Phụ nữ tuổi 30: điều gì là quan trọng nhất?
Phụ nữ đến tuổi 30 là lúc nên hiểu: cuộc đời ngắn ngủi, hờn giận, sân si để làm gì? Cho được thì cứ cho, buông được thì cứ buông.
Mỗi người sinh ra đều có vai trò riêng. Không có người nào khiến bạn ghét cay ghét đắng và đáng hận cả. Ở thời khắc đó, họ buộc phải làm những điều như vậy để khiến bạn chán ghét chứ chẳng thể làm khác hơn. Cứ đặt mình ở vị trí đó, chắc chắn bạn sẽ hiểu được.
Vì vậy đừng vội phán xét về nhân phẩm cũng như cách hành xử của bất cứ ai. Cũng đừng tự mang đá đặt trong lòng chỉ khiến bản thân u sầu hơn mà thôi. Nhất là phụ nữ, đừng quá coi trọng những lời người khác nói với mình.
Cuộc sống mà, cho được cứ cho, đừng sân si và đừng tính toán quá nhiều. Tiền chẳng thể theo bạn đến thế giới bên kia. Tiền chỉ là vật phòng thân, vì vậy đừng quá keo kiệt với người khác, cũng đừng hà tiện với bản thân.
Trong chuyện tình cảm hãy chân thành, đừng tính toán thiệt hơn với nhau. Trong mối quan hệ bạn bè thân thiết, đừng chơi với nhau chỉ vì cần nhau, mà phải thương nhau, đối đãi với nhau bằng tất cả tấm chân tình. Trong gia đình, đừng quá keo kiệt với người nhà, đừng chờ đối phương cho đi rồi mình mới đáp lại.
Trời sinh phụ nữ có vẻ ngoài ưa nhìn, tính cách hiền lành, dịu dàng. Bản chất ai cũng lương thiện, vì vậy đừng phá vỡ điều đó. Hãy giữ cho mình cái tâm trong sáng và cách nhìn đời tích cực một chút.
Có chuyện gì cũng đừng để trong lòng, đừng cay cú. Đặc biệt đừng dùng trăm phương ngàn kế để hãm hại người khác. Hãy nhẹ nhàng buông bỏ những điều vướng bận trong lòng. Đó là cách duy nhất để bản thân thảnh thơi trong cuộc sống đầy thị phi này.
Người khôn ngoan khi gặp chuyện, khi đứng trước người mình ghét sẽ không cay cú mà ngược lại còn đối xử lịch thiệp nhất có thể. Người ngu dại sẽ tìm mọi cách để hạ bệ lòng tự trọng của đối phương. Tuy nhiên khi làm điều đó, chưa chắc bạn đã thật sự hạnh phúc.
Suy nghĩ đơn giản, tích cực một chút, điều gì giữ được thì giữ, buông được thì buông. Bạn không nhất thiết phải tự làm khó chính mình. Cũng đừng ganh ghét ai, vì người tị nạnh cuộc sống của người khác vốn dĩ chỉ là người nhỏ nhen.
Phụ nữ ơi, hãy sống cuộc đời mình thích, cho được cứ cho đi, biết đâu sẽ nhận lại một chút thanh thản trong tâm hồn. Chuyện gì buông được cứ buông, đừng đặt trong lòng, đừng tự chuốc phiền phức vào người.
Video đang HOT
5 việc phụ nữ cần làm khi bước sang tuổi 30 để cuộc sống bớt ‘nhạt’
1. Tìm một công việc mà bạn có thể tận hưởng mỗi ngày
Tốt nghiệp đại học, bạn có thể trải qua nhiều công việc, các văn phòng với những mức lương và lĩnh vực khác nhau. Nhưng ở tuổi 30, việc tìm kiếm một công việc đem lại sự hài lòng cho bản thân thực sự quan trọng, ở đó bạn sẽ cống hiến cho sự phát triển nhiều hơn và leo lên nấc thang thành công của sự nghiệp.
2. Học nấu những món ăn mang dấu ấn cá nhân
Bạn có thể ghét nấu nướng hay thuộc lòng những công thức của đầu bếp Gordon Ramsay nhưng đây là lúc bạn cần thể hiện được cái tôi trong công việc bếp núc. Bạn nên có ít nhất một “món tủ” mà đó là món bạn nấu tốt hơn bất cứ ai; dù là món chính hay món tráng miệng. Hãy thử nghiệm và đừng sợ thêm một vài thành phần mới vào món ăn của bạn để tạo dấu ấn riêng, giúp bạn tự tin khi tiếp đón những vị khách quan trọng đến nhà.
