Phụ nữ Thanh Hóa – tự tin sáng tạo, khởi nghiệp
Với sự hỗ trợ, tiếp sức của các cấp hội phụ nữ, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chị em phụ nữ từ miền núi đến miền xuôi đã khởi nghiệp thành công ở nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Các chị đã và đang trở thành những tấm gương sáng trong phong trào sáng tạo, khởi nghiệp của phụ nữ xứ Thanh, làm giàu cho mình và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Nhiều hội viên, phụ nữ xã Lâm Phú (Lang Chánh) khởi nghiệp bằng nghề dệt thổ cẩm.
Trở về quê hương sau nhiều năm làm ăn sinh sống tại Cộng hòa Séc, chị Nguyễn Thị Hoan, thôn Én Giang, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) đã quyết định đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ, tạo ra nhiều nông sản an toàn, giúp người lao động có thêm thu nhập. Năm 2018, chị Nguyễn Thị Hoan nhận thầu 2 ha ở khu vực Đồng Lái, xã Quảng Hợp để sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó, chị xây 8.000m2 nhà lưới trồng rau sạch và dưa Kim Hoàng Hậu. Hiện nay, sản phẩm dưa vàng của gia đình chị Hoan đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Các loại rau đều đạt tiêu chuẩn VietGAP. Để tăng hiệu quả sản xuất, chị Nguyễn Thị Hoan xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi mỗi lứa hàng nghìn con gà thịt, toàn bộ chất thải của gà được ủ mục để chăm bón cho cây. Ngoài ra, chị còn dành 200m2 để xây dựng các ô chuồng kiên cố nuôi giun quế phục vụ chăn nuôi và tạo nguồn phân bón hữu cơ cung cấp đủ cho cây trồng. Mỗi năm, trang trại của chị Hoan đã cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn dưa, 3.000 con gia cầm thịt cùng nhiều sản phẩm nông nghiệp khác…
Video đang HOT
Hơn 10 tuổi đã biết ngồi khung dệt, bà Phạm Thị Bảo, xã Cao Ngọc (Ngọc Lặc) luôn trăn trở, lo lắng một ngày không xa nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình sẽ bị mai một. Biến suy nghĩ thành hành động, bà Bảo quyết tâm khởi nghiệp từ nghề truyền thống của dân tộc mình và thành lập câu lạc bộ bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường xã Cao Ngọc, thu hút 36 thành viên tham gia. Ngoài sản phẩm trang phục váy Mường, bà Bảo còn học hỏi, sáng tạo, thiết kế thêm nhiều mẫu mã, sản phẩm mới để hướng dẫn cho các thành viên câu lạc bộ, nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường. Đồng thời, tìm kiếm cơ hội đưa sản phẩm thổ cẩm của mình đi đến nhiều nơi trong và ngoài tỉnh bằng nhiều hình thức quảng bá, giới thiệu trên mạng xã hội, giới thiệu qua bạn bè, các điểm du lịch… Đến nay, thu nhập bình quân của các thành viên đạt từ 3 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Từ yêu thích các phụ kiện thời trang, chị Lê Thị Giang, Chủ tịch Hội LHPN xã Thành Long (Thạch Thành) đã tự học hỏi làm các loại hoa cài áo bán cho các cửa hàng may trên địa bàn và thành lập tổ hợp tác làm nghề hoa cài handmade Linh Giang với 8 thành viên tham gia. Mỗi tháng, tổ hợp tác làm ra hàng nghìn sản phẩm hoa cài, đồng thời nhận thêu hoa, đính hạt cườm trên áo dài, váy, thu nhập mỗi thành viên đạt 5 triệu đồng/tháng trở lên. Chính sự không ngừng học hỏi, sáng tạo là điều kiện để các sản phẩm của tổ hợp tác handmade Linh Giang luôn được khách hàng nhiều tỉnh, thành trong cả nước đón nhận. Chị Lê Thị Giang chia sẻ: “Quá trình làm tôi luôn tìm mẫu mã mới, sáng tạo không ngừng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì thế hàng không bị tồn đọng và phát triển ổn định”.
