễm không khí ở 2 địa phương này rất nghiêm trọng.
Về ô nhiễm mặt nước, trong năm 2019, trên cả nước có hơn 32 triệu m3 nước thải chăn nuôi, gần 16 tỉ m3 nước thải nuôi trồng thủy sản và lượng lớn nước thải từ các làng nghề thải trực tiếp ra hồ, sông, kênh, rạch làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Chính phủ đánh giá ô nhiễm nước mặt trong các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, nhất là trên các hồ, sông, kênh, rạch vẫn diễn biến phức tạp, chưa có nhiều cải thiện.
Về ô nhiễm môi trường đất, báo cáo lưu ý tại một số khu vực tập trung sản xuất công nghiệp, làng nghề tiếp tục có hiện tượng ô nhiễm kim loại nặng, như ở xã Thạch Sơn (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), làng nghề tái chế Châu Khê (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), KCN Hòa Khánh (TP Đà Nẵng)... Theo kết quả thống kê, do ảnh hưởng trực tiếp từ xả thải, cả nước có khoảng 11 triệu ha đất đang bị thoái hóa và nguy cơ bị thoái hóa, giảm chất lượng, giảm năng suất, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp, dẫn đến nguy cơ không bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và mất cân bằng hệ sinh thái, môi trường.
Một nhà máy thải khói đen gây ô nhiễm môi trường tại huyện Củ Chi, TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Cũng theo báo cáo, trong năm 2019, các nguồn ô nhiễm tăng nhanh về số lượng, phát sinh nhiều loại hình chất thải, chất ô nhiễm, trong đó có chất thải nguy hại và các chất ô nhiễm độc hại đối với môi trường và con người. Tính đến hết năm 2019, cả nước có 372 KCN đã được thành lập, trong đó có 280 KCN đã đi vào hoạt động; bên cạnh đó có 698 cụm công nghiệp đang hoạt động. Với 846 đô thị, ước tính hằng ngày phát sinh hơn 7 triệu m3 nước thải sinh hoạt và hơn 35.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt, là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt và các vấn đề vệ sinh môi trường khu vực đô thị và vùng lân cận ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, cả nước hiện có 4.575 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề để phát sinh các chất ô nhiễm độc hại, đang là những điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở một số địa phương, nhất là trên lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Bắc Hưng Hải ở miền Bắc.
Đó là chưa kể ở nhiều địa phương đang tồn tại nhiều cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nằm xen lẫn trong các khu dân cư, khu vực đô thị, kể cả làng nghề. Đây là những cơ sở có lưu giữ hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại, các chất ô nhiễm độc hại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân xung quanh. Điển hình là sự cố cháy nổ hóa chất tại Công ty CP Phích nước Rạng Đông (Hà Nội) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường, sức khỏe và cuộc sống của người dân xung quanh khu vực nhà máy.
Về kết quả xử lý vi phạm, báo cáo cho biết trong năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai 17 đoàn thanh - kiểm tra đối với gần 400 cơ sở; qua đó xử phạt vi phạm hành chính trên 55 tỉ đồng. Bộ Công an cũng đã phát hiện 26.640 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, với 26.471 tổ chức, cá nhân; đã chuyển cơ quan CSĐT các cấp đề nghị khởi tố 375 vụ, 670 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính 21.889 vụ, hơn 308 tỉ đồng.
Bệnh nhân tái dương tính được công bố khỏi bệnh: "Đây là 1 kỷ niệm lạ lùng nhất với mình, mình rất lo cho những người đã tiếp xúc gần" "Mình rất buồn và hụt hẫng khi nhận kết quả tái dương tính. Mình lo nhất cho những người đã tiếp xúc gần, còn bản thân vẫn hoàn toàn ổn định, không xuất hiện lại biểu hiện lâm sàng", V. nói. Hai trong số 14 bệnh nhân tái dương tính Covid-19, đã chính thức được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương công...