Phụ nữ Triệu Sơn chung sức xây dựng miền quê văn minh, đáng sống
Đã nhiều tháng nay, sáng sớm và chiều muộn rất nhiều hội viên, phụ nữ ở các chi hội phụ nữ xã Thọ Vực ( Triệu Sơn) chia thành nhiều tổ, nhóm cùng nhau cuốc đất, trồng hoa, dọn vệ sinh môi trường ở những nơi công cộng.
Các đường hoa, chậu hoa, hàng rào xanh… được chị em chăm sóc, vun trồng với tinh thần hăng hái, nhiệt huyết. Việc làm của các chị đã tạo hiệu ứng lan tỏa, thu hút nhiều nam giới cùng tham gia, tạo nên những tuyến đường hoa, cây xanh đẹp mướt mát.
Hội viên phụ nữ huyện Triệu Sơn tích cực tham gia vệ sinh môi trường.
Chị Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN xã Thọ Vực, cho biết: Thực hiện đợt cao điểm chỉ đạo của Hội LHPN huyện về tham gia thực hiện công tác vệ sinh môi trường, xây dựng các tuyến đường mẫu, mô hình “nhà sạch – vườn đẹp”, vận động Nhân dân đặt thùng phân loại rác thải tại hộ gia đình… góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2021 và hoàn thiện các tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2022, hội LHPN xã đã triển khai kế hoạch, phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực tham gia thường xuyên công tác vệ sinh môi trường, phát động xây dựng các tuyến đường hoa, hàng rào xanh, nhà sạch – vườn đẹp, đặt thùng rác phân loại rác thải tại hộ gia đình. Đồng thời, các cấp hội vận động hội viên tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, đưa từng tiêu chí của cuộc vận động thực sự đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa trong cộng đồng. Đến nay, toàn xã có 97% gia đình đạt tiêu chí “5 không, 3 sạch”; xây dựng mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch” ở thôn 6; mô hình “Nhà sạch – vườn đẹp” ở các thôn 1, thôn 4; xây dựng 7 tuyến đường mẫu, đặt được 500 thùng phân loại rác thải tại hộ gia đình bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, nhằm tạo cảnh quan môi trường thân thiện, góp phần xây dựng đạt huyện NTM vào cuối năm 2021.
Các xã Vân Sơn, Đồng Lợi phấn đấu về đích xã NTM nâng cao, xây dựng thôn kiểu mẫu vào cuối năm 2021, nên việc đảm nhiệm công tác vệ sinh môi trường luôn được hội LHPN xã chú trọng. Ngoài duy trì các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường thường xuyên, tổ chức hội còn phát động thực hiện đợt cao điểm từ nay đến cuối năm, gồm: tổng dọn vệ sinh môi trường, cắt tỉa đường hoa, cây cảnh tuyến đường chính với tần suất 3 lần/tuần, tạo cảnh quan môi trường, sáng, xanh, sạch, đẹp; hướng dẫn gia đình hội viên bố trí, sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng ngăn nắp, quy hoạch vườn mẫu, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, trồng rau sạch…
Chung sức xây dựng NTM, các cấp hội LHPN huyện Triệu Sơn đã khắc phục khó khăn, chủ động và phối hợp thực hiện nhiều việc làm thiết thực, xây dựng nhiều mô hình cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với từng chi, tổ hội, như mô hình: xây dựng HTX, tổ hợp tác thu gom rác thải do phụ nữ làm chủ; xây dựng các tuyến đường mẫu, đoạn đường phụ nữ tự quản, tổ phụ nữ tự quản bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon; vận động hội viên tích cực tham gia hiến đất, đóng góp tiền của, vật tư và ngày công lao động để xây dựng NTM, thường xuyên chỉnh trang nhà cửa, sân vườn, công trình vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ…
Đặc biệt, tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động và Thông báo kết luận số 388-TB/HU của đồng chí Bí thư Huyện ủy tại buổi làm việc với tập thể lãnh đạo ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể huyện và tiểu ban xây dựng NTM của huyện, giao nhiệm vụ cho Hội LHPN huyện tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; đảm nhận công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm; xây dựng mô hình “Tuyến đường mẫu”, “Nhà sạch – vườn đẹp”, góp phần hoàn thành tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM năm 2021, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã tập trung chỉ đạo và phát động thực hiện phong trào trên địa bàn huyện, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân tham gia.
