Phú Quốc trong mắt khách Tây
Benjamin Tortorelli, người Pháp, cho rằng Phú Quốc là hòn đảo duy nhất tại Việt Nam anh có thể chơi cả tuần không chán.
Benjamin Tortorelli đã sinh sống và làm việc tại TP HCM 10 năm qua. Tháng 1/2020, anh có dịp đến thăm Phú Quốc trong 6 ngày và chụp lại cảnh sắc nơi đây. Đây là lần thứ 3 Ben đến Phú Quốc. Anh thuê một chiếc xe máy và lái quanh đảo để khám phá và chụp ảnh.
Giới thiệu về bộ ảnh, Ben cho biết: “Tôi yêu Việt Nam và con người nơi đây. Nhiếp ảnh là một cách giúp tôi thể hiện đất nước này tuyệt vời như thế nào. Mong rằng qua những bức ảnh của tôi, sẽ có nhiều du khách muốn đến đây”.
Ảnh được chụp tại cảng cá An Thới. Vào sáng sớm, từ 5h – 5h30, du khách có thể đến đây ngắm bình minh và xem cảnh tàu thuyền trở về bờ. Ben cũng thường trò chuyện với người dân địa phương và xem đây là những kỷ niệm độc nhất và khó quên.
Hoạt động yêu thích của Ben tại Phú Quốc là đến thăm các hòn đảo nhỏ như hòn Xưởng, hòn Móng Tay, hòn Gầm Ghì… Anh nhận xét cảnh sắc nơi đây “đẹp đến mức khó tin”, và là thiên đường cho những người yêu nhiếp ảnh.
Ngoài thiên nhiên, Ben ghi lại hình ảnh của động vật của đảo Ngọc như chó, tắc kè, khỉ… Trên ảnh là một con khỉ marmoset trong vườn thú.
Ben đánh giá Phú Quốc là hòn đảo duy nhất ở Việt Nam nơi mọi người có thể chơi cả tuần mà không chán, bởi có rất nhiều hoạt động để trải nghiệm và nhiều địa điểm tham quan.
Du khách Pháp chia sẻ, trước đây anh không thích chụp ảnh và nghĩ việc này tốn thời gian. Đến năm 2018, trong một chuyến du lịch, Ben được vợ tặng một chiếc điện thoại mới. Anh bắt đầu chụp thử, cảm thấy hứng thú và dành hàng giờ xem các video hướng dẫn trên YouTube để cải thiện kỹ năng. Sau đó, anh mua một cái máy ảnh và bắt đầu ra ngoài nhiều hơn, chụp lại nhịp sống và quang cảnh những nơi anh đến.
Ảnh chụp hoàng hôn tại Công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam. “Tôi nghĩ việc chụp ảnh đã thay đổi con người tôi. Tôi biết chú ý hơn đến cuộc sống xung quanh, những điều mà trước đây tôi thường bỏ qua. Bây giờ đi đâu tôi cũng luôn tìm kiếm những điều tốt đẹp, kể cả trên đường đi làm”, Ben nói.
Ảnh: Benz.mind
Vựa cá cơm khô trên 'thành phố đảo' Phú Quốc
Những ngày cuối năm âm lịch, người dân TP Phú Quốc tất bật với những mẻ cá cơm khi những chuyến tàu đánh bắt ngoài khơi về bờ.
Sau chuyến đánh bắt xa bờ, tàu cá về neo đậu và chủ các xưởng cá cơm khô dùng thuyền nhỏ trung chuyển về bờ rồi thuê thợ đưa đến xưởng chế biến.
Quanh đảo Phú Quốc có hàng chục hộ làm nghề khô cá cơm phân bố ở các xã Dương Đông, Gành Giàu, An Thới ...
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hiền (góc phải) 46 tuổi, chủ xưởng cá ở khu Đất Đỏ, An Thới cho biết dịp này cá cơm đánh bắt về nhiều vì biển lặng gió. "Có ngày xưởng tôi chế biến gần 20 tấn cá tươi, phải huy động 50-60 người làm liên tục, nhiều hôm tăng ca cả đêm", bà Hiền nói.
Theo bà Hiền, các chủ xưởng thường đầu tư một phần cho các chủ thuyền mua ghe, thuyền đi biển. Sau mỗi chuyến cá về, ngư dân sẽ ưu tiên bán cá cơm cho chủ xưởng, các loại cá khác mang ra chợ bán cho lái buôn. Đây là nguồn cung cấp cá cố định để các xưởng cá khô có sản phẩm bán quanh năm.
Cá cơm được ướp đá lạnh để dưới hầm tàu. Tàu cá thường đi đánh bắt từ một tuần tới cả tháng. Hiện các tàu đều trang bị máy quét để biết luồng cá nên hầu hết ra khơi là có thành quả khi trở về.
Các nữ công nhân trải đều cá trên sàng lưới để luộc. Thu nhập trung bình của mỗi người thợ khoảng 300.000 đồng mỗi ngày, nếu làm ca đêm, thu nhập tăng gấp đôi.
Hệ thống lò luộc cá sử dụng băng chuyền và ròng rọc để đẩy nhanh tốc độ. Thời gian luộc cá thường vào đêm hoặc sáng sớm. Cá cơm luộc với nước muối, mỗi bếp luộc từ 10 khay cá. Cá đun trong nước sau khi sủi bọt trắng sẽ hớt váng và đưa ra ngoài phơi nắng.
Phú Quốc đang mùa gió và nắng nên người dân tận dụng phơi cá từ sớm. Tất cả các công đoạn đều làm thủ công.
Phú Quốc có hai mùa, mùa khô từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, còn lại là mùa mưa. Cá cơm khô được làm quanh năm, vào mùa mưa cá đưa vào lò sấy để nhanh khô.
Cá cơm được chế biến theo hai cách, luộc qua nước muối rồi phơi khô hoặc cá cơm sống phơi khô ăn liền.
Cá được phơi hơn 6 tiếng là thu hoạch được. Theo các chủ xưởng, cứ 10 kg cá tươi, được 4 kg cá khô thành phẩm.
"Tôi từ An Giang đến đây phơi cá cơm khô để kiếm tiền về quê ăn Tết. Nghề này không đòi hỏi phải có kỹ năng gì, cứ khi nào khỏe thì đi làm. Nếu làm chăm chỉ, hai vợ chồng cũng bỏ túi được 500.000 đồng mỗi ngày", bà Năn Thu, 50 tuổi, nói.
Người thợ chuyển các mẻ cá cơm khô thành phẩm vào kho.
Cá cơm khô xuất bán được tập kết trên xe tải. Theo các chủ lò cá, đầu ra của sản phẩm chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Mỗi ngày một xưởng xuất đi từ 5 tấn cá, với giá khoảng 45.000 đồng/kg.
Phơi cá cơm tươi. Video: Ngọc Thành
Thường vụ Quốc hội chuẩn bị xem xét lập thành phố Thủ Đức và Phú Quốc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM, trong đó có việc thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức. Trong phiên họp thứ 51 (dự kiến diễn ra...