Sáng tạo, khởi nghiệp không còn là khái niệm mới mẻ đối với hội viên, phụ nữ các vùng miền trong toàn tỉnh. Các chị đã vượt lên chính mình, mạnh dạn nêu ý tưởng và nuôi dưỡng ý tưởng khởi nghiệp. Nhiều chị đã khẳng định được bản lĩnh khởi sự, khởi nghiệp thành công qua nhiều sản phẩm được thị trường đón nhận và được cơ quan quản lý Nhà nước chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, đạt các giải tham dự hội thi cấp tỉnh, Trung ương tổ chức. Qua đó, các chị được tiếp cận, giao lưu với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để có thêm kinh nghiệm và kỹ năng duy trì, phát triển sản xuất. Tiêu biểu như: Trạm xanh Fuwa3E của chị Bùi Thị Bích Ngọc, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Fuwa Biotech ở phường Đông Cương, TP Thanh Hóa (sản xuất thành công các sản phẩm nước tẩy rửa sinh học bao gồm: nước rửa chén, nước rửa tay, nước lau sàn, nước giặt, vệ sinh bồn cầu, nước ngâm rửa rau, củ, quả; xịt khử mùi); dầu lạc nguyên chất Linh Phương của chị Phạm Thị Thùy Linh, thôn Kim Sơn, xã Hà Đông (Hà Trung); chế phẩm sinh học EM của chị Lê Thị Quyên, HTX thương mại sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo (Hoằng Hóa); HTX sản xuất và chế biến nông sản do phụ nữ làm chủ thôn Văn Châu, xã Đông Văn (Đông Sơn); gạo tím An Nhiên của bà Ngô Thị Tương, thôn Thống Nhất, xã Minh Khôi (Nông Cống)…
Trong 5 năm qua, cùng với tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp và xây dựng các ý tưởng khởi nghiệp cho hàng nghìn hội viên phụ nữ, đã có trên 10.800 phụ nữ được các cấp hội hỗ trợ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, trong đó có 661 doanh nghiệp, 153 mô hình phát triển kinh tế tập thể do nữ làm chủ được thành lập. Hội LHPN tỉnh duy trì tổ chức “Ngày phụ nữ sáng tạo – khởi nghiệp” hàng năm và tổ chức theo chủ đề đáp ứng khát vọng khởi nghiệp, mở ra những cơ hội tiếp cận vốn, kiến thức, kinh nghiệm, kết nối cung cầu sản phẩm cho chị em phụ nữ. Các tổ chức hội cơ sở chủ động xây dựng các chương trình, đề án, dự án, các mô hình khởi nghiệp tạo điều kiện kích cầu cho hội viên, phụ nữ nuôi dưỡng, thực hiện khát vọng khởi nghiệp thành công và nhiệt tình tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, an sinh xã hội. Qua đó, các cấp hội đã làm tốt vai trò cầu nối, kết nối các nguồn lực xã hội hỗ trợ chị em khởi nghiệp, khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong thời kỳ mới.
Đẩy mạnh triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm bảo đảm hiệu quả, thực chất
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh hình thức, phô trương, làm theo phong trào...
Sản phẩm cà phê đạt chuẩn OCOP 3-4 sao cấp tỉnh của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai). Ảnh minh họa: Hồng Điệp/TTXVN
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả triển khai Chương trình OCOP và công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2020, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm đẩy mạnh công tác truyền thông, giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP cấp quốc gia đối với thị trường trong nước và quốc tế; ưu tiên sử dụng các sản phẩm OCOP cấp quốc gia tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cấp quốc gia, hội chợ, diễn đàn quốc tế; sử dụng làm quà tặng, quà biếu trong các hoạt động đối ngoại và các sự kiện cấp quốc gia, cấp ngành.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh hình thức, phô trương, làm theo phong trào; xây dựng tiêu chí cụ thể để bình xét, lựa chọn các hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm đạt OCOP cấp quốc gia năm 2020 tiêu biểu, tổng hợp hồ sơ khen thưởng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (OCOP), Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ này có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương. Sản phẩm OCOP được đánh giá theo 5 hạng, trong đó hạng 5 sao là cao nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Hotboy người Tày dày công nuôi con ăn bẩn, chị em nhìn thấy "la làng" nhưng chàng ta lại khá giả lên Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chàng thanh niên dân tộc Tày Đường Ngọc Cảnh, sinh năm 1992 ở thôn Nà Vài, xã Lãng Ngâm (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn" đã tìm ra cho mình con đường đi riêng- phát triển kinh tế từ mô hình nuôi giun quế kết hợp trồng cây sim và hoa lan rừng....