3. Hiểu được ai mới thực sự là bạn tốt của mình
Khi còn trẻ, chúng ta được vây quanh bởi nhiều người và dễ dàng làm quen với các mối quan hệ mới. Vì thế, chúng ta cũng dễ dàng lầm tưởng rằng tất cả đều là bạn của mình. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, họ ra đi và chỉ có những người bạn thực sự ở lại bên ta – đó là những người giúp bạn vượt qua nỗi buồn và chia sẻ niềm vui thành công với bạn. Hãy trân trọng những người cùng bạn đi qua quãng thời gian khó khăn.
4. Đừng kể lể chi tiết cuộc sống cá nhân của bạn cho tất cả mọi người
Nếu muốn giữ cho mối quan hệ của bạn bền vững, đừng đem các vấn đề mà bạn và người ấy đang đối mặt đi kể cho người khác. Nếu bạn cảm thấy khó chịu về những cuộc cãi vã và muốn tìm ai đó để san sẻ sự lo lắng, hãy tới gặp một chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sẽ lắng nghe bạn một cách cẩn thận và giúp phân tích hành động của cả bạn lẫn người ấy. Tất cả những thứ này sẽ cho bạn cơ hội nhìn lại chính mình, không chỉ từ vị trí của một “nạn nhân” mà bạn cũng sẽ chú ý tới điểm yếu của chính mình nữa; và từ đó bạn có thể tìm lời giải đúng đắn cho trường hợp này.
5. Sắp xếp thứ tự ưu tiên đúng
Chúng ta luôn vội vã trong cuộc sống, cố gắng làm nhiều việc nhất có thể. Nhưng sau đó, chúng ta hiểu rằng chúng ta chỉ đang chú ý tới những thứ nhỏ nhặt mà quên mất những thứ quan trọng. Chúng ta thường nhớ đến những chuyến đi, khoảng thời gian bên cạnh gia đình; chẳng ai nhớ buổi tối thứ 6 làm việc quá giờ như thế nào. Điều quan trọng là biết đặt thứ tự ưu tiên cho mọi việc trong cuộc sống và làm điều bạn thực sự muốn thường xuyên nhất có thể.
Theo phunutoday.vn
Hôn nhân đổ vỡ vì chồng suốt ngày tự ái chuyện chênh lệch gia cảnh, động tí là giận dỗi: "Tôi biết cô khinh tôi nghèo"
Khi kết hôn với anh, tôi không suy nghĩ gì ngoài chuyện tình cảm nhưng chính bản thân anh lại luôn tự dằn vặt chuyện chênh lệch gia cảnh và suy diễn nó theo hướng xấu.
Tôi không phải người Hà Nội gốc, cách đây hơn 20 năm, bố mẹ làm ăn gặp thời nên gia đình chuyển lên Thủ đô sinh sống. Gia cảnh nhà tôi cũng không phải đại gia giàu có gì, chỉ là có dư giả một chút mà thôi.
Anh là bạn học cùng lớp đại học với tôi. Sau khi ra trường đi làm, gặp lại nhau trong một lần họp lớp, chúng tôi bất ngờ nhận ra tình cảm dành cho nhau và bắt đầu hẹn hò, hơn một năm sau thì tổ chức đám cưới.
Không ít lần tôi phải rơi nước mắt trước những lời chì chiết của chồng. (Ảnh minh họa)
Anh nhà ở quê, bố mẹ làm ruộng, gia cảnh nói thật là nghèo, dưới anh còn 2 cô em gái đang học đại học. Dẫu vậy, tôi chưa bao giờ coi thường anh cũng như xuất thân của anh. Tôi trân trọng con người, tôi tin tưởng anh là một người đàn ông có ý chí, quyết tâm phấn đấu. Hơn nữa, gia đình tôi cũng giúp đỡ con cái nhiều nên tôi thực sự không bị gặp áp lực về tiền bạc.
Ngày sắp cưới, anh vẫn còn tỏ ra lăn tăn và hỏi tôi: " Nhà anh nghèo lắm, em sẽ không coi thường anh chứ?". Tôi chỉ nhìn anh cười: " Chắc chắn là không, hãy tin em".
Đám cưới của tôi diễn ra khá đơn giản, không dám phô trương nhiều quá vì sợ gia đình anh nghĩ ngợi. Cuộc sống hôn nhân của tôi khởi đầu khá hạnh phúc. Anh hiền lành và tốt bụng, có ý chí đúng như suy nghĩ của tôi về anh. Thế nhưng cuộc sống bắt đầu thay đổi, nảy sinh mâu thuẫn khi chúng tôi dự định mua nhà.
