Phú quý giật lùi
Là “hiện tượng” ở 2 mùa liên tiếp gần nhất, CLB TP.HCM á quân V.League 2019, Sài Gòn hạng 3 năm 2020; dù cách nói và cách làm có khác nhau nhưng với việc đổ tiền không tiếc tay (chắc chắn mùa này không dưới 100 tỷ đồng/CLB) cả hai đại diện bóng đá TP.HCM đều tham vọng làm được nhiều hơn thế. Nhưng nghịch lý, phú quý lại giật lùi.
HLV lãnh lương cao nhất Polking tiêu biểu cho sự bất lực, vô vọng của 2 đại diện bóng đá TP.HCM
Cùng thời điểm này mùa trước, sau 7 vòng, 2 CLB TP.HCM và Sài Gòn đang ngất nghểu cùng nắm tay nhau trên đỉnh với 14 và 13 điểm, hiệu số bàn thắng/thua là 7 và 5; còn hiện 2 đội cũng cùng nhau sánh vai nhưng là chìm sâu dưới đáy bảng với cùng 6 điểm, hiệu số -8 và -7, chỉ hơn đội cầm đèn đỏ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 1 điểm. Mới sau hơn nửa giai đoạn 1 mà mục tiêu của 2 “đại gia” TP.HCM đã từ cạnh tranh chức vô địch chuyển thành đua tránh xuống hạng.
Video đang HOT
Vì đâu nên nỗi? Có rất nhiều điểm chung dẫn đến sự lao dốc không phanh của 2 đội bóng chủ sân Thống Nhất. Đó là sự nôn nóng của các ông chủ, với CLB TP.HCM là chủ trương ăn xổi “mạnh vì gạo bạo vì tiền” (sở hữu HLV và cầu thủ nhận lương cao nhất), còn CLB Sài Gòn là mong muốn “bình mới, rượu mới” hoàn toàn ngay lập tức (đẩy đi cả 20 cầu thủ) cùng giấc mơ “J.League hóa” (với bộ sậu từ HLV đến ngoại binh đều đến từ Nhật). Kế đến là sự sai lầm, mơ màng trong chính sách chuyển nhượng. Về ngoại binh, 3 tiền đạo Brasil của TP.HCM là sự lặp lại cú hớ cặp tiền đạo “triệu đô” Costa Rica mùa trước; còn bộ 3 J.League của Sài Gòn Matsui, Woo Sang-ho và nhất là tiền đạo Takasaki hoặc đã không còn phong độ hoặc chỉ giỏi… chạy. Với nội binh, những bản hợp đồng mới đều chỉ thường thường bậc trung, thậm chí làng nhàng từ giải hạng Nhất, hạng Nhì.
Với lực lượng như thế, cuối cùng là sự thiếu hiểu biết thực tế V.League dẫn đến quá chủ quan, sai lầm của 2 HLV ngoại Polking và Shimoda khi cố gắng áp đặt chủ trương chơi tấn công đẹp mắt theo ý muốn của các ông chủ. Kết quả là công cùn, thủ tệ (cả 2 đội đều “dẫn đầu” ghi bàn ít nhất, thủng lưới nhiều nhất). CLB TP.HCM chỉ “thở bằng lỗ mũi” của cầu thủ 35 tuổi Lee Nguyễn, còn ở CLB Sài Gòn “ông già” 40 tuổi Masui phải gồng gánh khổ sở đến tội. Các đối thủ chỉ cần khóa hoặc khoét vào 2 tiền vệ trung tâm “lão tướng” này là tắc tị. Ở đây có trách nhiệm của các trợ lý HLV nội (với CLB Sài Gòn là cả Chủ tịch Hữu Thắng vốn là “người trong nghề”).
Để thoát nguy cơ xuống hạng, vào tốp 6 cần khoảng 20 điểm, 2 đội bóng TP.HCM cần 14 điểm nữa. Tức phải thắng 5/6 trận còn lại của giai đoạn 1 (hoặc thắng 4, hòa 1). Quá khó khi CLB TP.HCM vừa “lập hat-trick” thua 3 bàn mà chỉ gỡ được 1 từ quả phạt đền, CLB Sài Gòn còn tệ hơn với 4 trận thua trắng liền. Xem 2 đội thi đấu người ta chỉ thấy sự rã rời, vô vọng, phép màu nào để phục sinh khi những đối thủ đang chờ đón là Than QN, Viettel, SHB.Đà Nẵng, Hà Nội…?
Cái giá của sự ảo tưởng!
2 hướng đi của 2 đội bóng TP.HCM
Nếu CLB TP.HCM không tiếc tiền đầu tư và liên tục sắm ngoại binh đắt tiền với hy vọng làm mới, làm mạnh đội bóng thì CLB Sài Gòn lại hướng đến chủ trương Nhật hóa CLB sau một mùa giải thử nghiệm.
Hai ông chủ của hai CLB TP.HCM và Sài Gòn đều là dân ngoại đạo nhưng rất muốn làm bóng đá nên không ngần ngại kéo về những chuyên gia, những quân sư từng lăn lộn trong môi trường bóng đá.
Hai CLB TP.HCM và Sài Gòn với hai cách làm. Ảnh: XUÂN HUY
Ông chủ của CLB TP.HCM chuộng những cái tên nổi tiếng thành danh ở bóng đá xứ Nghệ như Công Vinh, rồi Hữu Thắng về làm chủ tịch CLB với hy vọng tiếng tăm và khả năng điều khiển ở phòng thay đồ của những tên tuổi trên sẽ giúp đội bóng ổn định.
Song song đó là hàng loạt chiến dịch đưa ra như đổ tiền kéo về các cầu thủ gây sốt mạng xã hội để tạo sự chú ý cho CLB, dù mua về có khi chỉ để dự bị. Những HLV tiếng tăm hay những cầu thủ ngoại từng thành danh ở sân chơi khu vực cũng không được ngần ngại đưa về. Gần đây nhất là phi vụ Lee Nguyễn rất tốn kém nhưng CLB này vẫn hy vọng sẽ làm mới được đội bóng và thay đổi thành tích.
CLB Sài Gòn sau một mùa thành công với tài liệu cơm gắp mắm của HLV Vũ Tiến Thành đã bắt đầu chơi trội hơn. Họ chia tay hơn nửa đội bóng cũ và làm mới cùng chủ trương Nhật hóa. Mới chỉ ba vòng đấu ở mùa giải mới nên chưa khẳng định thành bại được thì CLB này thay đầu tàu Vũ Tiến Thành bằng cựu giám đốc kỹ thuật LĐBĐ Nhật - ông Shimoda Masahiro vừa làm cố vấn cấp cao CLB Sài Gòn, vừa làm tân HLV trưởng.
Không biết cách làm nào sẽ mang lại thành công nhưng hy vọng từ sự đầu tư và cạnh tranh của hai CLB đại diện, bóng đá TP.HCM sẽ dần tìm lại chỗ đứng như thời hoàng kim từng có hơn nửa đội hình trong thành phần tuyển quốc gia.
5 điểm nhấn vòng 7 V.League 2021: Hà Nội FC 'hít khói' HAGL Chiến thắng thuyết phục trước Hải Phòng giúp HAGL thống trị ngôi đầu bảng V.League, bỏ xa Hà Nội FC tới 6 điểm. 1. CÔNG THỦ TOÀN DIỆN, HAGL ĐANG THỐNG TRỊ V.LEAGUE HAGL đang khởi đầu V.League ấn tượng nhất kể từ sau chức vô địch mà họ có được ở năm 2014. Kiatisak đã biến HAGL tiến bộ nhanh hơn mức...