“Phù phép” điểm thi ở Hà Giang: Còn những cơ hội nào bị tước đoạt?
114 thí sinh, chủ nhân của 330 bài thi được sửa nâng điểm ở Hà Giang, nếu không bị phát hiện ra, thì có thể sẽ chễm chệ ngồi trong giảng đường của những trường đại học danh tiếng ở Việt Nam.
Thực sự phải cảm ơn ban ra đề thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm nay đã ra đề thi khó, khiến những con chuột đốt cháy nhà bị lột mặt nạ.
114 thí sinh này sẽ tước cơ hội học tập của 114 em khác, những người mà nhiều khả năng đã nỗ lực học tập, đã thi cử trung thực, nhưng không đỗ vào được những ngôi trường mà các em mong muốn.
Nhưng quan trọng hơn bằng cách gian lận này 114 thí sinh được phù phép điểm sẽ trở thành những cử nhân trong tương lai và sẽ góp phần phá vỡ những điều tốt đẹp của cuộc sống, làm xói mòn những giá trị của xã hội.
Sửa kết quả bài thi ở quy mô đó chắc không thể là lần đầu tiên. Và chắc không chỉ do một ông phó phòng cấp sở đơn thương độc mã tạo ra. Một ông phó phòng cấp sở liệu có thể một mình thu thập được 114 đơn đặt hàng? Và có đến chừng đó đơn đặt hàng chứng tỏ đã có những lần thử trước đó thành công, và “khả năng phi thường” này đã được đem đi “tiếp thị” khá rộng rãi.
Câu hỏi đặt ra là liệu có thể có những cơ hội đã thực sự bị tước đoạt? Tức là đã có những thí sinh được phù phép điểm và cướp cơ hội của những người khác? Đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT đã nắm giữ trong tay toàn bộ dữ liệu điểm thi của kỳ thi năm 2017 được lưu giữ trong máy tính cá nhân của Vũ Trọng Lương, và việc điều tra tiếp để làm sáng tỏ là việc trong tầm tay.
Video đang HOT
Câu hỏi nữa đặt ra là liệu câu chuyện này chỉ xảy ra ở Hà Giang, hay còn xảy ra ở cả những địa phương khác nữa?
Nếu những kẻ phù phép điểm chỉ nâng một cách “biết điều” mỗi bài thi đôi ba điểm, thì khả năng bị phát hiện là khó. Nhưng thế cũng đủ để “giết chết” những thí sinh khác vì điểm chuẩn vào trường đại học có ranh giới rất mong manh: chỉ thiếu nửa điểm thôi bạn có thể phải trượt.
Thế nên, để lấy lại sự công bằng cho các thí sinh, Bộ GDĐT cần kiểm tra lại công tác chấm điểm ở tất cả những nơi bị nghi ngờ, cũng như kiểm tra xác xuất ở một số địa phương khác. Đừng thờ ơ: con em của chúng ta hoàn toàn có thể bị tước đoạt cơ hội bởi những kẻ gian lận thi cử này.
Nhà báo Vũ Mạnh Cường
Theo vietnamnet.vn
Rà soát bất thường điểm thi tại Hà Giang: Làm việc không kể ngày nghỉ, tối muộn
Mặc dù là ngày nghỉ nhưng toàn bộ những người liên quan đều được huy động để kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình.
Địa điểm họp rà soát được bảo vệ kĩ càng. Ảnh: Tiền Phong
Theo thông tin của Lao Động, ngày 15.7, mặc dù là ngày nghỉ nhưng mọi công tác rà soát bất thường điểm thi tại Hà Giang vẫn diễn ra bình thường.
Trong ngày 14.7, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng do ông Mai Văn Trinh dẫn đầu đã đến tỉnh Hà Giang để phối hợp làm rõ thông tin về điểm thi bất thường.
Đoàn đã làm việc kín từ đầu giờ chiều đến khuya muộn. Các cánh cửa lối cầu thang lên tầng trên toà nhà Sở GDĐT Hà Giang được khoá cẩn thận, chỉ để một lối lên và luôn có lực lượng bảo vệ, công an ngăn người không có nhiệm vụ lên. Thậm chí, khoảng gần 20h ngày 14.7, nhiều suất đồ ăn đựng trong hộp xốp, bánh mỳ được đưa từ bên ngoài lên khu vực diễn ra cuộc họp và hoạt động rà soát.
Giám đốc Sở GDĐT Hà Giang Vũ Văn Sử cho biết: Ngay khi nhận được công văn của Bộ GDT, Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia của tỉnh đã ký văn bản chỉ đạo gửi Hội đồng thi rà soát lại tất cả các quy trình. Sáng 13.7, Chủ tịch hội đồng cùng thư ký làm việc, đã giao nhiệm vụ cho tất cả những người liên quan các khâu: Công tác in sao, giao nhận đề, coi thi, làm phách, nhận bài, chấm... lắp ghép lại. Hội đồng sẽ lật lại toàn bộ các công việc. Hội đồng sẽ làm việc cả trong ngày nghỉ.
Đồ hoạ: Huyên Nguyễn
Chia sẻ về quy trình rà soát, lãnh đạo Sở cho biết, quy trình làm thi đi như thế nào thì bây giờ hội đồng lại lần ngược lại, tất cả các phần các khâu chi tiết tỉ mỉ. Thậm chí, hội đồng sẽ đối chiếu xem từng biên bản từng ngày diễn ra có đúng với thực tiễn không. Tất cả những người làm còn ở đây thì phải đối chiếu lại.
Lãnh đạo Sở này cũng cho biết, khi chưa thực hiện rà soát, việc khẳng định có bất thường hay không chưa thể khẳng định được.
"Đột phá hay bất thường đến giờ tôi chưa có kết luận gì. Khi đang trong quá trình rà soát, chúng ta không thể nói theo dư luận mà phải nói theo thực tế trên cơ sở kết quả rà soát nghiêm túc, vô tư, khách quan", ông Sử cho hay.
Trước ý kiến cho rằng có kẽ hở trong việc bảo quản bài thi, trước khi rọc phách người làm có thể gian lận ở khâu này, ông Sử bày tỏ: "Những tình huống đó, tôi cho rằng, mọi người có quyền đặt ra. Tuy nhiên, sự chặt chẽ của nó cũng không thể xem thường được. Ví dụ khi mở phong bì đựng bài thi thì phải có mấy người theo quy định, theo quy chế người cầm chìa khoá là trưởng ban, người thứ hai là sự chứng kiến của công an, người thứ ba ít nhất là uỷ ban thư ký. Chuyện gì có ba người là tập thể".
HUYÊN NGUYỄN
Theo Laodong
Chua chát Hà Giang! Ngày 17/7, khi thông tin 300 bài thi của 144 thí sinh ở Hà Giang được nâng điểm, có những bài "từ không thành xuất sắc" chính thức được công bố cũng là lúc nhiều giọt nước mắt đã rơi xuống... Có bao nhiêu niềm tin hiếm hoi còn lại vỡ vụn! Có có biết bao nhiêu khát vọng bị suy sụp! Có...