Phụ phí khác biệt khi dự sự kiện của nghệ sĩ
Nghệ sĩ Trung Quốc được chi trả hơn 200 USD cho một bữa ăn, trong khi con số này với nhân viên hậu trường là rất khiêm tốn.
Cuối tháng 5, Tô Mang – cựu tổng biên tập tạp chí Harpers Bazaar Trung Quốc, gây tranh cãi với phát ngôn 101 USD không đủ tiền ăn một ngày trên chương trình truyền hình thực tế 50 km Đào Hoa Ô.
“Chúng ta phải ăn uống tử tế hơn. Sao có thể hạ thấp tiêu chuẩn như vậy. 110 USD còn không đủ ăn một bữa sáng”, Tô Mang nói trong khi các nghệ sĩ khác thương lượng số tiền chi tiêu hàng ngày với ê-kíp. Cô muốn có nhiều hơn con số 110 USD.
Theo Sina, phát ngôn đòi hỏi cao của Tô Mang bị công chúng chỉ trích dữ dội. Sau khi bê bối nhận tiền thù lao cao ngất ngưởng của Trịnh Sảng bị phanh phui, khiến nhiều nhân viên hậu trường thuộc ê-kíp Thiến nữ u hồn phải lao động như khổ sai, những tiết lộ liên quan đến đặc quyền của nghệ sĩ Hoa ngữ trở thành vấn đề nhạy cảm và bị lên án.
Bữa ăn phân cấp trong ngành giải trí
“Năm đó, cứ tới giờ ăn sáng các diễn viên sẽ được phát một chiếc túi ni-lông đựng hai cái bánh bao và một quả dưa chuột muối. Bữa trưa và tối, chúng tôi sẽ cơm trắng, canh rau và thịt hoặc cá hấp”, Lưu Hiểu Khánh chia sẻ khẩu phần ăn trên phim trường Lửa cháy Viên Minh Viên .
Tuy nhiên, đó là câu chuyện của những năm 1983. Bữa ăn khắt khổ như trên hiện tại chỉ còn tồn tại ở lớp diễn viên quần chúng. Với các ngôi sao hạng A, khẩu phần ăn mỗi bữa của họ không bao giờ xuất hiện khái niệm cơm canh đạm bạc.
Nghệ sĩ Trung Quốc đưa ra nhiều yêu cầu cho các bữa ăn của mình. Ảnh: Sina.
Theo tìm hiểu của Sohu , chi phí cho một bữa ăn trung bình của nghệ sĩ Hoa ngữ hiện nay là từ 235-315 USD. Với sao danh tiếng, con số này lên đến 550 USD/bữa.
Nhà môi giới Hoskze chia sẻ với QQ , tiêu chuẩn bữa ăn khi dự sự kiện hay đi show thực tế của các nghệ sĩ luôn là thách thức với ê-kíp. Chỉ tính riêng khoản ăn uống, con số này có thể ngốn của nhà sản xuất hàng trăm triệu NDT. Chưa kể, họ còn phải phục vụ những yêu cầu không tưởng từ người nổi tiếng.
“Chuối phải màu vàng. Mỗi đêm phải có 5 cốc nước khoáng, yêu cầu giờ nào phải có giờ đó. Cà phê phải là Starbucks và luôn đầy đá. Nhiệt độ ngoài trời hơn 30 độ C, cửa hàng gần nhất cách phim trường 20 km. Nước đá chắc làm bằng đất nung mà không biết tan”, Hoskze chia sẻ yêu cầu kỳ quái của một nữ nghệ sĩ.
Hoskze cho biết đa số các nghệ sĩ đều yêu cầu bữa ăn cao cấp với thực phẩm nhập khẩu đắt tiền. Đồ ăn của họ phải được mang đến tận phòng, 3 bữa đúng giờ. Trái cây và đồ uống không bao giờ được thiếu. Nếu không đáp ứng đầy đủ yêu cầu họ sẽ nổi giận và dọa bỏ show.
Trong show truyền hình Có gì trong điện thoại của bạn, nam diễn viên Trịnh Khải từng gây sốc khi gọi một phần ăn chỉ có 3 món giá hơn 100 USD, mỗi món có giá hơn 33 USD. Hay Lộc Hàm từng khiến ê-kíp toát mồ hôi khi gọi lẩu và 30 phần thịt bò cao cấp cho một bữa tối. Tổng chi phí là hơn 5.000 USD.
