Phú Thọ: Chiêu lừa “quái dị” của HTX Ngọc Đăng nhằm chiếm đoạt lươn giống của nông dân
Sau khi bán lươn cho bà con nông dân ở nhiều tỉnh thành, hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi Ngọc Đăng đã nhận đủ tiền. Sau đó, bằng thủ đoạn đưa ra thông tin lươn giống bị yếu, HTX này đã lấy lươn đi và không hề trả lại lươn giống cho bà con, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
Phản ánh tới PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Tuấn (xã Cao Đại, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho biết, ngày 26/2/2020, ông đã ký hợp đồng mua bán số 007/HĐMB-HTX với ông Hà Huy Ngọc – Chủ tịch HĐQT HTX Chăn nuôi Ngọc Đăng (xã Tam Sơn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ).
Người dân kéo đến Công an huyện Cẩm Khê để tố cáo hành vi lừa đảo của HTX Ngọc Đăng
Nội dung hợp đồng thể hiện: Ông Tuấn (bên mua) mua 500kg lươn, loại 100 con/kg giá 330.000 đồng/kg với tổng số tiền thanh toán là 165 triệu đồng cho HTX Chăn nuôi Ngọc Đăng (bên bán). Ông Tuấn đặt cọc 65 triệu đồng cho ông Ngọc, số tiền còn lại sẽ thanh toán sau khi hai bên giao, nhận lươn.
Theo hợp đồng này, ngày 14/3/2020, trực tiếp ông Ngọc đã mang lươn đến giao cho ông Tuấn tại trang trại. Sau khi nhận, lươn bơi khỏe, ông Tuấn đã thanh toán nốt số tiền còn lại cho ông Ngọc. Tuy nhiên, đến ngày 15/3, ông Nguyễn Danh Hưng (nhân viên kỹ thuật chăm sóc lươn giống của HTX Chăn nuôi Ngọc Đăng) đến trang trại nhà ông Tuấn và cho biết lươn giống bị yếu, cần mang đi xử lý.
Ông Nguyễn Văn Tuấn và bể nuôi lươn bị bỏ trống
Lập tức, cùng ngày, ông Ngọc, ông Hưng và 3 người khác cho xe về trang trại của ông Tuấn bắt lươn giống (được cho là yếu) để mang đi xử lý, đồng thời cho biết sẽ trả lại lươn giống khỏe cho ông Tuấn. Việc HTX Chăn nuôi Ngọc Đăng bắt lươn mang đi được lập biên bản do ông Ngọc ký giấy xác nhận, đồng thời có sự chứng kiến của của HTX và người nhà ông Tuấn. Tuy nhiên đến nay, HTX Chăn nuôi Ngọc Đăng không trả lại lươn giống cho ông Tuấn và chỉ cho biết lươn giống đã chết.
“Đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cá nhân trong HTX, trong đó có ông Ngọc, ông Hưng đã tạo ra thông tin lươn yếu – việc này không hề có trong nội dung hợp đồng đã ký nhằm mục đích mang lươn từ trang trại của tôi đi. Hậu quả, tôi đã bị thiệt hại số tiền 158 triệu đồng”, ông Tuấn bức xúc.
Cũng theo ông Tuấn, đây là số tiền rất lớn, để có đủ tiền mua lươn giống, gia đình ông đã phải vay ngân hàng, chịu lãi hằng tháng. Từ việc mất lươn, thiệt hại tiền, chuồng trại chăn nuôi của gia đình cũng phải bỏ trống vì không có tiền tái đàn. Cuộc sống, vốn dĩ khó khăn, nay càng thêm khó khăn, điêu đứng hơn.
Ông Tuấn cho biết thêm, ông đã nhiều lần liên hệ bằng các hình thức (điện thoại, nhắn tin) để được gặp trực tiếp ông Ngọc thì bị ông Ngọc trốn tránh trách nhiệm không phản hồi, chặn liên lạc. Đáng nói, ông Tuấn và người nhà còn bị ông Ngọc đe dọa: “… Lượn về nhà đi, nếu cố tình đến đây (trụ sở HTX Chăn nuôi Ngọc Đăng – PV) thì không có đường trở về…”.
Ông Nguyễn Văn Nhạc bức xúc về chiêu lừa tinh vi, chuyên nghiệp của HTX Ngọc Đăng.
Cùng thủ đoạn tương tự, ông Hà Huy Ngọc và những cá nhân khác trong HTX Chăn nuôi Ngọc Đăng đã lấy đi và không trả lại lươn giống (hoặc tiền) cho các hộ nông dân ở Phú Thọ và nhiều tỉnh thành khác, với số tiền ước tính ban đầu là hàng tỷ đồng.
