Phụ nữ thường quên cách tự làm mình vui…
Tôi làm quen với cô gái ấy tại một thành phố lớn bậc hai của Mỹ. Cô sống một mình đã nhiều năm nay, sau một cuộc ly hôn dài và buồn.
Cô sống một mình đã nhiều năm nay, sau một cuộc ly hôn dài và buồn. Nhiều người hỏi: chẳng lẽ cô không buồn khi sống một mình lâu đến thế. Và khi đến thăm cô, bước vào thế giới riêng của cô, tôi mới hiểu vì sao cô có được dáng vẻ an nhiên tự tại thế sau rất nhiều buồn đau.
Tôi làm quen với cô gái ấy tại một thành phố lớn bậc hai của Mỹ. Cô sống một mình đã nhiều năm nay, sau một cuộc ly hôn dài và buồn. Nhiều người hỏi: chẳng lẽ cô không buồn khi sống một mình lâu đến thế. Và khi đến thăm cô, bước vào thế giới riêng của cô, tôi mới hiểu vì sao cô có được dáng vẻ an nhiên tự tại thế sau rất nhiều buồn đau.
Phụ nữ cứ cười đi! (Ảnh minh hoạ)
Căn nhà của cô màu trắng và xinh xắn đến lạ lùng. Không thể nói rằng nó có mấy tầng, vì lối kiến trúc khá độc đáo của nó, có thể là hai, có thể là ba, những căn phòng lệch tầng nằm xeo xéo nhau rất lạ kỳ, tạo thành một không gian rộng rãi trên một diện tích không mấy lớn kiểu căn hộ.
Những cánh cửa kính rộng lớn mở ra không gian bên ngoài, treo rèm voan trắng sữa và những món đồ trang trí nội thất độc đáo lạ mắt. Tất cả đều do cô tự thiết kế. Chúng xinh xắn lạ lùng, nhưng cũng đơn sơ lạ lùng. Và cô thường cười ngất khi tôi trầm trồ chúng: “Chị ơi, em không có tiền nên tự lượm lặt đồ người ta bỏ về, khâu vá, chắp nối chúng với nhau đó thôi”. Những chiếc kệ gỗ đơn sơ được may, vá thêm những tấm nệm dày, thành bộ sô pha xinh xắn, những chiếc bàn gỗ bóng màu thời gian cũ kỹ, được cưa thấp chân thành những chỗ ngồi đọc sách tuyệt hảo, thậm chí, trên bậc cửa sổ là năm bảy viên đá cuội cô mang về từ vài chuyến đi biển, xếp chồng lên nhau, tạo thành một tác phẩm nghệ thuật rất độc đáo … Và quả thật, những gì do cô hoàn toàn tự tạo ra, tự sắp xếp trở thành một bản nhạc hoàn hảo, ngân nga những nốt yêu đời riêng, khiến người ngoài phải sửng sốt và thèm muốn chiêm ngưỡng.
Lúc đầu, tôi không hiểu vì sao mình đặc biệt yêu thích căn nhà này đến thế, dù chỉ mới lần đầu tiên đặt chân đến nó. Nhưng khi cô nói một điều rất trừu tượng, nhưng cũng rất giản dị, thì tôi chợt hiểu: “Em đặt hồn mình vào bất cứ món đồ nào xung quanh em”: chính vì thế mỗi món đồ ấy đều có một phần linh hồn cuộc sống của riêng cô, nó không đơn thuần chỉ là một vật được kê đặt đúng chỗ và cần thiết.
Video đang HOT
Cô có thể kể cho tôi nghe vanh vách từng món đồ nhỏ trong nhà, mua ở đâu, tìm thấy như thế nào và làm gì với chúng. Một cách kể giống như về những người bạn của mình, mà mình đã tình cờ hay có chủ đích làm quen, tìm được và trân trọng giữ gìn, nâng niu trò chuyện với chúng. Cô tìm thấy niềm vui giữa những món đồ không vô tri vô giác ấy, những món đồ sống động, có linh hồn gửi gắm của riêng cô. Và tôi nhìn thấy có quá nhiều điều riêng tư của mình cô đặt vào những món đồ lạ lùng, độc nhất vô nhị và tuyệt đẹp đó, những điều chỉ phù hợp với cô, chỉ nói về cô và chỉ phản ánh cuộc sống của cô.
