Phủ Tây Hồ bị biến thành “cái chợ”
Đền chùa là nơi thanh tịnh, cho những người thành tâm đến để trải lòng, tránh xa những bon chen vụn vặt đời thường. Thế nhưng hiện nay, tại Hà Nội, những nơi này đang bị rất nhiều hàng quán xâm lấn khiến cửa phật mất vẻ tôn nghiêm vốn có.
Cứ mỗi dịp đầu năm các đền chùa lại chật cứng các con nhang đệ tử. Họ đến với nhu cầu đáp ứng đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tỏ lòng thành kính với đủ loại lễ vật khác nhau. Đáp lại nhu cầu này, rất nhiều các hàng quán được dựng lên ngay trước cổng chùa, hoặc ngay trong khuôn viên của đình chùa.
Ví dụ điển hình nhất cho hoạt động buôn bán, kinh doanh hàng quán trong và ngoài khuôn viên nhà chùa đó là phủ Tây Hồ. Ngay trước cổng là hàng chục quán ăn, hàng trăm cửa hàng kinh doanh vàng mã xen kẽ với các ki-ốt bán “sớ chữ nho”. Tại đây, hoạt động kinh doanh diễn ra rất nhộn nhịp với đủ loại mặt hàng như cành vàng lá ngọc, tiền âm, tiền dương, bánh kẹo, hoa quả,… phục vụ các con nhang đệ tử từ A đến Z.
Hàng quán san sát lối vào phủ Tây Hồ
Ngoài ra, khu vực này còn có rất nhiều đệ tử “cái bang” núp bóng các “sư thầy đi khất thực” bằng cái đầu trọc và cái bát đựng tiền lẻ, luôn chắp tay niệm “A di đà phật” mỗi khi có người cho tiền. Bước qua cổng phủ là một khung cảnh không khác bên ngoài là mấy, cả chục dãy ki-ốt nằm sát nhau và được đánh số thứ tự rõ ràng. Không hiểu tại sao, trong khuôn viên phủ Tây Hồ, một nơi linh thiêng, trang trọng lại tồn tại những hoạt động buôn bán như vậy?.
Không chỉ tồn tại ở phủ Tây Hồ, những ngày này người dân còn có thể bắt gặp những hình ảnh tương tự ở bất kỳ ngôi đền, chùa nổi tiếng nào trên địa bàn Hà Nội. Có mặt tại đình Bia Bà hay còn gọi là đình La Khê, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, chúng tôi thực sự choáng ngợp trước cảnh tượng hàng trăm hàng quán với đủ loại dịch vụ như trông xe, đổi tiền lẻ, quán ăn… phục vụ du khách thập phương.
Ngay trong khuôn viên đình Bia Bà, các quán ăn bày la liệt, bàn ghế ngổn ngang, người mua kẻ bán tấp nấp, du khách xả rác bừa bãi, gây mất vệ sinh, làm ô uế chốn thờ tự linh thiêng.
Video đang HOT
Bàn ghế, rác thải ngổn ngang tại đình Bia Bà
Tại mỗi ban thờ đều có vài bát hương xếp hàng dọc phía trước, kéo theo những bát hương này là khoảng 4 đến 5 hòm công đức. Liệu đây có phải là hình thức “xin tiền lẻ” giống như các “sư giả” ngoài đình, hoặc một hình thức xin tiền lẻ hợp pháp?.
Những cảnh tượng này đã tồn tại từ năm này qua năm khác, nhưng ban quản lý các khu di tích lại không có biện pháp giải quyết triệt để, khiến chốn linh thiêng mất đi vẻ tôn nghiêm, thanh tịnh vốn có nơi đất phật.
Theo Dantri
Trông xe 'chặt chém' dịp đầu năm
Lợi dụng sự đông đúc khi người dân đi lễ đầu năm, dịch vụ trông giữ xe tại các đền chùa của Hà Nội đều tăng giá gấp nhiều lần so với quy định.
Sáng 22/2, tại nhiều đền, chùa, hay Văn Miếu, nhiều người đổ dồn về để cầu tài, cầu lộc cho một năm mới sức khỏe, thành công. Lợi dụng lúc người dân đi lễ đông đúc, nhiều dịch vụ như ăn uống, viết sớ, đồ cúng lễ tại khu vực này thi nhau tăng giá, trong đó dịch vụ trông giữ xe.
Tại phủ Tây Hồ 9h sáng 22/2, dù bãi trông giữ ôtô của phủ còn khá nhiều chỗ trống, nhưng khách vẫn phải chịu giá cao gấp nhiều lần so với quy định. Với ôtô 4 chỗ theo mức giá quy định của thành phố là 30.000 đồng/lượt, nhưng bãi xe thu từ 60.000 đến 100.000 đồng. Nơi đây không có bảng niêm yết giá vé, khách gửi ôtô cũng không có vé.
