Phụ nữ thành đạt thường không hạnh phúc?
Từ hàng vạn năm trước, nam giới đã đi săn bắt kiếm lương thực về nuôi gia đình, còn phụ nữ ở nhà trông con, rảnh rang thì đi hái lượm hoa quả ở gần.
Trong nền kinh tế tiểu nông kéo dài nhiều thế kỷ, lao động của nam giới cũng đóng vai trò chính, nên họ làm chủ về kinh tế.
Tiến trình lịch sử đó đã tạo thành nếp sống, nếp nghĩ ăn sâu vào tiềm thức con người. Vì thế, khi có hiện tượng phụ nữ thành đạt hơn, kiếm tiền nuôi cả nhà, gia đình dường như rơi vào cảnh “âm thịnh dương suy”, nam giới không khỏi có mặc cảm bị… lép vế.
Khi có hiện tượng phụ nữ thành đạt hơn, kiếm tiền nuôi cả nhà, gia đình dường như rơi vào cảnh “âm thịnh dương suy”, nam giới không khỏi có mặc cảm bị… lép vế
Xã hội hiện đại đang mở ra nhiều ngành nghề hợp với khả năng của nữ giới. Sức mạnh cơ bắp của nam giới không còn là ưu thế áp đảo như trước, khi mà lao động sản xuất còn chủ yếu dựa trên sức lực của con người. Ngày nay, rất nhiều công việc đòi hỏi trí tuệ, sự khéo léo, duyên dáng, vững vàng về tâm lý, rất phù hợp với phụ nữ vốn là những người chân yếu tay mềm. Có những ngành nghề đang phát triển thu hút nhiều lao động nữ như giáo dục, y tế, ngân hàng, chứng khoán, bưu chính viễn thông… và ngày càng nhiều chị em có thu nhập cao hơn chồng.
Đa số phụ nữ ngày nay không muốn ở nhà làm nội trợ, tiêu xài gì cũng phải ngửa tay xin chồng, xem việc kiếm tiền không chỉ là việc riêng của nam giới mà là nhiệm vụ chung của cả hai vợ chồng. Họ đã rút ra được nhiều kinh nghiệm từ các cuộc hôn nhân bất hạnh. Khi người vợ bị chồng đối xử tệ bạc nhưng vẫn phải cam chịu vì nếu ly hôn họ sẽ không biết sống bằng gì, lấy đâu tiên nuôi con. Không những thế, việc đi làm ngoài xã hội còn giúp đầu óc mở mang hơn, tinh thần thoải mái hơn, khi họ có nhiều bạn bè và cảm thấy mình không phải sống bám vào người khác.
Video đang HOT
Xã hội hiện đại đang mở ra nhiều ngành nghề hợp với khả năng của nữ giới. (Ảnh minh họa)
Cách đây hơn chục năm, khi mới lấy chồng, chị Nguyễn Thị Hồng là giáo viên tiểu học, còn chồng chị, anh Đinh Văn Kiên là nhân viên kỹ thuật của một nhà máy. Cả hai đều thu nhập không cao nhưng do chi tiêu có kế hoạch, vợ chồng thương yêu nhau nên gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc, con cái học hành chăm ngoan. Bất ngờ, chị Hồng được nhà trường cử đi học cao học, tốt nghiệp xuất sắc và được làm tiếp nghiên cứu sinh. Sau đó, chị Hồng được một trường đại học mời làm giảng viên, trong khi anh Kiên vẫn là một nhân viên bình thường.
Có uy tín trong chuyên môn, chị được nhiều trường đại học thỉnh giảng nên cứ xách cặp đi Nam về Bắc, mỗi chuyến đi dạy mươi ngày đem về hàng chục triệu đồng. Tự nhiên anh Kiên cảm thấy mình trở nên lép vê với vợ, hay có những cơn giận dỗi không đâu. Anh hạch sách vợ là chỉ khỏe đi, chẳng quan tâm gì đến gia đình. Đến bữa cơm, món ăn chị làm chỉ hơi trái ý một tí là anh chê, không ăn.
Quần áo thay ra vợ chưa kịp giặt, anh đã than phiền có vợ cũng như không. Căng thẳng nhất là vào những buổi tối, hôm nào có đông nghiêp nam gọi điện thoại đến nhà trao đổi với vợ về công việc là anh Kiên khó chịu ra mặt, đặc biệt là khi nghe vợ xưng hô “anh anh em em ngọt xớt”. Anh cho là chị coi thường chồng, chỉ ngưỡng mộ những người đàn ông có học vấn cao. Không khí gia đình ngày càng ngột ngạt đến mức cả hai đều khó chịu, thậm chí đã nghĩ đến giải pháp ly hôn.