Theo Sohu , đòi hỏi tiền ăn cao ngất ngưởng, nhưng nghệ sĩ luôn có hành vi lãng phí thực phẩm. Với lý do giữ dáng, các ngôi sao thường ăn qua loa và bỏ đồ ăn thức uống chỉ sau vài lần nếm thử.
“Ngay cả khi người nổi tiếng thực sự không thể ăn nhiều, họ cũng sẽ kêu đồ ăn thỏa thích. Đơn giản vì sau đó họ sẽ được đơn vị tổ chức chi trả toàn bộ chi phí. Đồ chùa dễ gì không bòn rút cho đáng”, Hoskze nói.
Nhà sản xuất Quách Lâm Viên cho biết đòi hỏi thượng đẳng của sao hạng A là vấn đề nhức nhối trong ngành giải trí. Tuy nhiên, cô không chấp nhận thỏa hiệp trước những yêu sách vô lý. Trên đoàn phim của Quách Lâm Viên, nghệ sĩ và nhân viên bình đẳng như nhau.
Video đang HOT
“Theo tôi biết, bữa ăn của các nhân viên phổ thông trên phim trường chỉ khoảng 7 USD/ngày. Con số này chênh lệch rất lớn so với tiền ăn của nghệ sĩ. Đó là tình trạng phân biệt đối xử dựa trên địa vị trong ngành giải trí. Chưa kể, việc nhà đầu tư dễ dãi, sẵn lòng đáp ứng yêu cầu của nghệ sĩ còn khiến họ nảy sinh tư tưởng xấu, có thái độ hành xử không đúng mực”, Quách Lâm Viên nói.
Đòi hỏi từ những ngôi sao hạng A
Theo Sina , chủ đề thu nhập của người nổi tiếng trong showbiz luôn nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng. Những năm qua, đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc nghệ sĩ nhận thù lao khủng nhưng không xứng đáng với thực lực, hay phân cấp rõ ràng giữa các ngôi sao hạng A với sao hạng B, C. Trong đó, nhóm nghệ sĩ quyền lực thường có yêu cầu cao về mức đãi ngộ khi thương hiệu muốn hợp tác với họ.
Mới đây, truyền thông Trung Quốc gây xôn xao khi đăng tải bảng thống kê phụ phí dự sự kiện cao ngất ngưởng của 16 nghệ sĩ Hoa ngữ tại Instyle Best Beauty Buys. Con số cao nhất một ngôi sao được trả cho tổng chi phí trang điểm, làm tóc, ăn uống và phương tiện đi lại lên đến 45.000 USD.
Nhiệt Ba, Chương Tử Di nhận thù lao rất cao cho mỗi lần tham gia sự kiện thương mại. Ảnh: Sohu.
Trong đó, chỉ tính riêng phí làm tóc và trang điểm, số tiền phải chi cho nghệ sĩ dao động từ 1.300-6.500 USD. Trương Thiên Ái và Trương Bá Chi là nữ diễn viên được trả phí làm đẹp cao nhất 6.500 USD cho 3 tiếng xuất hiện trước công chúng.
Là nữ nghệ sĩ được săn đón bậc nhất trong showbiz, Sohu tiết lộ tiền cát-xê của Địch Lệ Nhiệt Ba tại mỗi sự kiện khoảng 300.000 USD, sau khi đã trừ thuế và các chi phí khác.
Ngoài thù lao chính thức, đối tác của nữ diễn viên sẽ chi trả các phụ phí như vé máy bay hạng thương gia, khách sạn 5 sao, xe đưa đón tiện nghi, trang điểm, trang phục.
Địch Lệ Nhiệt Ba được phục vụ theo tiêu chuẩn cao, phần ăn uống của cô ở mức 286 USD. Ngoài ra, mỹ nhân Tân Cương được phép đưa theo 4-6 nhân viên. Tiền ăn của họ cũng do ban tổ chức chi trả khoảng 30 USD/người.
Theo Sina , con số 150.000-300.000 USD là mức thù lao phổ thông trong ngành giải trí. Thực tế, tiền thù lao và chế độ đãi ngộ đi kèm cao hay thấp hơn con số trên, còn phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng, giá trị thương mại của mỗi minh tinh.