Trong đó, tại Phú Thọ có thể kể đến một số hộ điển hình: Ông Nguyễn Văn Nhạc (khu 5, xã Hoàng Xá, Thanh Thủy) thiệt hại 38,5 triệu đồng; ông Phạm Văn Hữu (xã Minh Lương, huyện Đoan Hùng) thiệt hại gần 30 triệu đồng; ông Hoàng Văn Võ (xã Bằng Doãn, huyện Đoan Hùng) thiệt hại 15 triệu đồng; hộ ông Phạm Văn Đăng (xã Minh Lương, huyện Đoan Hùng) thiệt hại 28 triệu đồng…
Tại Hải Phòng, hộ ông Quách Văn Mạnh (xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng) bị mất hơn 200 triệu đồng; hộ ông Thành tại tỉnh Yên Bái bị mất 125 triệu đồng; hộ ông Đông ở Hà Nội mất 120 triệu đồng; hộ ông Phạm Văn Tuân (xã Lâm Xa, Bá Thước, Thanh Hóa) mất hơn 80 triệu đồng; hộ ông Ma Quang Sỹ (xã Kim Bình, Chiêm Hóa, Tuyên Quang) mất 34,5 triệu đồng…
Trước sự việc này, các hộ dân đã đồng loạt gửi đơn tố cáo hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của các cá nhân HTX Chăn nuôi Ngọc Đăng đến Công an huyện Cẩm Khê (Phú Thọ).
HTX Ngọc Đăng luôn trong tình trạng cửa đóng then cài.
Ông Phùng Quang Hân, Đội trưởng Đội CSĐT (Công an huyện Cẩm Khê) cho biết, đến nay đơn vị đã nhận được nhiều đơn tố giác của người dân, tố cáo Hà Huy Ngọc (SN 1987, Chủ tịch HĐQT HTX Chăn nuôi Ngọc Đăng) có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức ký hợp đồng mua bán lươn giống.
Ông Hân khẳng định, ban đầu khi tiếp nhận đơn tố giác, xác định có dấu hiệu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra, xác minh cho thấy, vụ việc mang tính chất dân sự, không có dấu hiệu tội phạm.
Ông Hân dẫn giải: Đơn cử, tại Thông báo số 03/TB của Cơ quan CSĐT (Công an huyện Cẩm khê) ngày 11/1/2020 gửi đến 11 người dân tố cáo ông Ngọc nêu rõ, quá trình kiểm tra, xác minh tố giác xác định hợp đồng mua bán lươn giống giữa ông Ngọc và 11 người dân là tranh chấp dân sự không có dấu hiệu của tội phạm. Do đó, cơ quan CSĐT Công an huyện Cẩm Khê không khởi tố vụ án hình sự đối với tố giác của công dân.
Với thông báo của công an huyện Cẩm Khê, người dân đều cho rằng chưa thỏa đáng. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp đang bị xâm hại, người dân khẩn thiết kiến nghị Công an huyện Cẩm Khê điều tra dấu hiệu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cá nhân HTX Chăn nuôi Ngọc Đăng…
Hàng trăm người dân mang lưới bắt cá sau sự cố vỡ đập chứa 600.000m3 nước
Sau sự cố đập chứa nước Đầm Thìn (Phú Thọ) bị vỡ, hàng trăm người dân địa phương kéo nhau mang thuyền, lưới để bắt cá bất chấp nguy hiểm rình rập.
Video: Vỡ đập, nước ồ ạt tràn xuống nhấn chìm hàng chục ha hoa màu ở Phú Thọ
Sáng 28/5, đập chứa nước Đầm Thìn (xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) rộng hơn 15 ha, chứa khoảng 600.000 m3 nước bị vỡ.
Chiều dài đoạn đập bị vỡ khoảng 5m, lượng nước lớn ồ ạt tràn xuống hạ du.
Đại diện Phòng NN&PTNT huyện Cẩm Khê cho biết: "Đập vỡ khoảng 5m. Ngay sau sự cố xảy ra, huyện đã huy động toàn bộ quân đội, dân quân và các xã quanh vùng khơi thông dòng chảy. Đồng thời, huyện đã sơ tán 17 hộ dân trong vùng hạ du để đảm bảo an toàn. Về tài sản hoa màu, huyện đang thống kê thiệt hại".
Sau khi nước rút, người dân mang thuyền, lưới xuống lòng đập để bắt cá.
Dưới hạ lưu cũng có cả trăm người dùng lưới, xiên, dao, nơm và tay không để bắt cá.
Người dân bắt được chủ yếu cá mè, cá trôi.
Theo người dân, cá bắt được có trọng lượng tương đối lớn, có con lên tới 6kg
Nhiều người bắt được cả chục kg cá.
Một người bị chết, 8 người bị thương do mưa dông ở Phú Thọ Theo thống kê mới nhất của Ban Chi huy phong chong thien tai va tim kiem cuu nan tinh Phú Thọ lúc 16 giờ chiều 9/5, tu đem 8/5 đen rang sang 9/5, mua lon kem theo dong loc đa lam 1 người bị chết, 8 nguoi bi thuong, gây thiet hai nhieu tai san nha cua va hoa mau cua nguoi dan...