Phù phép bột ngọt Trung Quốc thành hàng xịn
Bột ngọt Trung Quốc đang được một số tay buôn làm giả hàng hiệu một cách tinh vi, theo tìm hiểu thì nhiều cơ sở nhận làm đầu nậu cung cấp bột ngọt giả của các hãng tên tuổi lớn như Ajinomoto, Vedan với số lượng lớn.
Theo vietbao
Phù phép hàng trôi nổi
Các hoạt động gian lận thương mại thời gian gần đây rất tinh vi. Các cơ quan chức năng cần phải tăng cường kiểm soát, người tiêu dùng tỉnh táo để tránh bị lừa.
Giữa lúc hàng Việt chật vật để tồn tại khi người tiêu dùng ngoài thắt chặt chi tiêu thì ngày càng trở nên khó tính, thì hàng nhái, hàng giả lại ngang nhiên tồn tại, đội lốt hàng "xịn" qua mặt cơ quan chức năng, đánh lừa người tiêu dùng.
Không được bảo vệ
Theo bà Phan Thị Việt Thu, trưởng Văn phòng giải quyết khiếu nại - Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, văn phòng chỉ tiếp nhận các trường hợp người tiêu dùng khiếu nại mua hàng có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Do đó, người tiêu dùng mua hàng gian, hàng giả (không được cấp hóa đơn chứng từ) sẽ không được bảo vệ.
Từ đầu tháng 8, khi báo chí phát hiện "nho Mỹ" bán rong tại các con đường trên địa bàn TP HCM với giá chỉ 40.000 đồng/kg, thực chất là nho Trung Quốc, khiến mặt hàng nho dỏm này vốn tồn tại khá lâu nay sức mua giảm hẳn. Và để tiếp tục tồn tại, loại trái cây này dạt về các tỉnh miền Tây. Ngày 13/8, lực lượng chức năng TP Cần Thơ đã kiểm tra các lô sạp bán "nho Mỹ" trên địa bàn Q.Cái Răng, kết quả kiểm tra hóa đơn chứng từ đã xác nhận nguồn gốc thực sự của loại trái cây này là từ Trung Quốc. Chưa nói tới mối nguy an toàn thực phẩm, vì loại nho đội lốt này đã được xác định có chứa chất bảo quản độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe, thì người tiêu dùng lâu nay đã bị móc túi trắng trợn vì giá bán đã bị đội lên gấp mấy lần vì chiêu thay đổi gốc gác đơn giản của người bán.
Theo ông Nguyễn Lâm Viên, tổng giám đốc Công ty Vinamit, trong các đợt khảo sát thị trường tại Trung Quốc, cho thấy người tiêu dùng nước này ngày càng mất niềm tin với hàng nội địa, nhất là thực phẩm. Do vậy, khi xuất qua nước khác, hàng Trung Quốc cũng phải giấu đi xuất xứ của mình.
Nho Trung Quốc đội lốt nho Mỹ ngang nhiên bán tại các cửa hàng trái cây lớn ở Hậu Giang. Ảnh: Đặng Ngọc.
Còn bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết trong các chuyến khảo sát tại chợ truyền thống đã phát hiện nhiều mặt hàng có nguồn gốc Trung Quốc đang đội lốt hàng Việt bằng tem, nhãn giả. "Tôi biết có những hộ gia đình chuyên sống bằng nghề làm dịch vụ dán nhãn "made in Việt Nam" cho hàng Trung Quốc, điều này đẩy hàng Việt vào thế cạnh tranh không lành mạnh", bà Hạnh bức xúc."Gan" hơn, có nơi còn dám mua hàng trôi nổi về dán nhãn chính cơ sở của mình tiêu thụ. Như trường hợp cửa hàng Bươm Bướm (208A Bà Hom, P.13, Q.6) bày bán rất nhiều loại bao cao su hiệu Durex trên bao bì ghi bằng tiếng nước ngoài, còn có nhãn phụ bằng tiếng Việt, trong đó có ghi: "nhà phân phối Bươm Bướm", kèm theo địa chỉ cửa hàng dán lên sản phẩm. Điều này khiến người tiêu dùng ngỡ cửa hàng này nhập sản phẩm trực tiếp, nhưng thực tế đã bị hớ. Vì mới đây, đội Quản lý thị trường (QLTT) 3A, Chi cục QLTT TP HCM kiểm tra đầu vào của các sản phẩm này thì phát hiện không có hóa đơn chứng từ. Không những thế, chủ sở hữu thương hiệu Durex còn xác nhận toàn bộ lô hàng, lên đến 1.417 hộp (mỗi hộp 3 chiếc) đều là hàng giả.
