Phụ nữ và quyền được “ế”
Xu hướng khá mới mẻ hiện nay là ngày càng nhiều cô gái không muốn lập gia đình, muốn kéo dài đời sống độc thân. Đó là lựa chọn và ý muốn của họ. Trớ trêu là, trong mắt không ít người, những cô gái không lấy chồng là những người bị “ế”. Bài viết của cây viết trẻ Hàn Băng Vũ đã có một góc nhìn rất thú vị về vấn đề này.
Ảnh minh họa
Chỉ là “ế” thôi mà, có đáng sợ đến vậy không?
Trước mặt đứa con gái bốn tuổi, bạn tôi bảo con gái không cần phải giỏi giang, thông minh, chỉ cần xinh đẹp là đủ. Giỏi giang quá thì sẽ dễ bị gánh lên người cái “ế” suốt đời.
Ai cũng có quyền được quyết định những việc mình làm, lựa chọn những thứ khiến mình vui, tại sao phụ nữ không thể cho mình quyền được “ế” chỉ vì mình muốn thế?
Video đang HOT
Phụ nữ đến tuổi ba mươi là đã bắt đầu phải nghe đến mòn tai từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ làng trên đến xóm dưới, từ người thân đến người lạ gièm pha. Lấy chồng đi! Bao giờ lấy chồng? Tại sao không lấy chồng? Chẳng có một ai chịu chấp nhận rằng, cô ấy chưa kết hôn bởi vì cô ấy không muốn thế. Mọi định kiến cứ đổ lên đầu cô ấy, tuổi này chưa kết hôn, hẳn vì không ai thèm lấy. Tại sao phụ nữ không thể cho mình quyền được “ế”, được sống độc thân?
Nhiều người, tuy là thân xác phụ nữ mềm yếu nhưng ý chí lại sắt đá. Cô ấy muốn chứng tỏ bản thân, muốn lập nghiệp, muốn đạt được sự nghiệp, thế nên dành hết mọi tâm sức để nỗ lực. Cô ấy hiểu rằng, nếu như kết hôn, trách nhiệm của một người vợ, một người con dâu, một người mẹ sẽ cản bước mình. Cô ấy chọn kết hôn chậm một chút để phấn đấu cho sự nghiệp vững chắc, có tài chính tốt để đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân không quá cực nhọc vì cơm, áo, gạo tiền. Những đứa con ra đời không phải chịu cảnh thiếu thốn, gia đình chồng không coi thường. Lẽ nào không được?
Phụ nữ sinh ra với thiên chức và bản năng chăm sóc người khác. Nhưng không phải ai cũng được như vậy. Có nhiều người phụ nữ không hề tự tin vào bản thân mình rằng họ có thể làm vợ, làm mẹ tốt. Họ lúng túng trong việc nội trợ, khó dịu dàng, thiếu kiên nhẫn, không khéo léo trong ứng xử. Họ sợ mình không thể trở thành một nàng dâu được mẹ chồng yêu quý, sợ bị gièm pha vì không chăm sóc nổi chồng, con. Họ rối trí vì những mớ bòng bong mà mọi phụ nữ phải gánh. Khi chưa sẵn sàng, họ không thể cứ ở vậy được sao?
Phụ nữ, vốn dĩ yếu mềm và nhiều tổn thương. Không phải ai cũng may mắn có được những cuộc tình êm đẹp. Có biết bao người đã bị người đàn ông mình yêu thương rất mực phụ bạc. Biết bao nhiêu người phải chứng kiến mẹ mình, chị mình, bạn thân mình, người quen của mình bị hôn nhân làm cho khốn khổ khiến họ mất lòng tin dẫn đến họ hoảng sợ. Họ không cảm thấy an toàn khi bên một ai đó để nghĩ tới chuyện gắn bó. Sẽ ra sao nếu dừng chân ở một bến đỗ mà cứ phải nơm nớp lo sợ bị phản bội, sợ không giữ được tình yêu? Liệu sống trong bất an thì có hạnh phúc hơn độc thân không?