Nếu so tiền thù lao của Địch Lệ Nhiệt Ba với Chương Tử Di, 300.000 USD chẳng đáng là bao, theo QQ . Nam MC Lý Vỹ từng tiết lộ cát-xê để người đẹp Ngọa hổ tàng long xuất hiện lên tới hàng trăm triệu NDT.
Do đẳng cấp và địa vị đã vươn đến hàng ngôi sao quốc tế, Chương Tử Di đòi hỏi rất cao. Nữ diễn viên yêu cầu đơn vị tổ chức phải sắp xếp để cô dùng lối đi VIP tại sân bay và di chuyển bằng ôtô hạng sang, chi phí khoảng 6.000-9.000 USD.
Ngoài ra, phòng khách sạn Chương Tử Di ở phải thuộc loại tổng thống, giá khoảng 12.500 USD. Chi phí phục trang, trang điểm và làm tóc cho nữ nghệ sĩ cũng ngốn hơn 31.000-46.000 USD.
Tính sơ lược, đơn vị tổ chức sự kiện một khi muốn mời Chương Tử Di, ngoài tiền thù lao, sẽ phải chấp nhận tốn thêm chi phí phát sinh gần 78.000 USD.
Những thông tin về sự biệt đãi trong showbiz luôn nhận về ý kiến trái chiều. Đa phần khán giả đều cho rằng con số trên là “không tưởng, phô trương”. Sự tức giận với người nổi tiếng ngày càng nổi cộm khi không ít nghệ sĩ có nhân cách tồi, tài năng kém bị phát hiện nhận cát-xê kếch xù.
Gần đây, khán giả không khỏi phẫn nộ, thậm chí gửi đơn yêu cầu Tổng Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc điều tra việc Trịnh Sảng nhận 300.000 USD/ngày cho một vai diễn. Tổng dự án cô thu về hơn 25 triệu USD, vượt mức thù lao quy định.
“Công chúng Trung Quốc ngày càng có xu hướng ghét bỏ và cảm thấy việc nghệ sĩ nhận thù lao cao là rất phản cảm, chạy theo giá trị đồng tiền. Nhiều người hưởng cát-xê ngất ngưởng, nhưng giá trị họ mang lại bằng 0. Tác phẩm dở đã đành, không ít ngôi sao còn vướng bê bối gây xấu mặt cả ngành giải trí”, Sina cho biết.
Sao Trung Quốc sa vào đường dây lừa đảo triệu USD vì quảng cáo
Hời hợt trong việc nhận hợp đồng quảng cáo khiến nhiều nghệ sĩ Hoa ngữ bị lên án vì đại diện cho thương hiệu làm ăn bất chính.
Ngày 24/5, Tân Hoa Xã có bài viết lên án hành vi quảng cáo bừa bãi của nghệ sĩ Hoa ngữ, chỉ đích danh nữ diễn viên Mã Y Lợi. Hãng thông tấn Trung Quốc nhận định thời gian hiện tượng quảng cáo tràn lan, thiếu kiểm soát diễn ra bát nháo trong giới nghệ thuật.
Theo Tân Hoa Xã , việc những người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật không chỉ vi phạm đạo đức xã hội, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng mà còn vi phạm pháp luật. Giới chức Trung Quốc hiện vào cuộc kiểm soát, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo không đúng sự thật.
Nghệ sĩ đồng lõa với tội phạm
Ngày 15/5, Sina đưa tin thương hiệu trà sữa do Mã Y Lợi làm người đại diện bị Cục Kinh tế Thượng Hải điều tra hành vi lừa đảo. Theo bản án của cơ quan chức năng, công ty này đã lập trang web giả, làm giả giấy ủy quyền, thuê người dàn cảnh để thu hút sự chú ý và lôi kéo nhà đầu tư.
Tiến hành triệt phá băng nhóm lừa đảo này, Đội Kinh tế Thượng Hải bắt giữ hơn 90 nghi phạm với tổng số tiền tang vật thu được là 108 triệu USD. Do Mã Y Lợi là người phát ngôn, đại diện thương hiệu, cô cũng trở thành một trong những đối tượng bị điều tra.
Mã Y Lợi và Trịnh Khải quảng cáo cho thương hiệu lừa tiền công chúng. Ảnh: Weibo.
