Phú Thăng – Người đàn ông ác nhất màn ảnh Việt
Trên sân khấu cũng như ở trên phim truyền hình, Phú Thăng được xem là một trong những nghệ sĩ thành công ở những vai phản diện, những nhân vật hai mặt.
Phú Thăng sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, cha là nhà viết kịch nổi tiếng một thời – Đoàn Phú Tứ, lại là cậu ấm trong gia đình có 5 anh em. Nhưng dường như cuộc đời nghệ thuật lẫn đường tình duyên của anh không mấy suôn sẻ. Anh kết hôn ở tuổi 37 khi đã “ngán” cuộc sống của “ông hoàng độc thân”. Đối với người đàn ông này, mọi “giá trị thặng dư” của cuộc sống và tình yêu luôn ở phía trước.
Nghệ sĩ Phú Thăng thành công bằng nhiều vai diễn phản diện.
“Số tôi, đường tình lẫn sự nghiệp đều kém may mắn”
Ít ai biết được anh là con trai út của nhà thơ, dịch giả, nhà viết kịch nổi tiếng, thành viên nhóm Xuân Thu Nhã Tập và cũng là chủ nhiệm tờ báo Tinh Hoa thời kỳ tiền chiến – Đoàn Phú Tứ. Anh là người con duy nhất trong gia đình 5 anh chị em theo nghệ thuật. Vì là con út, sự cách biệt tuổi tác của anh với người cha nổi tiếng tài hoa của mình khá nhiều nên ảnh hưởng của cha tới con đường nghệ thuật của anh không nhiều. Trong tâm tưởng của nghệ sĩ Phú Thăng, người cha nổi tiếng của mình khá kiệm lời, chỉ khi có bạn bè văn chương hay bậc tri kỷ tới chơi, nhà thơ mới trở nên sôi nổi, nhiệt tâm.
Năm 1951, sau sự kiện Đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ làm đơn tố cáo ông Trần Dụ Châu, một đại tá quân đội phụ trách quân nhu tham nhũng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trần Dụ Châu bị tử hình, Đoàn Phú Tứ đào nhiệm và về sống cuộc sống khá ẩn dật. Kể từ thời điểm này, ông sống cuộc sống vất vả, cùng vợ nuôi 5 đứa con. Ông không công tác chính thức tại một cơ quan nào, đi giảng dạy tại một số trường đại học và tiếp tục nghiên cứu, làm dịch thuật và viết kịch.
Nghệ sĩ Phú Thăng cho biết: “Làm con của người nghệ sĩ nổi tiếng, nếu không theo nghề thì thôi nhưng đã theo rất vất vả vì áp lực từ cái bóng của cha quá lớn. Tôi lại khá thiệt thòi khi mới manh nha vào nghề cha tôi mất, khi đó tôi mới vào làm ở nhà hát kịch Hà Nội được 1, 2 năm, mới là anh diễn viên quèn. Tuy không được ảnh hưởng nhiều từ việc truyền thụ kinh nghiệm nghệ thuật cho con, đặc biệt ở lĩnh vực sân khấu kịch, nhưng năng khiếu nghệ thuật và sự tự trọng một người con của nhà thơ Đoàn Phú Tứ luôn nhắc nhở tôi phải cố gắng, không để mình lười nhác mà thua kém bạn bè”.
Tuy nhiên, theo Phú Thăng, nghề diễn dù có tài năng thế nào cũng phải trải qua giai đoạn thử thách và trau dồi kinh nghiệm. Sau 5-6 năm làm diễn viên phụ, vai diễn quần chúng rồi tới những vai thứ, anh dần khẳng định được tài năng và kinh nghiệm trên sân khấu.
Trên sân khấu cũng như ở trên phim truyền hình, Phú Thăng được xem là một trong những nghệ sĩ thành công ở những vai phản diện, những nhân vật hai mặt, cái xấu xa được thể hiện một cách từ từ, gián tiếp. “Có người vào nhân vật nào, chỉ nhìn cái là biết loại nhân vật phản diện hay chính diện, nhưng cũng có những nghệ sĩ lại vào theo kiểu gián tiếp. Ví như một nhân vật bề ngoài tốt nhưng khi lâm vào tình thế nào đó là bộ mặt thật, hoặc con người thứ hai mới trỗi dậy, đó cũng là một nhân vật phản diện”.
Tuy nhiên Phú Thăng cho hay, cách diễn này đòi hỏi vốn văn hóa, sự biểu lộ của cơ mặt và kinh nghiệm người diễn viên trong nhiều năm.