Kéo dài tuổi độc thân để… yêu bản thân
Có những người phụ nữ yêu chính bản thân mình, thế nên họ mới muốn kéo dài sự độc thân một chút để được tự do làm những gì mình thích. Được biếng lười dậy muộn, được đi du lịch khi muốn, được thoải mái gặp gỡ bạn bè, theo đuổi những đam mê. Họ muốn bản thân mình có nhiều những cơ hội, những trải nghiệm để khi kết hôn rồi, họ sẽ không bao giờ phải tiếc nuối tuổi thanh xuân của mình nữa, họ sẽ làm vợ, làm mẹ một cách hạnh phúc hoàn toàn, như vậy là sai sao?
Đau khổ lớn nhất trong cuộc đời này không phải là không có ai yêu mà là yêu nhầm người. Kết hôn nhầm người còn đáng sợ hơn rất nhiều. Chẳng phải là sẽ cô đơn lắm sao nếu như ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với một người nhưng không đồng điệu về tâm hồn, không thể nói chuyện xa hơn những câu vụn vặt thường ngày? Chẳng phải sẽ rất đau đớn ư nếu như người chúng ta kết hôn lại không hề giống như người mà chúng ta đã vội vàng tìm hiểu? Sẽ ra sao nếu chúng ta kết hôn với một người chỉ vì sợ cô đơn, sợ tuổi tác, sợ đàm tiếu hay vì muốn có con? Sẽ ra sao nếu chúng ta bên một người để lãng quên người yêu cũ nhưng có cố gắng mãi cũng không thể yêu người bên cạnh mà hình bóng người xưa cứ gợi lại mãi trong lòng.
Con người sinh ra, ai cũng đều sẽ đến lúc cần một bến đỗ, dù là đàn ông hay phụ nữ. Kết hôn là việc trọng đại của một đời người, không thể vội vàng, càng không thể để ai quyết định thay. Với người này, hôn nhân có thể là hạnh phúc, nhưng với người kia, hôn nhân lại là gánh nặng. Nếu như phụ nữ không muốn kết hôn mà yêu sự độc thân của mình, thì hãy cứ để cho họ quyền được “ế”.
Theo Hàn Băng Vũ
Gia đình và Xã hội
Gia đình chồng tương lai đối xử không như tôi mong đợi
Tôi học cao, lương khá, nhưng số tiền nạp tài nhà anh cho khiến tôi thấy mình thua cả đứa con gái bình thường dưới quê tôi.
ảnh minh họa
Tôi 23 tuổi, thu nhập tầm 11 triệu/tháng, ngoài các chi phí ăn ở và gửi tiền về cho ba mẹ thì còn dư một ít, dự vài tháng tới thu nhập sẽ tăng lên, 2-3 năm nữa có số vốn nhỏ để làm ăn. Tôi quen anh được 5 năm và chuẩn bị kết hôn trong năm nay, có điều tôi lăn tăn quá.
Anh 30 tuổi, đang học và sống ở nước ngoài, chúng tôi vượt qua bao sóng gió, khoảng cách để đến được với nhau, tuy quen xa nhưng hai đứa đều chưa làm điều gì có lỗi với nhau, cả hai tin tưởng và kết quả là lên lịch cưới cuối năm nay. Anh thật thà, chăm lo làm ăn, có ý chí, mặc dù vừa học vừa làm nhưng anh cũng gop góp được hơn một tỷ, số tiền đó anh đã về quê xây nhà. Nhà anh vốn rất nghèo, mọi thứ có được ngày hôm nay là cũng nhờ anh. Anh xây nhà cho ba mẹ cũng để đó sau này vợ chồng về sống. Mẹ tôi rất tin tưởng anh, nói tôi quen anh mẹ an tâm. Anh rất tốt nhưng gia đình anh làm tôi hơi phân vân một chút.