Cô sống bằng một cuộc sống của riêng mình, trân trọng từng điều nho nhỏ như thế, xây dựng một thế giới riêng như thế bằng sự cảm nhận tinh tế và có phần… huyền bí.
Không được lớn lao và riêng tư như cô bạn gái tôi vừa kể trên, thế nhưng N, một cô gái khác, hiện đang là nhân viên PR của một công ty nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, lại cũng làm tôi sửng sốt với những căn phòng cho thuê của mình. 7 năm sống tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi tách khỏi bố mẹ vào tuổi 30 (Để bớt khỏi nghe mẹ ca cẩm mỗi tối: chừng nào con lấy chồng – như cô khúc khích cười lý giải) cô chưa đủ sức “sắm” cho mình một căn nhà riêng. Cô vẫn phải sống đời thuê nhà triền miên. Thế nhưng, không giống tâm lý “sống tạm” của nhiều người khi ở nhà thuê, N. luôn tạo cho mình những góc riêng tuyệt đẹp. Có thể nêu ra một điều khiến tôi ấn tượng nhiều trong những căn phòng đó: ấy chính là những bộ drap giường do cô tự thiết kế, bằng những loại vải do cô tự lùng sục tìm mua. Nó không đắt tiền, vì cô từng khoe đã “moi” chúng từ kho vải cũ chợ Tân Bình “với giá rẻ rề”. Những chiếc áo gối màu be nhạt và những tấm trải màu xanh, đó là sự kết hợp màu sắc rất lạ của hai bộ cô làm riêng, “lâu lâu buồn buồn” lại trộn lẫn chúng qua lại, thế là thành một bộ mới.
Cái cách cô chăm chút một món đồ như thế khiến tôi nhận ra niềm vui của cuộc sống có thể trải dài trong từng điều nho nhỏ, như một tấm thổ cẩm lớn cô “tha” về từ một chuyến phiêu lãng với bạn bè vùng núi phía Bắc, trải lên chiếc sopha cũ kỹ do một người bạn “thải” cho, nó biến thành một góc riêng tư ấm ấp, cho những tối co chân một mình, nhấm nháp một ly trà nhỏ, ăn một chiếc bánh nhỏ, nghe vài bản nhạc hay và đọc một cuốn sách thú vị.
Chính vì thế, khi có người nghe cô kể lập tức ganh tỵ với cô: “Sao sướng thế?”, cô lại ngạc nhiên: “Có gì đâu khó, em tính nhẩm cho chị nghe nhé: ly trà túi lọc: 1 ngàn đồng, chiếc bánh: 10 ngàn đồng (tối đa), nhạc: miễn phí, sách: vài chục ngàn (nhưng sử dụng cho nhiều lần), xem ra niềm vui em tạo cho mình ấy rất rẻ, thế mà ai cũng kêu, em sướng, trong khi em nghĩ: ai cũng có thể làm như thế, chỉ có điều, họ không có một lúc nào đó để chậm lại, để kịp thưởng thức những điều nho nhỏ trong cuộc sống riêng của mình, họ chạy theo những niềm vui số đông mà thôi…”.
Tôi có hai người bạn gái như thế. Một người đã mất đi hạnh phúc, một người chưa tìm ra hạnh phúc. Thế nhưng họ hiểu, cuộc sống muôn màu và ta phải chấp nhận như thế. Và cũng từ đó họ cố sức làm đẹp cho cuộc sống của mình theo cách riêng của mỗi người, sự chọn lựa riêng của mỗi người. Mấy ai đã hiểu được điều đó, để sống đẹp và vui theo cách của mình. Nên tôi ngưỡng mộ những cách làm đẹp cho thế giới của mình như thế!
