Phụ nữ và con đường đau khổ mang tên “sổ đỏ”
Từ Luật Đất đai 2003, người vợ và người chồng đều được đứng tên trong “sổ đỏ” là tài sản chung, đồng nghĩa với việc họ hoàn toàn có quyền bình đẳng trong việc hưởng dụng, định đoạt tài sản này. Tuy nhiên, trong thực tế thì điều này không đơn giản…
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ chồng.
Còn Luật Đất đai 2003 cũng đã quy định rất rõ rệt, theo đó, trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận quyền sử đụng đất phải ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng.
Tiếp đó, Luật Đất đai sửa đổi 2013 cũng quy định: Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ PV), trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Đối với nhiều phụ nữ, để được đứng tên cùng chồng trong sổ đỏ không phải là điều dễ dàng
Cán bộ… lười
Như vậy, thay vì ghi tên một người, từ Luật Đất đai 2003, người vợ và người chồng đều được đứng tên trong GCN Quyền sử dụng đất đối với đất đai và tài sản gắn liền với đất là tài sản chung, đồng nghĩa với việc họ hoàn toàn có quyền bình đẳng trong việc hưởng dụng, định đoạt tài sản này. Với phụ nữ, đây là cơ hội để họ được tăng cường vị thế và tiếng nói trong gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản chỉ là có Luật. Việc thực thi quy định này hiện đang là một vấn đề hết sức khó khăn và trên thực tế, rất ít phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn có tên trong sổ đỏ. Lý do thì có rất nhiều…
Theo nghiên cứu Liên minh Đất đai (Landa) thì bản thân cán bộ địa chính xã cũng chưa nhận thức đầy đủ và nắm rõ quy định của pháp luật. “Làm hai tên rườm rà, thôi làm một tên thôi, photo chứng minh thư người nọ, người kia rườm rà” -một cán bộ địa chính xã Hào Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình thừa nhận.
Còn một cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long thì thẳng thừng: “Chúng em không có thời gian, chỉ cấp đổi lại thôi, giấy chứng nhận thế nào thì cấp lại như vậy thôi, khi có yêu cầu thì mới cấp sổ có 2 tên”…
Video đang HOT
Dân ngại
Trong khi cán bộ thụ động, chờ người dân tự đề xuất thì điều đáng nói là phụ nữ hoặc không biết, hoặc biết nhưng không dám đề xuất với chồng hoặc nhà chồng vì sợ bị nghi ngại là “có ý đồ” chiếm nhà, đất.
“Vợ chồng chưa có gì phát sinh, đứng tên một người cũng được. Sợ đề xuất sổ hai tên, tình cảm vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, cho rằng có nghi ngờ gì nên mới thay đổi sổ” – một phụ nữ ở xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị chia sẻ.
Quá trình đi khảo sát của cán bộ Landa cho thấy, tâm lý phụ nữ ngại va chạm, ngại đấu tranh, ngại chồng không đồng ý khá phổ biến. Nếu biết lợi ích sổ hai tên, họ cũng không dám đề nghị việc đổi sổ từ một tên thành hia tên, không muốn tự mình đề xuất.
“Tự nhiên yêu cầu đứng tên trong sổ đỏ thì khó quá. Nếu đi họp về bảo chồng để vợ đứng tên trong sổ đỏ thì sợ chồng la, chồng buồn, gia đình nhà chồng cho là mình muốn giành tài sản” – một phụ nữ thổ lộ. Trong khi đó, một chị khác thì nói: “Chồng là nam thì để chồng đứng tên luôn. Mình chưa thấy thiệt thòi gì vì đất cũng là của chồng, công vợ”.
Tuy nhiên, thực tế cuộc sống không đơn giản như vậy. Nhiều người chồng, dù đã chết vẫn đứng tên sổ đỏ, trong khi người vợ sống nuôi con, lo lắng mọi việc cho nhà chồng nhưng vẫn không có quyền gì đối với miếng đất, ngôi nhà đó. Đặc biệt, khi cần giải quyết những công việc liên quan đến cuốn sổ đỏ đó thì hết sức khó khăn.
