‘Phú quý giật lùi’ ở một SEA Games kỷ lục
Thật khó tưởng tượng chủ nhà Philippines ở lần thứ tư tổ chức SEA Games (1981, 1991, 2005 và 2019) mà còn “lạc hậu” hơn cả những lần trước.
Đến chiều 25-11, mới chỉ có 10 đội bóng đá nam và năm đội nữ đến làm khách ở Philippines mà ban tổ chức (BTC) còn lúng ta lúng túng khiến giới chuyên môn hoài nghi đến ngày khai mạc chính thức (30-11) mọi thứ sẽ đâu vào đấy như lời hứa hẹn.
Toàn đội bóng đá nam Đông Timor bị “bỏ quên” ngoài sân bay nhiều giờ đến độ nhiều cầu thủ ngủ luôn ở sân bay; đội U-22 Campuchia chờ nhiều giờ ở sân bay rồi về khách sạn phải chờ tiếp 9 tiếng đồng hồ nữa mới được nhận phòng. Tương tự, các đội Myanmar cũng gặp những bi kịch này khiến nhiều đội phải hủy kế hoạch tập luyện.
Mới đây nhất, đoàn bóng đá Thái Lan gặp vấn đề về thực phẩm. HLV Nishino than thở bao tử mình bị hành vì bếp ăn của chủ nhà. Ông lo các học trò của mình ăn không đủ chất, còn phòng khách sạn thì nước không đủ uống (!?)…
Cũng chuyện dinh dưỡng, HLV Mai Đức Chung phàn nàn dù đội tuyển nữ đóng quân ở khách sạn White Woods rất sang trọng nhưng khẩu phần ăn quá ít, không đủ cho nhu cầu dưỡng chất. Đại diện đội đã gửi kiến nghị đến nhà bếp khách sạn nhưng họ không chấp nhận bổ sung vì… phải làm đơn xin phép hoặc phải có lệnh từ cấp trên. Bí thế VFF đã tính tự bỏ tiền túi mua thực phẩm và mượn nhà bếp nấu nướng hoặc chờ có thêm tiếp tế thức ăn từ quê nhà.
Còn ngay trong buổi họp kỹ thuật trước ngày thi đấu, HLV Mai Đức Chung yêu cầu BTC giúp đội có xe cảnh sát dẫn đường để tránh kẹt xe, hoặc sau khi tập xong cũng cần có sự hỗ trợ về giao thông để các đội không bị hành trên đại lộ kẹt xe cả tiếng, thế mà cũng chỉ nhận được tiếng xin lỗi, hứa hẹn chứ không đảm bảo khả quan hơn.
Việc bố trí tập luyện mới mệt mỏi. Không chỉ đội U-22 Việt Nam đến sân đúng lịch nhưng phải ngồi chờ mệt mỏi gần một tiếng mà cả hai đội Thái Lan và Malaysia đến sân tập mới ngã ngửa BTC bố trí hai đội cùng giờ tập. Thế là cả đội Thái Lan phải đi tìm sân mới của một trường đại học và tập ở lề đường rất giống với đội tuyển nữ Việt Nam.
Video đang HOT
Chúng tôi mang những câu chuyện trên than phiền với một thành viên lớn tuổi ở trung tâm báo chí thì nghe tâm sự rất thật: “Bốn lần tổ chức nhưng đây là lần đầu Philippines đưa số môn thi đấu kỷ lục lên 56 môn. Tôi nghĩ có thể vì kỷ lục đấy mà Philippines rối. Thêm vào đó Manila bây giờ phát triển về mật độ và phương tiện giao thông nên kẹt xe kinh khủng. Sau ngày khai mạc, các môn thi đấu nở rộ không biết sẽ ra sao”.
Những ngày qua, đoàn nào, đội nào cũng mệt mỏi với những chuyện bực bội rồi tự an ủi nhau “Ai cũng khó cả!”. Nhưng đến giờ thì nhiều đoàn, nhiều thành viên than thở thẳng là hết chịu nổi.
Thôi thì vừa cầu trời vừa hy vọng như lời hứa của BTC luôn kèm theo lời xin lỗi các đoàn.
Theo PLO
Việt Nam sẽ là đối thủ số 1 của nước chủ nhà ở môn "Võ gậy"
Nếu Muay được xem là quốc võ của Thái Lan, Việt Nam có Vovinam, Indonesia có Pencak Silat, thì người dân Philippines cũng tự hào khi sở hữu một môn võ độc quyền đó là Arnis hay còn được gọi với cái tên Võ gậy.
Võ gậy được coi là môn thể thao quốc võ ở Philippines.
Võ gậy vươn tầm tới Hollywood
Võ gậy vươn tầm tới Hollywood.