Phản hồi về vụ việc, đại diện của nữ nghệ sĩ tuyên bố đã đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế với thương hiệu trà sữa. Cô cho biết sẵn sàng tiếp nhận, hợp tác điều tra với cơ quan chức năng, đồng thời gửi lời xin lỗi đến khán giả.
Trên QQ , một khách hàng họ Châu ở Thượng Hải cho biết ông đã bỏ gần 60.000 USD để đầu tư vào thương hiệu, nhưng sau đó mất sạch. Theo ông Châu, nhãn hiệu đã dùng hình ảnh của Mã Y Lợi tạo dựng lòng tin, hứa hẹn trả tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 8%.
Tài tử Trịnh Khải cũng rơi vào tình trạng tương tự Mã Y Lợi. Một thương hiệu trà sữa do anh làm người đại diện kêu gọi đầu tư. Có khách hàng đã bỏ ra 1 triệu NDT (155.000 USD) tham gia, nhưng sau đó bị mất. Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện có khoảng 700 nạn nhân của vụ việc, thiệt hại kinh tế lên tới hàng trăm triệu NDT.
Nam nghệ sĩ Uông Hàm từng khiến 370.000 khách hàng lao đao vì trót tin vào ứng dụng tài chính Love Money do anh quảng cáo. Số tiền thiệt hại lên đến 3,5 tỷ USD.
Mới đây, Cục quản lý và giám sát thị trường quận Triều Dương, Bắc Kinh đã phạt nặng số tiền 31.000 USD, đình chỉ hoạt động tuyên truyền của công ty thực phẩm Xiaoxiandun vì quảng cáo không đúng sự thật. Chương Tử Di, Trần Sổ, Ngô Hiểu Ba... hiện là đại diện thương hiệu yến sào.
Châu Kiệt Luân, Triệu Bản Sơn từng bị chỉ trích dữ dội khi quảng cáo thuốc giả. Cả hai không ngần ngại gọi sản phẩm là "thần dược", không gây ra tác dụng phụ. Trên thực tế, chất lượng của nhiều sản phẩm không "thần kỳ" như những gì hai nghệ sĩ miêu tả.
Không ít người tiêu dùng bị tác dụng phụ sau khi sử dụng và phải nhập viện điều trị. Sau khi Cục y tế phát văn bản điều tra, cả Châu Kiệt Luân và Triệu Bản Sơn đều phủi bỏ trách nhiệm với tuyên bố: "Chưa từng nhận quảng cáo".
Chỉ xin lỗi là chưa đủ
Theo Sina , những năm gần đây, các thương hiệu lớn nhỏ ở Trung Quốc chuộng xu hướng chọn người nổi tiếng làm gương mặt phát ngôn. Điều này kéo theo hiện tượng "gian lận", quảng cáo khống chất lượng, lợi dụng tên tuổi nghệ sĩ để thực hiện hành vi phạm pháp.
Thống kê của Cục công an thành phố Thượng Hải cho biết đường dây tội phạm lừa đảo trong ngành quảng cáo ở Trung Quốc tăng gấp 2 kể từ năm 2018. Số tiền tang chứng thu giữ được trong các vụ việc luôn vượt mức 15 triệu USD với hàng nghìn nạn nhân.
Theo Sina , khi xảy ra scandal liên quan tới thương hiệu phát ngôn, phần lớn các ngôi sao thường đưa ra lời xin lỗi và hứa hẹn sẽ nghiêm khắc hơn trong công việc, nhưng như vậy là chưa đủ. Trang tin cho biết nghệ sĩ cần phải chịu trách nhiệm cho thái độ tắc trách, hời hợt trong việc nhận hợp đồng quảng cáo.
Quan Hiểu Đồng bị chỉ trích thiếu kém thức, không tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi quảng cáo. Ảnh: Sina.
Như trường hợp của Trịnh Khải, trước khi vụ lừa đảo bị phanh phui, thương hiệu trà sữa nằm trong danh mục doanh nghiệp cần giám sát hoạt động của cơ quan quản lý thị trường.
Theo Sohu, những người đứng đầu thương hiệu thực phẩm này đều bị cưỡng chế, hạn chế chi tiêu vì mắc nợ 500.000 USD.
