Phụ nữ và trẻ em gái đối mặt với nhiều rủi ro do thiên tai gây ra
Phụ nữ và trẻ em gái không được chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ thiết yếu khi buộc phải di dời khỏi nơi cư trú do thiên tai.
Nhân Ngày Dân số thế giới 11/7, hôm nay (10/7) tại Hà Nội, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức lễ mít tinh với chủ đề “Ngày Dân số thế giới – Hỗ trợ các nhóm dân số dễ bị tổn thương trong thiên tai”. Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; lãnh đạo Bộ Y tế, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cùng đông đảo nhân dân thủ đô.
Các đại biểu tham gia phát động lễ cổ động, diễu hành nhân Ngày Dân số thế giới (ảnh: Chí Cường)
Theo đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương dễ bị ảnh hưởng do thiên tai. Với đường bờ biển dài và khoảng 70% dân số sống ở ven biển và đồng bằng thấp hơn so với mực nước biển, Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khí hậu.
Chính vì vậy, Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể ứng phó khi thiên tai xảy ra, đồng thời bảo đảm các nhu cầu quan trọng của phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên không bị bỏ qua ngay tại thời điểm thảm họa bắt đầu xảy ra.
Theo ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, do có nguy cơ cao về thiên tai, Việt Nam cần tiến hành một cách có hiệu quả các hoạt động truyền thông thay đổi về hành vi sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương ở những vùng sâu, vùng xa dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Video đang HOT
Dẫn chứng vụ dông lốc kinh hoàng xảy ra chiều 13/6 tại Hà Nội khiến 2 người thiệt mạng, trong đó có một nữ sinh đang trên đường tới trường và một số phụ nữ bị thương phải đi cấp cứu, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh, phụ nữ là nhóm nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất trong thiên tai.
Khi bão lũ xảy ra, phụ nữ và trẻ em, nhất là trẻ em gái, là đối tượng cần phải di dời tới nơi an toàn; còn khi hạn hán, thiếu nước sinh hoạt, phụ nữ dễ mắc những căn bệnh viêm nhiễm, nhất là khi sinh nở.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại lễ mít tinh (Ảnh: Chí Cường)
Phát biểu tại lễ mít tinh, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác dân số. Từ một nước có mức sinh cao, tuổi thọ thấp, Việt Nam đã đạt và duy trì mức sinh thay thế, nâng cao tuổi thọ.
Nhận thức và hành vi của người dân đã được chuyển đổi từ sinh nhiều, sinh dầy, quy mô gia đình lớn sang quy mô gia đình ít con “dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt”; người dân ngày càng tích cực, chủ động trong phòng tránh thai ngoài ý muốn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ em, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trước những diễn biến phức tạp khó lường của thiên tai đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu các mối đe dọa do thiên tai gây ra cho người dân; đồng thời đảm bảo cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho người dân ở khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Trước đó, sáng cùng ngày, hàng trăm đoàn viên thanh niên thủ đô đã tham gia đạp xe diễu hành nhân Ngày Dân số thế giới./.
Lại Thìn
Theo_VOV
Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Quốc hội gửi phiếu thăm dò ý kiến đại biểu
Trước các ý kiến khác nhau về Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, dự kiến sẽ gửi phiếu thăm dò đến các đại biểu, sau đó sẽ xem xét quyết định theo ý kiến chung.
Kết lại một số vấn đề thảo luận tại hội trường ngày 27/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, về cơ bản các đại biểu Quốc hội đều đồng ý với tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả khóa XIII và dự kiến chương trình bổ sung năm 2015 và chương trình năm 2016.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, dự kiến sẽ phát phiếu thăm dò ý kiến đại biểu về Điều 60
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải khắc phục những tồn tại hạn chế do nguyên nhân chủ quan, có vấn đề làm không đúng quy trình thủ tục của luật định, không đúng thời hạn, tồn đọng các quy định của chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Nhiều vấn đề đánh giá tác động phân tích chính sách chưa đầy đủ, chưa toàn diện mà qua việc phân tích, đánh giá Điều 60 thì càng rõ hơn.
Ông Uông Chu Lưu cho biết, đại biểu Quốc hội đồng ý đưa vào trong năm 2016 như Luật biểu tình, Luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là những luật để thực hiện Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 là công dân có quyền lập hội, biểu tình, việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
"Nếu đưa vào ngay tại kỳ họp thứ 9 như chương trình trước đây thì chưa kịp, nên Chính phủ đề nghị cho lùi lại từ kỳ họp thứ 9 sang kỳ họp thứ 10 cho ý kiến về Luật biểu tình và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIV", ông Uông Chu Lưu cho biết.
Về Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, ông Uông Chu Lưu đánh giá, các đại biểu phát biểu tại hội trường rất sôi nổi, rất nhiều ý kiến, phân tích nhiều mặt, nhiều khía cạnh của điều này. Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng Điều 60 là một điều luật nhân văn tiến bộ và thực hiện được mục tiêu bảo đảm chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu Quốc hội cũng thấy rằng nên tôn trọng quyền lựa chọn của người lao động là chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm của người lao động. Ý kiến chung của nhiều đại biểu muốn Quốc hội sẽ có một nghị quyết về việc bảo lưu Điểm c, Khoản1, Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 đến một thời gian nào đó. Sau khi xem xét đánh giá tổng kết thăm dò ý kiến một cách toàn diện đầy đủ đối tượng người lao động, sau đó chúng ta sẽ tính đến việc có sửa hay không sửa Điều 60.
"Riêng vấn đề này, đoàn chủ tọa cũng xin báo cáo với Quốc hội sẽ có dự kiến gửi phiếu thăm dò ý kiến đến các đại biểu, sau đó sẽ xem xét quyết định theo ý kiến chung", Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thông tin.
Quang Phong
Theo dantri
Quốc hội "tay bắt mặt mừng" ngày hội ngộ Gần 500 đại biểu Quốc hội từ khắp các vùng miền trong cả nước lại hội ngộ tại Hà Nội. Ngày khai mạc kỳ họp, trước khi bước vào chương trình làm việc căng thẳng dài cả tháng, những gương mặt, những cái bắt tay hồ hởi ngày gặp lại làm sôi nổi cả phòng họp Diên Hồng... Sáng sớm, Lãnh đạo Đảng,...