Thứ nhất, tôi có về nhà anh chơi trước đám hỏi, chào ba mẹ thì mọi người cũng vui vẻ chào lại. Anh ở xa về nên ngồi trò chuyện cùng anh em, tôi ngồi chỗ khác để anh nói chuyện đàn ông. Mẹ anh cũng không hỏi thăm gì tôi, ngồi nói chuyện chung bàn kia, không ai hỏi thăm tôi làm gì, công việc ra sao, lâu lâu anh có liếc sang nhìn tôi. Sau đó có mấy anh chị bà con bên chồng hỏi đôi câu rồi thôi. Tự nhiên tôi thấy buồn nhưng bản tính vốn vô tư nên bỏ qua. Tôi không biết mình buồn là đúng hay sai, nhưng nghĩ lại lúc trước chị dâu về nhà mẹ tôi hỏi thăm, mời uống nước nhiệt tình lắm.
Lần thứ hai là sau đám hỏi, tôi lại xuống nhà anh chơi, lần này anh tổ chức tiệc nhỏ để chia tay gia đình. Tôi xuống từ sớm để đi chợ, phụ nấu nướng, chị chồng về trễ vì có việc nhà cửa, ăn xong chỉ mình tôi rửa bát, anh thấy vậy nên xuống phụ, rồi lại rửa thêm tăng hai, tăng ba. Mẹ anh có kêu tôi nghỉ ngơi đi để tí mẹ rửa, nhưng tôi rửa cho xong tất, có sự hỗ trợ của anh nên cũng vui vui, nhưng thấy chạnh lòng và luôn tự hỏi tại sao chị anh không phụ mình? Anh bảo: "Đây là nhà anh, sau này của vợ chồng mình, nhà mình mình làm, em xem chị như khách xuống nhà chơi, bỏ qua đi". Tôi về nói với mẹ, mẹ cũng bảo thế nên tôi không nghĩ ngợi gì nhiều.
Tôi vốn vô tư, mọi chuyện đều muốn êm đẹp để cho qua nhưng lần này hơi khó xử, suy nghĩ vậy không biết có thực dụng quá không. Trước khi cưới quê tôi có tục cho cô dâu tiền gọi là nạp tài để sắm sửa về nhà chồng, ở quê tôi trung bình nhà nào tệ cũng ít nhất 10 triệu, nhưng tôi khá bất ngờ bên chồng cho ít hơn số đó. Mẹ tôi dặn người ta cho bao nhiêu mình lấy bấy nhiêu, quan trọng tình cảm và đừng đòi hỏi. Tôi vẫn cảm thấy tủi vì bản thân học cao, lương khá, nhưng số tiền đó còn thua cả một đứa con gái bình thường dưới quê tôi. Chồng lo đóng học phí của anh, đi làm ít lại, tôi có hỏi vậy sau khi cưới xong, tiền đâu mà đóng học phí cho tôi? Anh nói là mượn mẹ anh, sau này qua làm trả lại. Tôi cũng có khoản tiết kiệm riêng cho mình chứ không phải phụ thuộc chồng hoàn toàn. Có phải tôi hơi thực dụng không? Tôi thừa nhận mình còn trẻ, chưa trải đời nhiều, suy nghĩ đôi khi lệch lạc nên mong được mọi người cho lời khuyên chân thành.
Theo VNE
Mẹ chồng và chuyện sinh con trai đầu lòng Muôn đời vẫn là chuyện mẹ chồng nàng dâu, muôn đời không chuyện này thì chuyện khác, muôn đời khó có thể hòa hợp... Ngày mang thai đứa con đầu lòng, mẹ chồng buông thõng cho tôi một câu xanh rỡn: "Không phải cháu trai thì đầu ngõ nhà anh chị tôi cũng không vào". Thế rồi, tôi sinh đứa con gái, và...