Phú Thọ: Có tay nghề tốt, nông dân yên tâm làm giàu
Nhờ được học nghề, hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay… nên nhiều nông dân ở Phú Thọ đã mạnh dạn xây dựng mô hình phát triển kinh tế gia đình. Sau thời gian triển khai, các mô hình đều phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.
Nâng cao thu nhập sau học nghề
Vừa trộn thuốc bổ vào thức ăn cho đàn gà, chị Đinh Thị Hoan (dân tộc Mường) ở xóm Đình, xã Thượng Long, huyện Yên Lập vừa cho hay: Trước đây khi thời tiết giao mùa gà hay bị cảm. Những lúc đó, chị cũng chỉ biết cắt tỏi cho gà ăn để tăng sức đề kháng nhưng gà vẫn hay chết, con nào qua khỏi thì gầy yếu. Sau khi hoàn thành khóa học chăn nuôi gà do Hội tổ chức, chị Hoan biết lúc nào nên chủ động phòng bệnh cho gà để giảm được hao hụt.
Sau lớp học nghề chăn nuôi gà, chị Đinh Thị Tỵ đã đầu tư nuôi gà hiệu quả. Ảnh: Thu Hà
Hiện chị Hoan đang nuôi hơn 2.000 gà sinh sản. Giống gà chị Hoan nuôi là giống gà ta. Trứng gà đẻ ra đến đâu, chị Hoan không ăn hay bán mà gom lại bỏ vào máy ấp trứng để sản xuất con giống. Chị Hoan phấn khởi nói: “Cứ 3 ngày tôi gom được 1 khay đầy trứng cho vào máy ấp. Mỗi tháng tôi xuất bán 500 con gà giống với giá 10.000 đồng/con, thu về 5 triệu đồng. Đồng thời mỗi tháng tôi thu về thêm 2 triệu đồng nhờ bán thịt gà ta thương phẩm. Trừ hết chi phí, mỗi tháng tôi có lãi 4 triệu đồng từ nuôi gà”.
Tương tự chị Hoan, chị Hoàng Thị Thơm (ở xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh) cũng áp dụng hiệu quả kiến thức sau học nghề. Chị Thơm cho biết: Trước khi học nghề, gia đình chị từng chăn nuôi gà, lợn quy mô nhỏ, song hiệu quả không cao do đàn vật nuôi sinh trưởng chậm, đôi khi dịch bệnh dẫn đến thất thu. Năm 2017, chị đã cùng nhiều hội viên trong khu đăng ký tham gia lớp học sơ cấp nghề chăn nuôi thú y 3 tháng do Hội ND tổ chức.
“Trong thời gian học nghề, tôi đã hiểu thêm phương pháp phòng bệnh cho vật nuôi cũng như cách chăm sóc, lựa chọn thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh trưởng từng loài, từng thời kỳ. Nhờ đó, kinh tế gia đình tôi đã khá hơn trước”- chị Thơm phấn khởi kể.
Còn chị Nguyễn Thị Hoa – hội viên nông dân khu 4, xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông được học lớp may công nghiệp do Hội ND huyện phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện tổ chức. Sau 3 tháng học, giờ đây chị Hoa đã nộp đơn vào công ty may. Chị cho biết: “Bản thân chỉ làm nông, sau khi Hội ND huyện có chương trình đào tạo dạy nghề may, tôi đã xin được theo học để sau này tìm được công việc phù hợp với nghề mình học và phát triển kinh tế ổn định bằng chính nghề của mình”.
Video đang HOT
Hơn 80% có việc làm sau học nghề
Hội ND huyện Phù Ninh là một trong nhưng đơn vị cơ sở Hội thực hiện tốt công tác dạy nghề, tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân. Giai đoạn 2016-2019, Hội ND huyện Phù Ninh đã phối hợp các ngành tổ chức 216 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi cho gần 16.000 lượt hộ nông dân; phối hợp tổ chức 18 lớp dạy nghề, cấp chứng chỉ cho 710 hội viên.