Video đang HOT
Hội đã chỉ đạo các tổ chức hội phụ nữ cơ sở thực hiện cao điểm từ tháng 9 đến tháng 12-2021 về công tác môi trường. Mỗi xã, thị trấn chọn ít nhất 1 tuyến đường hoặc 1 thôn để xây dựng điểm mô hình “Tuyến đường mẫu” (tuyến đường trồng hoa, chậu hoa, hàng rào xanh) và hướng dẫn xây dựng ít nhất 5 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Nhà sạch – vườn mẫu”, “Nhà sạch – vườn đẹp” để tiếp tục nhân rộng; vận động Nhân dân đặt thùng đựng rác, phân loại rác thải tại hộ gia đình.
Đến cuối năm 2021, toàn huyện đã đặt được hơn 3.700 chậu hoa dọc các tuyến đường chính các xã, thị trấn; xây dựng 85 tuyến đường mẫu trồng hoa bờ rào xanh hàng rào xanh, đường hoa có bao be; đặt gần 10.000 thùng phân loại rác thải tại hộ gia đình, điển hình là các đơn vị xã Thọ Vực, Đồng Lợi, Vân Sơn, Đồng Tiến, Đồng Thắng, Thái Hòa…
Chủ tịch Hội LHPN huyện Lê Thị Độ cho biết: “Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phụ nữ tham gia xây dựng NTM, hội LHPN từ huyện đến cơ sở đã tích cực triển khai sâu rộng các chương trình, phong trào bằng những việc làm cụ thể được đông đảo cán bộ, hội viên và Nhân dân hưởng ứng, đóng góp một phần quan trọng phấn đấu hoàn thành các tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2021 (trước 1 năm so với kế hoạch). Ban Thường vụ Hội LHPN huyện tiếp tục đề ra mục tiêu chỉ đạo các đơn vị đăng ký đặt chậu hoa; xây dựng các tuyến đường mẫu hàng rào xanh, đường hoa; đặt thùng rác thải tại hộ gia đình; vận động các hộ đăng ký xây dựng mô hình “Nhà sạch – vườn đẹp” tại 34 xã, thị trấn” nhằm nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM…
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở nhiều tỉnh miền Trung
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị ghi nhận hàng trăm ổ dịch tả lợn châu Phi tại nhiều huyện, thành, thị những ngày qua.
Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, từ cuối tháng 9 tới nay dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 37 xã của 8 huyện. Tổng số lợn phải tiêu hủy hơn 1.900 con, trên 122.000 kg.
Ngành thú y nhận định, virus có sức đề kháng cao, mầm bệnh đã lưu hành rộng trong quần thể, đường lây truyền phức tạp là một trong những nguyên nhân khiến dịch bùng phát mạnh. Trong khi nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng trực tiếp thức ăn cho lợn từ nguồn đồ ăn thừa thu gom, sử dụng nước ao, hồ chưa qua xử lý để tắm cho lợn cũng khiến bệnh dễ lây lan.
Ngoài ra, người dân khi có lợn ốm chết không báo ngay cho cơ quan chuyên môn mà mổ thịt chia nhau ăn, chất thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường, gây khó khăn trong công tác kiểm soát giết mổ. Thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều gây ngập lụt cũng khiến mầm bệnh phát tán.