Theo Khỏe & Đẹp
Tìm thấy nhiều hiện vật quý ở Thành nhà Hồ
Khai quật Hào thành (Thành nhà Hồ), các nhà khoa học phát hiện nhiều cụm vật liệu kiến trúc, cụm đá nguyên khối được ghè đẽo công phu. Đặc biệt, nhóm hiện vật đục sắt, kiếm sắt được coi là di vật rất hiếm gặp trong các di tích khảo cổ học ở Việt Nam.
Lần đầu tiên các nhà khoa học tổ chức khai quật di tích Hào thành, Thành nhà Hồ. Ảnh: Thành Nam.
Ngày 20/8, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết đang phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật khu vực Hào thành thuộc di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Sau hơn 2 tháng khai quật trên diện tích 2.040 m2, các nhà khoa học phát hiện nhiều hiện vật quý.
Cụ thể, tại khu vực Hộ thành (từ chân thành ra mép hào) xuất lộ nhiều hiện vật và cụm vật liệu kiến trúc, cụm đá nguyên khối có dấu vết chế tác, cụm dăm đá... Giới chuyên môn đánh giá, Hộ thành ngoài nhiệm vụ phòng thủ còn là nơi tập kết và tu chỉnh các phiến đá thô trước khi được vận chuyển vào vị trí xây tường thành.
Trong khu vực Hào thành hiện còn lại dấu vết của những phiến đá kè bờ hào. Căn cứ vào vị trí đá kè phía bắc và phía nam, lòng hào được xác định có chiều rộng khoảng 52 m. Phía dưới lòng hào, ở độ sâu từ khoảng 3 đến 6,3 m, ngoài lớp đất sét bùn màu xám mịn lẫn nâu đỏ, các nhà khoa học còn phát hiện một số mảnh gốm men, sành, gạch vỡ thời Trần - Hồ và thời Lê Sơ.
Nhiều phiến đá vôi người xưa dùng làm bờ kè hào thành được phát lộ. Ảnh: Thành Nam.
Tổng cộng, cuộc khai quật lần này đã phát lộ thêm 89 viên đá vôi nguyên khối và đá phiến có kích thước 1,7x1,1 m hình hộp chữ nhật; nhiều hiện vật bằng đất nung như ngói mũi sen, gạch bìa, trong đó nhiều viên có in, khắc tên địa danh sản xuất, niên đại thời Trần - Hồ; đồ gốm men, đồ sành có niên đại thời Trần - Hồ và thời Lê sơ; đạn, bi đá, nhiều mũi tên, mũi đục bằng sắt...
Ông Nguyễn Xuân Toán, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cho hay, cuộc khai quật đã phát lộ và làm sáng rõ cấu trúc, chức năng của khu vực hộ thành cũng như hào thành.
Theo ông Toán, trong số các hiện vật được tìm thấy, các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới nhóm hiện vật đục, kiếm sắt. Đây được coi là di vật rất hiếm gặp trong các di tích khảo cổ học ở Việt Nam. "Cùng với việc làm rõ các di tích, các di vật tìm thấy sẽ bổ sung tư liệu cho công tác nghiên cứu và trưng bày phục vụ du khách tham quan", ông Toán cho hay.
Các công đoạn khai quật được tiến hành rất tỷ mỉ và cẩn trọng. Ảnh: Thành Nam.
Thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tiếp tục xin cấp kinh phí mở rộng khai quật, nghiên cứu các vị trí khác của Hào thành (phía Đông, phía Bắc, phía Tây) để làm cơ sở khoa học phục vụ việc khôi phục di tích Hào thành trong tương lai. Ngoài ra, Trung tâm cũng đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Vĩnh Lộc lập phương án đền bù diện tích đất ruộng đã khai quật để sử dụng làm Bảo tàng tham quan ngoài trời.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.
Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng. Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Lê Hoàng
Theo VNE
Chùa Bà Đanh - Ngôi chùa cổ độc đáo nhất Hà Nam Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa với những nét kiến trúc riêng độc đáo, xung quanh là sông núi hữu tình. Từ bấy lâu nay, chùa Bà Đanh (thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã đi vào tâm thức của người Việt Nam qua câu nói cửa miệng "Vắng như chùa...