Riêng năm 2019, Hội ND huyện đã phối hợp Trung tâm Hỗ trợ và giáo dục nghề nghiệp Hội ND tỉnh mở lớp đào tạo, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề trồng rau an toàn cho 35 hội viên ở xã Hạ Giáp. Cùng với đó, các cấp hội trong huyện còn phối hợp ngành nông nghiệp tổ chức 78 lớp tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho 5.320 lượt cán bộ, hội viên nông dân.
Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi từ đó cũng đạt nhiều kết quả khả quan. Năm 2019, toàn huyện có gần 7.000 hộ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó 21 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, 355 hộ giỏi cấp tỉnh… Điển hình trên các lĩnh vực sản xuất có thể kể đến mô hình trang trại tổng hợp của hộ ông Trần Văn Hoa (ở xã Trị Quận) mang lại thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 15 lao động; mô hình chăn nuôi của hộ ông Nguyễn Văn Thao (ở xã Tiên Du) cho thu nhập 1,1 tỷ đồng/năm… Đáng chú ý các hộ nông dân giỏi đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ 36 hộ hội viên khác thoát nghèo.
Theo báo cáo Hội ND tỉnh Phú Thọ: Trong 3 năm qua, Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp thuộc Hội ND tỉnh Phú Thọ đã mở gần 40 lớp, đào tạo và cấp chứng chỉ trình độ sơ cấp nghề cho trên 1.000 học viên với các nghề phi nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Sau khi học nghề, gần 80% lao động được đào tạo nghề nông nghiệp đều tự tạo được việc làm, một số lao động sau khi được đào tạo đã mạnh dạn đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, máy móc tại gia đình, tự bản thân có thể phòng và trị các loại bệnh thông thường trên đàn vật nuôi.
Bà Hà Thị Hương – Chủ tịch Hội ND tỉnh Phú Thọ cho biết: Thời gian tới, Hội ND tỉnh tiếp tục rà soát nhu cầu học nghề đối với lao động trên địa bàn, trên cơ sở đó định hướng những ngành nghề phù hợp cho người lao động và tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Đồng thời đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, tư vấn việc làm, hoạt động dịch vụ hỗ trợ hội viên, nông dân có nhu cầu.
Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo lại lập đỉnh, thịt nhập loạn giá
Giá heo hơi hôm nay 3/5 tiếp tục ghi nhận sự khởi sắc, ở nhiều địa phương miền Bắc, giá heo hơi đã đạt trên 90.000 đồng/kg. Đáng nói là, lượng heo khan hiếm khiến thương lái tranh mua cả heo nhỏ.
Giá heo hơi hôm nay 3/5 ở miền Bắc: Sắp cán mốc mới
Theo nhiều chủ trang trại chăn nuôi heo ở miền Bắc, giá heo hơi mấy ngày nghỉ lễ đột nhiên quay đầu tăng vọt. Nguyên nhân là do sau thời gian cách ly toàn xã hội, người dân có tâm lý vui chơi sau nhiều ngày thực hiện giãn cách, nhiều khu du lịch, nhà hàng cũng đã hoạt động trở lại.
Nhờ đó, giá heo hơi hôm nay ở Thái Nguyên đã đạt 90.000 - 91.000 đồng/kg; thậm chí do khan hiếm heo to, thương lái mua cả những con heo mới đạt 85 - 90 kg/con.
Tại Hà Nội, giá heo hơi cũng dao động trong khoảng 90.000 - 91.000 đồng/kg; riêng tại Hưng Yên, heo đẹp, chăn nuôi theo quy trình an toàn có thể đạt mức 93.000 đồng/kg.