Sáng 22/2, bãi trông giữ xe máy phủ Tây Hồ đông đúc. Tại đây không có biển thông báo giá trông giữ xe, hầu hết mỗi xe máy đều bị thu quá quy định tới 5 lần. Ảnh: Phương Sơn
Tình trạng trên cũng diễn ra ở bãi trông giữ xe máy. Mặc dù trên vé ghi rõ giá 2.000 đồng, nhưng mỗi xe máy gửi ở đây đều phải mất tới 10.000 đồng. Khi khách thắc mắc chỉ nhận được cái im lặng, hoặc câu trả lời giống nhau kiểu "không gửi thì qua chỗ khác, ngày lễ tết ở đâu mà chả vậy".
Bức xúc vì phải trả tiền trông xe cao, chị Nguyễn Thị Hoàn ở Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) nói: "Năm nào cũng vậy, đài báo nói nhiều, công an đi kiểm tra, nhưng có thay đổi được gì đâu. Rõ ràng giá vé là 2.000 đồng mà thu lên tận 10.000 đồng, chả nhẽ các anh công an đều không biết?".
Cùng chung suy nghĩ với chị Hoàn, anh Hoàng Quân ở Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng nếu lực lượng chức năng không thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm thì những người trông giữ xe thỏa sức tăng giá, chỉ khổ những người dân đi lễ.
Đến khoảng 11h, khi đoàn kiểm tra gồm thanh tra giao thông, công an đi thị sát tại bãi gửi xe ở phủ Tây Hồ, nam nhân viên dáng nhỏ nhắn, đội mũ lưỡi trai màu đen vội vã chạy vào bê chiếc bảng niêm yết giá trông giữ xe ra đặt ở đầu bãi. Trong thời gian đoàn kiểm tra làm việc, bãi trông giữ xe thu đúng giá quy định. Tuy nhiên, khi đoàn vừa rời đi, ít phút sau tình trạng "chặt chém" tiếp tục diễn ra.
Dù trên giá vé ghi 2.000 nhưng nhân viên trông giữ xe ở phủ Tây Hồ đều thu 10.000 đồng. Còn cuống vé ở chùa Trấn Quốc không ghi giá vé, tại đây xe máy cũng bị thu tới 10.000 đồng. Ảnh: Phương Sơn
Nhiều ngôi chùa, đền ở thủ đô như Trấn Quốc, Văn Miếu, chùa Hà... cũng xảy ra tình trạng tăng giá vé trông xe gấp nhiều lần so với quy định. Tại chùa Trần Quốc sáng 22/2, mặc dù số lượng khách không quá đông, bãi trông giữ xe cũng thưa thớt, song nhân viên vẫn thu 10.000 đồng/xe máy và 100.000-150.000 đồng/ôtô.
Tại đây tuy có cắm biển bãi trông giữ xe do Sở Giao thông Vận tải cấp, nhưng hầu hết trên vé đều không in giá tiền trông giữ theo quy định mà chỉ có vài dòng chữ màu đỏ như chùa Trấn Quốc, loại xe và số xe.
Không chỉ các đền chùa mà ngay cả những điểm công cộng khác như nhà ga, bệnh viện ở Hà Nội cũng đua nhau thu sai quy định. Anh Xuân cho biết, buổi trưa anh vào gửi xe và bị thu 10.000 đồng, nhưng hơn 3 tiếng sau ra lấy xe lại bị nhân viên khác thu thêm 10.000 đồng vì "ca trước người khác thu tiền".
Tương tự, bãi xe của Công ty CP 901 trước cửa bệnh viện Phụ sản Trung ương (phố Hai Bà Trưng) thu của khách 5.000 đồng một lượt dù trên vé chỉ ghi 2.000 đồng. Khi khách có ý kiến về việc thu quá giá, nhân viên trông xe dọa: "Thấy đắt thì dắt xe ra chỗ khác gửi".
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hoàng Giáp, Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải cho biết, ngay từ trước Tết, thanh tra đã có kế hoạch phối hợp cùng cơ quan chức năng thường xuyên thanh kiểm tra các điểm trông giữ xe, đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Về biện pháp xử lý các bãi trông xe quá giá, ông Trần Đăng Hải, Phó chánh Thanh tra Sở Giao thông lại cho rằng lực lượng thanh tra chủ yếu tuyên truyền, chấn chỉnh là chính, giúp các đơn vị trông giữ xe thực hiện tốt quy định của nhà nước, phục vụ tốt người dân đi lễ hội.
Theo VNE
Chen chân hứng 'nước thánh' đầu năm Tương truyền, nước suối Phủ Na (Thanh Hóa) rất linh thiêng, tắm rửa bằng nước này như được gột rửa bụi trần và khoác lên mình vạn điều may mắn, nên đầu năm nhiều người đã chen chân xin 'nước thánh'. Sáng 20/2, dù trời rét đậm và mưa nặng hạt nhưng hàng nghìn du khách vẫn đổ về Phủ Na (còn gọi...