Tại một hội thảo vừa được tổ chức tại Hà Nội về vấn đề sổ đỏ 2 tên, có một thực tế được nhiều đại biểu băn khoăn, đó là cơ hội cho phụ nữ đứng trên trên mảnh đất cha mẹ chia cho hoặc thừa kế thường bị kẹt trong hai tình huống. Theo đó, ở nhà bố mẹ đẻ thì đất chia cho anh, em trai; còn ở nhà chồng thì bố mẹ chồng chia cho chồng và chỉ mình chồng đứng tên. Điều này sẽ vô cùng bất lợi đối với phụ nữ trong tình huống ly hôn. Khi đó, những người phụ nữ thường quay trở về nhà mẹ đẻ với hai bàn tay trắng bởi suy nghĩ rằng, đất đai đó là của ông bà, tổ tiên chồng để lại nên phần đất này thuộc về người chồng.
Không chỉ ở nông thôn, ngay ở các Thành phố lớn, nhiều phụ nữ cũng đã phải rời khỏi nhà chồng với hai bàn tay trắng, dù đã có nhiều công sức đóng góp trong suốt hàng chục năm sinh sống ở nhà chồng, chỉ bởi họ không có tên trong “sổ đỏ”. Có chị mang theo con và chịu một cuộc sống vất vả khó khăn, ngược lại, có phụ nữ đã phải đau đớn mất quyền nuôi con khi không có nhà ở ổn định.
Câu chuyện “sổ đỏ hai tên” là một minh chứng cho thấy, con đường để đi đến sự bình đẳng thực sự đối với phụ nữ vẫn còn một khoảng cách khá xa từ luật pháp đến thực tế.
Bài tiếp: “Sổ đỏ” hai tên và những câu chuyện buồn
Theo_VnMedia
Con đường đau khổ xuyên đảo ngọc Quan Lạn
Chủ đầu tư xây dựng đường xuyên đảo Quan Lạn - Minh Châu thi công đoạn đường này vượt dự toán mà không kịp thời báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh nên tỉnh này vẫn chưa phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, khiến cho công trình phải "đắp chiếu".
Quyết một đằng, làm một nẻo
Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường xuyên đảo Minh Châu - Quan Lạn dài trên 15km, mặt đường rộng 12m, được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt vào năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 278 tỷ đồng.
Tháng 5/2011, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn - chủ đầu tư dự án - đã điều chỉnh nhiều hạng mục so với thiết kế cơ sở, khiến cho dự toán bị đẩy lên tới hơn 334 tỷ đồng, vượt tổng mức đầu tư gần 56 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này không được báo cáo cho UBND tỉnh thời điểm đó.
Con đường đau khổ xuyên đảo ngọc Quan Lạn.
Cuối năm 2011, dự án đã được khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Đến tận tháng 10/2012, sau khi đã cho nhà thầu thi công theo bản vẽ thiết kế có dự toán vượt tổng mức đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn mới đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt điều chỉnh. Sự chậm trễ này khiến cho từ cuối năm 2012 đến nay, công tác thi công công trình đã bị dừng lại do chưa được tỉnh chấp thuận.
Theo quy định tại điểm 2 điều 70 Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu, trường hợp dự toán do chủ đầu tư phê duyệt vượt quá phải điều chỉnh tổng mức đầu tư đúng quy định - có nghĩa chủ đầu tư phải báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Sự chậm trễ trong việc thi công con đường trên khiến cho công trình giậm chân tại chỗ, ngổn ngang đất đá, xuất hiện chi chít những ổ gà cùng những vũng sình lầy. Người dân đi lại đã khó khăn nguy hiểm nhưng với khách du lịch thì còn khốn khổ hơn nhiều.
Ông Nguyễn Văn An (60 tuổi, ở thôn Sơn Hào, Quan Lạn) cho biết, trước đây, khi con đường còn là đường bê tông, người dân cùng khách du lịch qua lại đã khổ vì sự xuống cấp. Nhưng con đường "nửa nạc nửa mỡ" kiểu này còn kinh khủng hơn. Mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bay mù trời.