"Dấu hiệu vi phạm phát luật rất rõ ràng, chỉ cần tra cứu trên Tianyancha - trang web truy vấn thông tin doanh nghiệp, là có tìm thấy. Nhưng phía Trịnh Khải vẫn đặt bút ký hợp đồng, Câu hỏi đặt ra nghệ sĩ dựa vào tiêu chí nào để nhận quảng cáo? Uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm hay tiền thù lao", Sohu bình luận.
Trong khi đó, nhãn hiệu yến sào do Chương Tử Di hay Trần Sổ làm đại diện, có hơn 5 lần bị Cục thương nghiệp Bắc Kinh xử phạt vì vi phạm luật kinh doanh như khai gian số liệu tài chính, phóng đại công dụng sản phẩm và quy trình sản xuất.
Tân Hoa Xã gay gắt nhận xét việc nghệ sĩ nhận quảng cáo sai sự thật chứng minh bản thân thiếu hiểu biết, lười tìm hiểu dẫn đến việc bị đối tác "dắt mũi". Chưa kể, điều này còn cho thay họ chạy đua trong vòng xoáy kim tiền, đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích xã hội.
Quan Hiểu Đồng vừa vướng vào thị phi khi giới thiệu món ăn chay giúp giảm cân, tốt cho sức khỏe và có thể thay thế hoàn toàn thực phẩm làm từ thịt. Tuy nhiên, công chúng cho rằng sản phẩm bánh bao được làm từ tinh bột, do đó không thể giúp giảm cân.
"Các ngôi sao ngày này nhận quảng cáo, nhưng chỉ quan tâm đến cát-xê, mức độ phù hợp với hình tượng và có được lợi ích gì sau dự án, bất chấp hiểm họa có thể xảy ra sau đó. Hiếm có ai dành thời gian tìm hiểu thương hiệu hay test sản phẩm trước khi nhận hợp đồng. Họ lệ thuộc vào công ty quản lý, nhưng không phải đơn vị nào cũng làm đúng quy trình", Sina cho biết.
Từ Văn Hải, giảng viên kiêm trợ lý giáo sư khoa Luật, Đại học Đồng Tề Thượng Hải cho biết cần phải cơ chế xử lý nghiêm khắc với nghệ sĩ vi phạm luật quảng cáo, không dung túng cho cá nhân biết luật vẫn phạm luật.
Theo ông, nghệ sĩ Trung Quốc đều có ê-kíp hỗ trợ đứng sau, cho nên không khó để truy vấn thông tin doanh nghiệp. Vì vậy, việc nhận quảng cáo sai sự thật là tiếp tay cho tội phạm, lừa dối và coi thường lòng tin của khán giả.
Đồng ý kiến, Tân Hoa Xã cho rằng đã đến lúc chấn chỉnh trên dưới hoạt động quảng cáo của showbiz, xóa bỏ tình trạng nghệ sĩ gián tiếp dẫn dụ công chúng vào đường dây lừa đảo.
Theo Cục cảnh sát Thượng Hải, đa số các nạn nhân đều không lấy lại được tiền đầu tư. Bản thân nghệ sĩ sau vụ việc cũng chỉ lên tiếng xin lỗi, rũ bỏ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Sau đó, họ lại tiếp tục kiếm tiền từ thương hiệu khác mà không phải nhận hình phạt nào cho hành vi sai phạm trước đó.
"Nghệ sĩ cần phải hiểu rõ vai trò của mình trong việc giới thiệu sản phẩm đến công chúng. Họ phải tìm hiểu kỹ thông tin, chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Không thể vì tiền mà nhắm mắt quảng cáo cho thương hiệu không đáng tin cậy, thậm chí lừa đảo. Người nổi tiếng có hành vi nói trên cần bị lên án và nhận hình phạt thích đáng để răn đe", nhà xã hội học Vương Mặc Linh nói trên Tân Hoa Xã .
Lưu Thi Thi, Quan Hiểu Đồng gặp rắc rối vì quảng cáo Lưu Thi Thi bị tố quảng cáo sản phẩm gây rụng tóc. Trong khi đó, Quan Hiểu Đồng vướng tranh cãi đưa tin sai sự thật. Ngày 22/5, Sohu đưa tin Lưu Thi Thi vướng tranh cãi khi làm người đại diện cho một nhãn hiệu chăm sóc tóc. Đáng nói là nhiều khách hàng, trong đó có cả người nổi tiếng trên...