Theo ông Tống Văn Giáp, Phó chi cục trưởng Chăn nuôi Thú Y Thanh Hóa, để khống chế dịch bệnh, các địa phương phải tiêu hủy ngay toàn bộ lợn mắc bệnh; hộ dân dùng hóa chất và vôi bột tiêu độc, khử trùng chuồng trại, và những khu vực có nguy cơ cao.
Thanh Hoá đặt mục tiêu đến ngày 5/12 sẽ công bố hết dịch. Toàn tỉnh hiện có hơn 335 trang trại và hàng nghìn gia trại chăn nuôi lợn, trong đó có nhiều trại quy mô lớn ở các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống...
Cán bộ Thú y Quảng Trị tiêu hủy số lợn bị bệnh. Ảnh: Hoàng Táo
Nghệ An ghi nhận 169 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 19 huyện, thành, thị chưa qua 21 ngày. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nhận định, từ tháng 9 tới nay dịch có xu hướng bùng phát mạnh tại các hộ nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Hơn 12.400 con với tổng trọng lượng hơn 600.000 kg đã phải tiêu hủy.
Ngày 3/11, Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu yêu cầu các huyện thị tập trung nguồn lực phòng chống dịch, không để phát sinh ổ dịch mới, tiêu hủy triệt để lợn bệnh. Người chăn nuôi được khuyến cáo theo dõi sức khỏe đàn lợn, nếu có hiện tượng lợn ốm, chết bất thường cần báo ngay cho cơ quan thú y.
Tại Hà Tĩnh, từ tháng 9 dịch cũng bùng phát, lây lan ra 18 xã, phường, thị trấn của 9 đơn vị cấp huyện. Ông Nguyễn Khắc Khánh, Phó chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho biết lợn nhiễm bệnh chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tính riêng trong đợt dịch tái bùng phát 9 đến nay, cơ quan chức năng đã phối hợp tiêu hủy hơn 300 con. Hiện địa bàn còn hơn 25 ổ dịch chưa qua 21 ngày.
"Virus tả lợn châu Phi chưa có vaccine để xử lý triệt để, do vậy cứ tồn tại âm ỉ tại những ổ dịch cũ. Ngoài ra, thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi xảy ra lũ lụt, virus đi theo dòng nước cũng là nguyên nhân khiến dịch phát sinh", ông Khánh nói.
Hà Tĩnh có tổng đàn 383.000 con lợn, trong đó 58% thuộc quy mô trang trại, 42% quy mô nông hộ. Để dập dịch, ngành thú y đang tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương khoanh vùng, bảo vệ đàn nuôi, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình giấu dịch.
Lực lượng chức năng huyện Đức Thọ tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh hồi tháng 10. Ảnh: Đức Hùng
Ngày 29/10, hàng chục con lợn của 4 hộ dân ở huyện Cam Lộ ( Quảng Trị) cũng được ghi nhận mắc dịch tả lợn châu Phi. Chính quyền huyện Cam Lộ đã tổ chức tiêu hủy, tiêu độc khử trùng, tuyên truyền người dân thường xuyên vệ sinh chuồng trại, có các biện pháp phù hợp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.
Tính từ đầu năm 2021, dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở 6 huyện thị của tỉnh Quảng Trị, buộc tiêu hủy hơn 1.500 con.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Hưng Yên đầu tháng 2/2019, sau 7 tháng lan ra 63 tỉnh, thành. Nhiều địa phương phải chi hàng nghìn tỷ đồng để ngăn chặn dịch. Dịch cũng làm sản lượng thịt lợn giảm, giá thịt lợn tăng cao cuối năm 2019.
Hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương tái hòa nhập bền vững Các diễn giả cho rằng, nếu không có sự hỗ trợ tái hòa nhập kịp thời, nhiều phụ nữ di cư hồi hương sẽ tiếp tục phải chịu tổn thương, khó khăn trong cuộc sống...Đặc biệt, phụ nữ là nạn nhân của tội phạm buôn bán người còn phải chịu sang chấn tâm lý, sức khỏe tinh thần nặng nề. Ngày 29/9, Hội...