Hơn 30 năm làm nghề, đã cống hiến nhiều vai diễn ấn tượng cho khán giả qua nhiều phim truyền hình nhưng dường như số anh khá lận đận. Anh thừa nhận: “Số tôi không may mắn cả đường tình lẫn đường sự nghiệp nhưng làm nghề phải chấp nhận. Tôi không nghĩ nhiều về những chuyện đó bởi niềm vui với một nghệ sĩ như tôi vẫn là được làm nghề, sống bằng nghề và hơn hết là khán giả vẫn nhận ra Phú Thăng ở ngoài đường”.
Nổi tiếng ở vai trò diễn viên nhưng có lẽ cũng ít người biết, nghệ sĩ Phú Thăng còn là một trong số ít các nghệ sĩ có nhiều khả năng khác như lồng tiếng, đọc kịch bản phim, phóng sự, kí sự… Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, anh đã tham gia lồng tiếng nhiều bộ phim truyện nhựa và phim truyền hình nổi tiếng của nước ngoài trong đó có bộ phim nổi tiếng Nhật Bản là Osin. Gần đây nhất anh tham gia đọc lời bình của chương trình Thăng Long ký sự, Khám phá Việt Nam. Phú Thăng cho rằng, nếu chỉ sống dựa vào đồng lương ba cọc ba đồng của nhà hát kịch, có lẽ các diễn viên kịch phải bỏ nghề nhưng với từng ấy nghề kia cũng giúp anh tạm ổn để chăm lo cho gia đình.
Nghệ sĩ Phú Thăng với bạn diễn.
Video đang HOT
Hạnh phúc dù nên duyên muộn
Có lẽ trong số những nghệ sĩ lập gia đình muộn như Trung Anh, Phú Đôn, Phú Thăng là người cập bến hôn nhân muộn hơn cả. 37 tuổi anh mới chính thức giã từ cuộc sống độc thân. Trên thực tế, anh từng không muốn lập gia đình và ngại việc lập gia đình vì “sống một mình như thế thành quen nên về sau tôi định tiếp tục”.
Có một hôm đi uống rượu về, anh nằm nghĩ và bắt đầu sợ cuộc sống một mình nên tặc lưỡi và lấy vợ. Thế nhưng ngoài việc ngại lấy vợ ấy còn có một lý do là anh khá lận đận mỗi khi định tán tỉnh. Tán cô nào được một thời gian là người ấy lại đi lấy chồng. Còn các cô gái đưa ra lý do: “Lúc cần chẳng thấy đâu lúc người ta sắp cưới mới đến”.
“Tới khi sắp U40, tôi bắt đầu thấy sợ cái cảnh cô độc, chẳng ràng buộc, chẳng lo nghĩ gì tôi gặp bà xã tôi bây giờ và tôi kết thúc đời độc thân của mình”, Phú Thăngcười dí dỏm.
Mặc dù một tay gánh vác kinh tế, cho gia đình nhưng nghệ sĩ Phú Thăng cho rằng, đó cũng là nguyên nhân khiến gia đình anh có thể giữ được hạnh phúc cho tới nay bởi vì bà xã chấp nhận ở nhà chăm lo cho gia đình. Chị luôn chăm chút, yêu thương gia đình hết mực.
Bà xã của anh không phải là người phụ nữ đặc biệt, chị không quá xinh đẹp, tài giỏi thế nhưng chị lại rất yêu chồng. Phú Thăng cho hay, khi lấy vợ, anh không nghĩ nhiều tới các tiêu chuẩn. “Một người phụ nữ muốn đảm đang, tháo vát có thể giúp họ chỉnh sửa nhưng việc yêu và chiều chồng khó lắm. Vì tình yêu với chồng cô ấy có thể trở thành người chu đáo, có những cái cô ấy không thích nhưng mình thích, cô ấy cố gắng thích nghi và làm cho chồng con. Ngược lại bản thân người chồng cũng phải biết nhường nhịn và thích cái vợ mình thích, mình không thể chỉ biết đòi hỏi đối phương phải làm này làm nọ còn mình cứ giữ nguyên tính cách ấy được. Như vậy gia đình khó lòng mà thuận hòa được”, nghệ sĩ Phú Thăng chia sẻ bí quyết giữ lửa hôn nhân.
Nghệ sĩ Phú Thăng hoài tưởng về người cha quá cố: “Cha tôi mất trong cảnh nghèo túng, dù cuộc sống có vất vả, thậm chí đôi lúc ông có phần bất mãn với thời cuộc nhưng cha tôi rất chiều các con, ông chưa bao giờ cầm roi hay tát con cái lấy một cái kể cả khi bực tức nhất”.