Hai vợ chồng tích lũy cũng chẳng được bao nhiêu nên đương nhiên là bố mẹ tôi phải hỗ trợ. Khi tân gia nhà mới, chúng tôi mời bạn bè đến ăn một bữa cơm thân mật, mọi người trêu hai vợ chồng giỏi, mới cưới đã mua được nhà tiền tỷ. Một người bạn của tôi có chút hơi men lại bông đùa: " Anh Tân đúng số hưởng, trên đời này không có nghề nào giàu bằng nghề lấy vợ giàu". Cộng thêm chuyện anh thích sắm nội thất một kiểu nhưng bố mẹ tôi lại sắm theo ý ông bà nên chồng tôi cảm thấy mình không có tiếng nói. Kể từ đó, chồng tôi thay tính đổi nết, anh thường xuyên tỏ ra tự ti vì chuyện chênh lệch gia cảnh.
Thái độ của anh với tôi thay đổi đã đành. Thái độ của anh với bố mẹ tôi cũng chẳng tốt đẹp gì. Những hôm nhà có giỗ hay tổ chức ăn uống liên hoan, chồng tôi đều không tham gia. Khi tôi góp ý, chồng hậm hực, cáu gắt rồi giở giọng giận dỗi: " Tôi sang làm gì cho lạc lõng, tôi nghèo, nhục lắm".
Từ khi nào đó, trong đầu anh luôn nghĩ tôi và gia đình tôi khinh anh nghèo, coi thường anh. Vợ chồng đôi khi có cãi vã, anh lại bảo: " Tôi ở cái nhà này không khác gì ở nhà trọ. Mà tôi ở nhà trọ thật, tiền mua nhà toàn bố mẹ cô cho còn gì".
Khi xưa anh rất chăm chỉ giúp vợ làm việc nhà, giờ thì anh không động tay động chân bất cứ một việc gì nữa vì anh nghĩ rằng, nếu anh làm những việc đó, anh thật chẳng khác gì "thằng ô-sin". Tính cách của anh cũng cục cằn, thô lỗ một cách đáng sợ. Anh hay ghen tuông vô cớ, hễ tôi có đi liên quan công ty về, anh lại dằn hắt: " Chắc cô đi kiếm thằng nào giàu có hơn tôi chứ gì. Tôi biết cô khinh tôi nghèo".
Tôi phải kết thúc cuộc hôn nhân của mình vì một lý do thật không xứng đáng. (Ảnh minh họa)
Chưa kể, anh còn truyền cả cái tư tưởng đó cho người nhà anh, làm mọi người bắt đầu nghĩ xấu về tôi. Bố mẹ chồng, em chồng cũng giữ khoảng cách, đôi lúc mỉa mai khiến tôi khổ tâm vô cùng.
Đã nhiều lần cố gắng ngồi lại với chồng để nói chuyện một cách thẳng thắn. Tôi nói rằng, tôi vẫn yêu anh, thương anh và chưa bao giờ mảy may nghĩ đến chuyện coi thường anh. Cả bố mẹ tôi cũng vậy. Tuy nhiên, anh không tin tôi, anh nhất quyết suy nghĩ theo cách của mình.
Cuộc sống hôn nhân của tôi bỗng chốc trở thành địa ngục. Tối ngày chỉ là những cái lườm nguýt, chì chiết của anh, những cuộc cãi vã ngày càng nhiều hơn. Tôi thực sự bế tắc.
3 năm liền sống trong sự bạo hành tinh thần một cách đáng sợ. Tôi quyết định ly hôn, giải thoát cho mình, giải thoát cho anh. Tôi đã nghe nhiều câu chuyện đáng sợ trong hôn nhân nhưng thật không ngờ, chuyện của mình lại kết thúc vì một lý do không đáng như thế này!
Theo afamily.vn
Các nhà tâm lý học chỉ ra 4 sai lầm trong tranh cãi có thể hại chết mối quan hệ của bạn John Mordecai Gottman là một nhà nghiên cứu tâm lý và bác sĩ tâm lý người Mỹ đã làm việc rộng rãi hơn bốn thập kỷ về dự đoán ly hôn và ổn định hôn nhân. Ông có thể dự đoán chính xác đến 91% các mối quan hệ tình cảm sẽ chấm dứt, nếu mắc phải 4 sai lầm trong tranh cãi...