Anh Trần Quốc Toản, một chủ trại nuôi heo ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên) cho biết, giá heo hơi vài ngày tới có thể đạt mức 95.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh như Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, giá heo hơi cũng đạt 88.000 - 89.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 3/5 tiếp tục khởi sắc ở nhiều tỉnh miền Bắc. Trong ảnh: Nhân viên Công ty CP nông nghiệp An Tâm (xã Lương Sơn, huyện Yên Lập, Phú Thọ) làm sạch thịt lợn trước khi xuất bán. Ảnh: Báo Phú Thọ.
Giá heo hơi hôm nay 3/5 ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vẫn ổn định ở mức cao, bình quân đạt 88.000 - 90.000 đồng/kg.
Theo đó, giá heo hơi hôm nay ở Quảng Nam, Thanh Hoá và Nghệ An đạt 90.000 đồng/kg, cao nhất vùng.
Các địa phương khác như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Khánh Hoà, Quảng Ngãi,... giá heo hơi hôm nay được giao dịch ở mức 88.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá heo hơi ở Đăk Lăk, Lâm Đồng đạt 85.000 - 87.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 3/5 ở các tỉnh miền Nam ổn định trong khoảng 85.000 - 88.000 đồng/kg. Cụ thể, giá heo hơi ở Đồng Nai đạt 85.000 đồng/kg.
Trong khi đó Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và TP HCM giá heo hơi trong khoảng 84.000 - 85.000 đồng/kg, tức giảm 4.000 đồng/kg so với thời gian trước.
Tại miền Tây, giá heo hơi hôm nay tại Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Vĩnh Long được thương lái thu mua tại chuồng nằm trong khoảng từ 84.000 - 85.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại, giá heo hơi trong ngày dừng ở ngưỡng 88.000 đồng/kg.
Giá thịt lợn nhập khẩu tại các siêu thị khá ổn định. Ảnh: I.T
Thịt lợn nhập khẩu loạn giá
Trong khi giá thịt lợn tại các chợ dân sinh không thay đổi so với mấy ngày trước, bình quân khoảng 140.000 - 170.000 đồng/kg tùy loại thì giá thịt lợn nhập khẩu lại nhảy múa, mỗi nơi một kiểu.
Ví dụ, trên nhiều trang bán hàng online, facebook, thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ được rao bán với giá chỉ từ 150.000-180.000 đồng/kg, tùy loại; trong khi thịt ba chỉ nhập từ Brazil giá 110.000 đồng/kg; nạc dăm Brazil 115.000 đồng/kg; ba rọi heo Brazil 150.000 đồng/kg...
Nhiều cửa hàng thực phẩm ở TP.Hồ Chí Minh niêm yết giò heo Canada giá 79.000 đồng/kg, sườn BBQ 109.000 đồng/kg, móng heo 85.000 đồng/kg, thịt xay 120.000 đồng/kg, nạc vai 130.000 đồng/kg. Cao nhất là giá ba rọi heo Ba Lan 165.000 đồng/kg, sườn non 159.000 đồng/kg, thịt nạc dăm Tây Ban Nha 152.000 đồng/kg...
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 28/4, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 50.000 tấn thịt lợn, chủ yếu từ Canada, Brazil, Đức, Ba Lan, Mỹ và Liên bang Nga.
Tính riêng khối lượng thịt lợn nhập khẩu từ Liên bang Nga, sau hơn 3 tháng đạt khoảng 2.400 tấn, trong đó nhập từ Tập đoàn Miratorg 2.010 tấn.
Giá thịt heo nhập khẩu từ các quốc gia này về tới cảng Việt Nam trung bình khoảng 2,55 USD/kg, tương đương 60.000 đồng/kg, tùy loại sản phẩm. Như vậy, so với giá bán trong nước thì mức giá này đang hết sức cạnh tranh và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cao của châu Âu.
Vốn đến tay, nhà nông nuôi gà, nuôi trâu mà khấm khá Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng trăm nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nâng cao thu nhập. Xóa nghèo từ vốn vay ưu đãi Nhiều năm trước, gia đình anh Ngọc Văn Tỵ và vợ là chị Đinh Thị...