Trước đó, QLTT cũng phát hiện nhiều công ty mua hàng trôi nổi, không có hóa đơn chứng từ nhưng lại bán một cách công khai với nhiều lời quảng cáo trên mây, thông qua các kênh bán hàng qua truyền hình.
Lập chuyên án điều tra
Theo ông Đặng Văn Đức, Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP HCM, tính đến giữa tháng 7, đơn vị này đã xử phạt 2.510 vụ; ước trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 69 tỷ đồng, tăng 111% so với cùng kỳ năm 2011. Điều này cho thấy kinh tế khó khăn nhưng tình hình buôn lậu, gian lận thương mại không hề giảm, thậm chí còn phức tạp hơn do hàng ế từ các nước lân cận đang tìm cách đổ lậu về thành phố. Ông Đức cũng cho biết có 13 vụ vi phạm rất nghiêm trọng, có tổng giá trị hàng hóa vi phạm trên 26,5 tỷ đồng, có dấu hiệu hình sự đã được chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra xử lý.
Trước tình hình trên, UBND TP HCM vừa có văn bản yêu cầu UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Trong đó, lưu ý các cơ quan chức năng cần chủ động xây dựng chuyên án điều tra, phát hiện, đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; ngăn chặn các hành vi xuất nhập khẩu trái phép, buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở khu vực cảng biển, cửa sông, bến bãi, tàu thuyền...
Rất dễ phân biệt nho Mỹ giả
Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang), cho biết: Nho Trung quốc đội lốt nho Mỹ cũng đã tấn công người tiêu dùng tỉnh này. Khoảng nữa tháng nay, tình trạng bán nho giả này xuất hiện nhiều nhất các hộ bán lẻ nằm cập các quốc lộ 1A, thuộc hai huyện Châu Thành, Châu Thành A và một số nhóm bán ở hai ven đường ở gần cửa ngỏ vào TP Vị Thanh (Hậu Giang). Với giá chỉ bằng 1/3 so với nho Mỹ thật bán tại các cửa hàng, siêu thị. Chi cục QLTT Hậu Giang đã gửi mẫu sản phẩm giám định dư lượng thuốc trừ sâu và hóa chất bảo quản. Kết quả công bố chiều 15.8 xác định nho này có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai, có dư lượng difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần cho phép ở Việt Nam. Do vậy, nho được bày bán ngoài nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng.
Theo ông Đức, rất dễ để so sánh và nhận diện nho "giả". Nho giả thường có màu vỏ nhạt, trái to, có phấn trắng bên ngoài, ăn có vị chua và có nhiều hạt trong trái. Còn nho Mỹ thật trái to vừa phải, màu vỏ sậm hơn, ăn có vị ngọt đậm đà, đa phần nho Mỹ chỉ có 1-2 hạt trong trái, giá luôn bán ở mức cao. (Đặng Ngọc).
Theo Báo Đất Việt
"Thưởng Tết" giáo viên bằng... gói bột ngọt Nhắc đến thưởng Tết, nhiều giáo viên ở miền Tây không khỏi chạnh lòng. Nhiều giáo viên ở miền Tây ngậm ngùi với thưởng Tết Có trường "thưởng" bằng cách hỗ trợ... gói bột ngọt ăn Tết. Đối với nhiều giáo viên, hai từ "thưởng Tết" nghe có gì đó "sang" quá. Dạy suốt một năm học, tiền lương mỗi tháng "ba cọc...