Thành đạt tỷ lệ nghịch với hạnh phúc?
Nam giới có muốn vợ kiếm được nhiều tiền hơn mình không? Đây là một vấn đề của xã hội hiện đại
Nam giới có muốn vợ kiếm được nhiều tiền hơn mình không? Đây là một vấn đề của xã hội hiện đại. Khi chồng kiếm tiền nuôi cả nhà, gia đình thường êm ấm hơn, nhưng ngược lại, nếu người vợ kiếm tiền nhiều hơn, thì lại dễ nẩy sinh mâu thuẫn về tình cảm. Đa số các ông chồng đều không thoải mái khi phải tiêu pha bằng những đồng tiền do vợ làm ra. Không ít trường hợp chồng cảm thấy mất tự tin, cá biệt có anh “nghẹt thở” không chịu nổi người vợ kiếm tiền giỏi hơn mình, nhất là khi người vợ lại ra vẻ tự hào nhờ mình mà gia đình trở nên khá giả.
Nam giới có muốn vợ kiếm được nhiều tiền hơn mình không? (Ảnh minh họa)
Rơi vào cảnh đó, có những ông cũng tìm mọi cách kiếm tiền để không thua kém vợ và không phải tiêu những đồng tiền của vợ. Nhưng, chính vì nôn nóng kiếm tiền nên các ông rất dễ mắc sai lầm, thất bại, có khi đẩy gia đình đến bi kịch. Một ông chồng là giáo sư tiến sĩ ngành dược, từng có những thành công trong nghiên cứu. Đó là lĩnh vực ông đam mê nhưng không phải lúc nào cũng kiếm ra tiền, trong khi chỉ cần mở hiệu thuốc là kiếm được tiền ngay. Đến lúc thấy khả năng kiếm tiền của vợ uy hiếp lòng tự trọng của mình, ông bèn hy sinh việc nghiên cứu, quay sang kinh doanh thuốc Tây kiếm tiền, để không thua kém vợ. Vốn không phải là người giỏi quản lý kinh doanh, ông làm ăn thua lỗ, công nợ đầm đìa, khiến gia đình lâm vào điêu đứng.
Cho đến nay, phụ nữ đã bình đẳng với nam giới về nhiều mặt nhưng trong thực tế không phải đã hết những bất công. Do vai trò người đàn ông được đề cao suốt một thời kỳ lịch sử quá dài, đến nay, tuy đã bình đẳng nhưng họ vẫn muốn đứng cao hơn vợ. Nếu đàn ông kiếm được nhiều tiền, về đến nhà họ tự cho mình có quyền nghỉ ngơi để vợ con phục vụ. Người đời cũng nhìn nhận những gia đình như thế là hạnh phúc. Nhưng, nếu phụ nữ kiếm được nhiều tiền thì về nhà vẫn phải “nâng khăn sửa túi” cho chồng. Dù ra ngoài có thành đạt đến đâu, ở nhà người phụ nữ vẫn phải nhũn như con chi chi.
Nếu không như thế, lập tức người chồng sẽ cho là vợ cậy có nhiều tiền xem thường mình. Ngay cả các phương tiện truyền thông đại chúng dường như cũng đồng tình với quan điểm này. Hình ảnh những phụ nữ thành đạt ngoài xã hội, về nhà lại vội vàng lăn vào bếp làm cơm ngon canh ngọt bưng lên cho chồng xơi vẫn như là kiểu mẫu cho những phụ nữ thành đạt khác noi theo. Trong khi đó, những đàn ông thành đạt vẫn ngồi chễm chệ rung đùi tiếp khách, họa hoằn lắm mới có ông mó tay vào chút việc nhà, coi đó như là “giúp đỡ” vợ. Cũng một cách ứng xử nhưng có được xã hội chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào chỗ họ là đàn ông hay đàn bà?