Bà Nguyễn Thị Hồng Mỹ - Chủ tịch HĐND xã Minh Châu - cho biết, kể từ ngày thi công tuyến đường này, người dân đã phải chấp nhận cảnh "sống chung với lũ". Nhất là về mùa mưa bão, con đường trở lên lầy lội, trơn trượt, người dân hết sức vất vả, khốn khổ khi phải đi qua. Khổ nhất là những người hàng ngày đi biển, mua bán hàng hóa giữa đảo và đất liền và khách du lịch.
Bao giờ mới hết "đau khổ"?
Tháng 12/2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập đoàn kiểm tra công tác đầu tư xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường xuyên đảo Minh Châu - Quan Lạn. Sau khi tiến hành kiểm tra toàn diện, Đoàn kiểm tra của tỉnh đã phát hiện nhiều nội dung sai khác giữa hồ sơ thiết kế cơ sở với hồ sơ bản vẽ thi công tại đây.
Cụ thể: kết cấu mặt đường, kết cấu vỉa hè, kè trọng lực taluy âm, độ dốc mái taluy đào, hào kỹ thuật... đều khác với thiết kế ban đầu. Bên cạnh đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cũng tăng gần gấp đôi (bước lập dự án là 43,215 triệu đồng, bước thiết kế bản vẽ thi công là 71 tỷ đồng). Điều này dẫn đến giá dự toán tư vấn, xây lắp bị đội lên tới hơn 56 tỷ đồng so với phê duyệt của UBND tỉnh.
Bị dừng thi công, con đường ngổn ngang đất đá.
Đoàn kiểm tra kết luận, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn khi tổ chức lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các gói thầu xây lắp vượt quá giá trị dự toán, cộng chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư làm tăng tổng mức đầu tư dự án mà không kịp thời báo cáo UBND tỉnh là chưa đúng với qui định. Đến nay, UBND tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư trên.
Bà Nguyễn Thị Hồng Mỹ - Chủ tịch HĐND xã Minh Châu cho biết: "Hàng năm, cứ mỗi kỳ tiếp xúc cử tri, người dân lại kêu ca, phàn nàn nhiều lắm nhưng đâu vẫn đóng đó. Đường thì "đắp chiếu" còn dân dân thì khổ chồng khổ."
Theo bà Vũ Thị Khánh - Phó chủ tịch thường trực HĐND xã Quan Lạn - việc thi công chậm tiến độ hoàn thiện tuyến đường xuyên đảo này đang là nỗi bức xúc của người dân và khách du lịch. Ngày nắng thì đất cát bụi mù mịt, ngày mưa bão thì lầy lội, có nhiều đoạn thành ổ trâu, ổ voi... gây khó khăn, vất vả cho người dân xã đảo và khách du lịch ra tham quan nghỉ dưỡng tại đây. Tuy chưa, xảy ra vụ tai nạn giao thông nào nghiêm trọng nhưng những vụ tai nạn giao thông nhỏ vẫn thường xảy ra.
"Là xã đảo có lợi thế về du lịch nhưng đường thi công chậm tiến độ đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của người dân làm dịch vụ, du lịch. Khách du lịch thì kêu ca, phàn nàn nhiều lắm. Cứ như thế này thì mất điểm quá!" - ông Lưu Thành Viên - Chủ tịch UBND xã Quan Lạn than thở.
Theo Dantri
"Dại đủ đường" vì mua xe máy điện Sau khi luật đăng ký xe máy điện có hiệu lực, hầu như người dân đến đăng ký đều thiếu giấy tờ đăng ký, gần 100% là không đăng ký được. Xoay quanh vấn đề đăng ký xe máy điện, nhiều người dân đã tỏ ra khá bức xúc khi thủ tục đăng ký khá cầu kỳ và phức tạp. Sau nhắc nhở,...