Phú Thăng cũng chịu ảnh hưởng từ cha mẹ trong cách giáo dục con cái. Anh chú trọng tới việc dạy dỗ con bằng lời và rất ít khi cầm roi đánh các con vì theo anh, nếu sử dụng vũ lực với con là đang tỏ ra mình bất lực. Thay vì quát mắng, roi đòn với con anh sẽ nhẹ nhàng hướng dẫn, bảo ban để giúp con điều chỉnh và định hướng kịp thời cuộc sống tốt nhất cho con mình. Tới thời điểm hiện tại hai đứa con anh vẫn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ. Nhìn lại một chặng đường dài đã đi, nghệ sĩ Phú Thăng cho biết: “Mặc dù tôi từng không có ý định kết hôn nhưng may mắn những gì quyết định và tới nay đều khiến tôi cảm thấy hạnh phúc, và chưa bao giờ hối hận vì sự lựa chọn ấy”.
Theo Người đưa tin
Hữu Châu gây cười với vai phản diện
Trở thành phú ông giàu có, ham quyền lực và tìm mọi cách ngăn cản tình yêu của con trai vì sợ không có người nói dõi tông đường là vai diễn thú vị của nghệ sĩ gạo cội trong vở kịch "Xóm vịt trời".
Câu chuyện bắt đầu từ khi vợ ông Sinh (Thái Quốc đóng) đẻ liên tiếp 7 đứa con gái. Những điều tiếng được thêu dệt xung quanh khiến nhiều người không dám hỏi cưới con gái trong xóm này, họ sợ gia đình sẽ toàn "vịt trời". Trong khi đó, ông Lực (NSƯT Hữu Châu) lại là người đàn ông giàu có, quyền thế và tìm mọi cách ngăn cản mối tình của con trai với con gái nhà ông Sinh.
Khi các mối quan hệ trong gia đình, làng xóm trở nên căng thẳng, điều bất ngờ là những người phụ nữ vốn bị coi thường như bà Lục (NSƯT Thanh Vy), bà Sinh (NSƯT Phương Dung) lại là người gỡ nút thắt. Họ nhẫn nhịn, hy sinh trong đời thường nhưng dũng cảm và bình tĩnh khi gặp sự cố. Cuối cùng, cánh đàn ông trong "xóm vịt trời" đều phải công nhận tài đức của vợ con và trở về nâng niu họ.
NSƯT Hữu Châu trong vở kịch Xóm vịt trời.
Vở kịch của đạo diễn Tuấn Khôi dựa theo truyện ngắn cùng tên của tác giả Nguyễn Văn Học. Với đề tài phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ quen thuộc, đạo diễn cũng khéo léo đặt câu chuyện trong bối cảnh làng quê Việt Nam xưa nhằm khai thác tối đa lợi thế về cảnh trí, phục trang và mang lại màu sắc riêng cho vở diễn.
Điểm thú vị khác của vở kịch là nhân vật trong xóm nhỏ đều đến từ nhiều miền quê Việt Nam, có người miền Tây, Huế, Quảng Bình, đến người Bắc, người Hoa... Họ tạo thành một khối đoàn kết vui vẻ và đem theo nét riêng của quê mình vào cuộc sống chung.
Ngoài Hữu Châu, Thanh Vy, Phương Dung, Thái Quốc, vở kịch của sân khấu Idecaf còn có sự tham gia của Đình Toàn, Mỹ Duyên, Hương Giang, Xuân Thùy, Huy Tứ, Tuấn Khải, Hoàng Lan...
Hình ảnh các diễn viên trong vở diễn:
Với kinh nghiệm diễn xuất dày dạn, Hữu Châu luôn cuốn hút người xem.
Mỹ Duyên với cách diễn tinh tế.
Phương Dung trong vai người phụ nữ xứ Huế, luôn hết lòng vì chồng con.
Các tình huống hài hước, gây cười do Hữu Châu và Đình Toàn đảm trách.
Diễn viên Xuân Thùy.
Niềm vui của bà con "xóm vịt trời" khi lần đầu tiên sinh được con trai.
Một số hình ảnh khác của vở kịch.
Các nghệ sĩ chào khán giả khi kết thúc vở kịch.
Nhật Kim Anh cũng đến xem vở kịch.
LÊ TUẤN
Theo Infonet
Trung Hiếu đổi nghề hàn gắn những gia đình sắp tan vỡ Trong bộ phim mới mang tên "Ông tơ hai phẩy", giám khảo của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012 rất nhiệt tình hàn gắn, chắp nối những cặp đôi đang đứng bên bờ vực chia ly. Gia đình nhỏ của Thành Vinh và Nga trong Ông tơ hai phẩy. Bộ phim truyền hình dài 30 tập, được khởi chiếu trên kênh VTV1...