Môt người vợ kiếm tiền giỏi hơn chồng, cần phải ứng xử thế nào để chồng không mặc cảm là mình bị lép vế và hạnh phúc gia đình không vì sự giỏi giang của người vợ
Tránh cho chồng những mặc cảm
Vậy môt người vợ kiếm tiền giỏi hơn chồng, cần phải ứng xử thế nào để chồng không mặc cảm là mình bị lép vế và hạnh phúc gia đình không vì sự giỏi giang của người vợ mà phải “đội nón ra đi”? Nói chung, tâm lý người phụ nữ khi chồng làm ra nhiều tiền mang về cho vợ thì đa số bà vợ lấy làm hả hê, phấn khởi. Nhưng, nếu vợ làm ra nhiều tiền về đưa cho chồng, có khi lại vô tình làm “bỉ mặt” chồng. Cái mà người đàn ông cần nhất là được vợ đánh giá cao.
Chẳng hạn, nếu người vợ khiêm tốn an ủi chồng là kiếm được nhiều tiền hay không còn do vận may nữa, anh là người có năng lực nhưng thời vận chưa đến đấy thôi. Để tỏ ra mình luôn tôn trọng chồng, mọi chi tiêu lớn như xây nhà, tậu xe cần hỏi ý kiến chồng, nếu anh ta không tán thành thì chờ thời cơ chứ không nên cứ tự quyết theo ý mình. Hạnh phúc sẽ bị uy hiếp nếu người vợ lấy khả năng kiếm tiền làm thước đo giá trị con người. Khi đó, người chồng sẽ thấy mình chẳng là gì trong mắt vợ. Mặc cảm đó sẽ làm tình yêu suy giảm, tình dục cũng lụi tàn. Đặc biệt với đàn ông, cơ chế hoạt động sinh lý chịu ảnh hưởng rất nhiều của tâm lý bị coi thường. Khi đó, mọi ham muốn của anh ta, nếu có, cũng tắt lịm
Các chuyên viên tư vấn cũng cho biết, không ít đàn ông ngoại tình vì mặc cảm bị vợ coi thường. Thế mới biết, làm người phụ nữ khó lắm thay. Sông bám vào chồng, dễ bị chồng hất hủi. Kiếm tiền giỏi hơn lại lo chồng mặc cảm rồi sinh tật nọ tật kia. Vừa thành đạt ngoài xã hội lại vừa phục vụ chồng con chu đáo ở nhà, lại phải khéo cư xử thế nào để chồng không tự ái là bài toán vô cùng khó mà không phải người phụ nữ nào cũng giải được. Cho nên, những phụ nữ làm được như thế là rất đáng khâm phục!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sự tình cờ...
Tôi vẫn nhớ về anh nhưng chẳng để làm gì, chỉ đơn giản như một thói quen đã in sâu vào trong tiềm thức. Chưa bao giờ tôi định hình được nỗi nhớ anh ngay trong chính trái tim mình. Mà có ai đi tìm nỗi nhớ bao giờ không nhỉ? Nó tự đến, nó tự đi, thản nhiên như gió...
Chúng tôi quen nhau do một sự tình cờ, tôi không nghĩ đó là sự sắp đặt của tạo hoá. Anh nhầm nick của tôi với một người con gái mà anh đang kiếm tìm. Còn tôi lúc đó cũng mới chia tay bạn trai cũ. Thế rồi quen nhau, rồi trò chuyện, rồi cảm thấy thân thuộc lúc nào không hay.
Nhưng rồi duyên số đã không đến với chúng tôi cho dù có lúc tôi đã mong là thế. Tôi ra đi nhưng nỗi nhớ vẫn còn ở lại, chỉ thoáng qua thôi nhưng sao nó luôn hiện hữu trong đầu những lúc tôi cảm thấy buồn, thấy cô đơn ở nơi xứ người. Cuộc sống và thời gian đã dạy tôi thêm nhiều điều bổ ích.
Nỗi nhớ bây giờ không còn quay quắt như một chiều đông nào lang thang trong ánh đèn vàng của những con phố xa lạ. Nỗi nhớ anh trở nên lắng đọng như mạch nước ngầm cuộn kín chảy trong lòng. Anh vẫn như trước ngày tôi đi xa. Nỗi nhớ trong tôi bây giờ vẫn thế... Bâng quơ. Em nhớ thày!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đêm chơi vơi Đêm nay mình anh lại bước đi trong âm thầm lặng lẽ, căn phòng trống trải như càng thêm rộng thênh thang khi ngay trong lòng anh mọi suy nghĩ cứ mải mê tới tận môt chân trời nào đó, xa lắm. Một mình trong khuya vắng, đối diện với chính lòng mình, có biết bao nỗi niềm cứ ào ạt đổ về,...