Trong trận chiến đấu cuối cùng ở bom tấn Furious 7, Dom (Vin Diesel) và Shaw (Jason Statham) đã chạm trán trong một garage. Ở trận chiến sống còn đó, thay vì dùng súng, cả hai đã lựa chọn sử dụng cờ lê và thanh kim loại để tạo nên màn "Giáp lá cà" tay bo rất kịch tính và đầy máu lửa.
Chắc hẳn các khán giả khi theo dõi màn đối kháng giữa hai ngôi sao võ thuật của điện ảnh thể giới so tài với nhau, hầu hết tất cả đều nghĩ rằng cả hai chiến đấu một cách ngẫu hứng. Nhưng trên thực tế lại không giống các khán giả nghĩ, theo võ học và phân tích của những nhà chuyên môn, Dom và Shaw đã sử dụng một môn võ có tên gọi là Arnis (hay Eskrima), tên tiếng Việt gọi là võ gậy, một môn võ thuật truyền thống chiến đấu bằng cả hai tay của Philippines. Thường thì vũ khí chủ yếu được sử dụng là gậy mây, nhưng trong nhiều trường hợp, người ta có thể thay đổi với đủ loại vũ khí khác nhau tuỳ theo từng hoàn cảnh.
Võ gậy có gì đặc biệt ?
Võ gậy được người dân Philippines thường xuyên tham gia tập luyện và thi đấu.
Arnis (còn gọi là Kali, Eskrima, Escrima) là một môn võ thuật sử dụng vũ khí của Philippines. Môn võ này cũng đã có mặt tại một số quốc gia Đông Nam Á dưới những tên gọi khác như Krabi Krabong hay Trumbu. Ngoài ra cũng có một số tên gọi thông dụng khác như Kali và Arnis de Mano (áo giáp bọc tay). Đôi khi người ta cũng dùng chữ viết tắt FMA (Filipino Martial Arts, võ thuật Philippines). Eskrima và Arnis là tên dùng chủ yếu tại Philippines ngày nay. Tên trong tiếng Việt hiện nay là võ gậy.
Trong lịch sử ra đời môn võ Arnis được xuất hiện ở Philippines từ thế kỷ thứ 15 nhưng không ai rõ nguồn gốc xuất xứ. Một số thông tin ít ỏi được những bậc cao nhân của Philippines kể lại rằng môn võ này bắt đầu được hình thành và phát triển nhằm mục đích dạy cho người dân bản địa cách tự vệ để chống lại sự xâm lược của binh lính Tây Ban nha ở thế kỷ thứ 15. Với mục tiêu quảng bá môn thể thao được xem là quốc võ của mình, ở những lần đăng cai SEA Games trước đó vào các năm 1991 và 2005, Philippines đều đưa Arnis vào chương trình thi đấu.
Việt Nam là đối thủ số 1 của nước chủ nhà
Chúng ta hẳn còn nhớ tại SEA Games 23 diễn ra tại Philipphines, đội tuyển võ gậy của Việt Nam đã tạo lên một cơn địa chấn khi chỉ với 9 tháng làm quen với môn võ truyền thống của nước bạn, nhưng trong vòng 1 tuần lễ thi đấu, các võ sĩ Việt Nam đã đoạt đến 3 chiếc HCV và vượt qua nước chủ nhà để độc chiếm ngôi đầu bảng tổng sắp huy chương ở môn thi này ngay tại quê hương của nó.
Việt Nam sẽ là đối thủ số 1 của nước chủ nhà.
Trong khu vực Đông Nam Á hiện nay, ngoài cái nôi của võ gậy là Philippines thì chỉ có Việt Nam, Đông Timor và Campuchia tham gia tập luyện và thi đấu thường xuyên. Tuy nhiên để là đối trọng cân xứng với nước chủ nhà thì chỉ có Việt Nam xứng tầm nhất. Ở kỳ SEA Games 30 lần này, đoàn thể thao Việt Nam cũng tỏ rõ quyết tâm để một lần nữa đem đến những bất ngờ cho nước chủ nhà Philippines. Còn theo chiều hướng ngược lại, đội chủ nhà cũng đã có những sự chuẩn bị chu đáo để đòi lại vị thế số một của môn quốc võ Arnis.
Theo Danviet
Tưởng chỉ nước bạn gặp khó, ai ngờ tuyển chủ nhà cũng bị đối xử tệ, làm cầu thủ phải than trời trên MXH Tuyển nữ của Philippines tỏ ra không hài lòng với công tác tổ chức tại SEA Games 30. Công tác tiếp đón của nước chủ nhà Philippines với các đội tuyển tới tham dự SEA Games 30 đang vấp phải nhiều chỉ trích bởi sự chậm trễ. Sau tuyển Việt Nam rồi Thái Lan, ngày hôm qua (23/11), đến lượt đội tuyển Myanmar...