Phụ nữ sau sinh tắm gội như thế nào để bảo vệ sức khỏe?
Các bà mẹ sau sinh ở nước ta thường được khuyên không nên tắm trong 1 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, các bà mẹ nước ngoài lại có thể tắm ngay khi vừa sinh em bé. Vậy sản phụ sau sinh nên tắm như thế nào?
Sản phụ có thể tắm ngay sau khi sinh hay không?
Việc sinh nở sẽ khiến cơ thể phụ nữ có vết thương hoặc vết mổ cần được chữa lành đúng cách. Hầu hết các bác sĩ nước ngoài khuyên bà mẹ nên tắm nếu có thể ngay sau khi sinh xong. Điều này giúp sản phụ sẵn sàng hơn khi bắt đầu quá trình hồi phục cơ thể.
Phụ nữ sau sinh tắm thường xuyên hiếm khi dẫn đến bất kỳ tác hại nào nhưng việc tắm bồn cần phải tránh tuyệt đối do nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Sản phụ sau khi sinh nên tắm ngay khi cơ thể ổn định trở lại – Ảnh minh họa: Internet
Đối với những phụ nữ sinh thường qua ngã âm đạo, hầu hết các bác sĩ yêu cầu mẹ đi tắm bất cứ khi nào có thể, trừ việc ngâm mình trong bồn tắm, đặc biệt là bà mẹ được làm thủ thuật khâu tầng sinh môn.
Tương tự với những phụ nữ sinh mổ, các vết khâu hiện diện trên cơ thể mẹ vẫn chưa lành hoàn toàn, các bác sĩ không muốn có bất kỳ cơ hội nào dẫn đến phơi nhiễm vi khuẩn. Do đó, các bà mẹ nên tránh xa bồn tắm hoặc hồ bơi trong ít nhất khoảng 4 – 6 tuần.
Lợi ích của việc tắm sau khi sinh
Tắm sau khi sinh mang lại một loạt các lợi ích cho mẹ: Tắm giúp mẹ cảm thấy cơ thể được làm sạch hoàn toàn, mang lại sự tươi mát và hồi sinh năng lượng, sẵn sàng để chăm sóc trẻ.
Tắm nước ấm sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể.
Tắm gội mang lại sự tươi mát và hồi sinh năng lượng – Ảnh minh họa: Internet
Cơ thể có xu hướng khá đau đớn và mệt mỏi do các tổn thương khi sinh con, việc tắm với làn nước ấm len lỏi sẽ giúp mẹ xoa dịu cơ thể, thư giãn cơ bắp và giảm cơn đau, gột rửa hết mồ hôi và chất bẩn bám trên da của sản phụ.
Video đang HOT
Sản phụ hãy làm sạch cơ thể, đặc biệt là khu vực núm vú và bầu vú. Vì em bé sẽ được cho bú mẹ từ rất sớm.
Phụ nữ sau sinh tắm gội như thế nào?
Tắm gội sau khi sinh thường
Sinh con qua ngã âm đạo không phải là điều dễ dàng đối với phụ nữ. Nếu bà mẹ may mắn sinh con mà chỉ mất một lượng máu tối thiểu hoặc không tổn thương âm đạo quá nhiều thì có thể đi lại như một người bình thường sau vài giờ sinh nở. Điều này có nghĩa là mẹ sẽ dễ dàng đi tắm và nhanh chóng cảm thấy sảng khoái.
Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt tầng sinh môn được tiến hành ở đáy chậu của phụ nữ nếu âm đạo quá hẹp trong khi sinh, bác sĩ phải cắt rộng ra để tạo điều kiện cho em bé chào đời.
Điều này dẫn đến những cơn đau sau sinh và gây khó khăn cho việc đi lại trong một vài ngày. Khi bà mẹ đã có thể đi bộ vào nhà vệ sinh mà không cần hỗ trợ, đó có thể là thời điểm tốt để tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tắm rửa cho bà mẹ sau sinh có vết khâu tầng sinh môn.
Chỉ nên tắm bằng vòi sen hoặc gáo nước, không tắm bồn sau sinh – Ảnh minh họa: Internet
Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bà mẹ nên tắm để đảm bảo rằng các mũi khâu ở khu vực âm đạo được làm sạch và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hãy nhẹ nhàng khi tắm ở khu vực xung quanh âm đạo và lau khô hoàn toàn sau khi tắm.
Tắm gội sau khi sinh mổ
Trải qua một ca sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn, vấn đề ưu tiên nhất sau khi sinh là đảm bảo vết mổ lành và phục hồi. Trong một vài ngày đầu tiên, bà mẹ được khuyên nên nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường. Sau đó, các bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bắt đầu đi bộ xung quanh.
Bác sĩ sẽ theo dõi sự phục hồi của của mẹ và yêu cầu mẹ đi tắm khi thích hợp, đảm bảo vết mổ luôn được giữ sạch sẽ và khô ráo.
Cách tắm an toàn sau khi sinh
Khi tắm lần đầu tiên sau khi sinh, mẹ cần cẩn thận nhất có thể để tránh khỏi bất kỳ tổn thương cũng như bất kỳ nhiễm trùng nào. Nước sử dụng để tắm phải là nước sạch và không nên quá nóng. Phòng tắm kín gió và được làm sạch bằng chất khử trùng.
Không nên sử dụng bất kỳ loại sữa tắm hay dầu thơm có mùi hương quá mạnh. Vì chúng có thể phản ứng với da hoặc vết thương của mẹ theo một cách có hại cho quá trình hồi phục.
Sau khi tắm xong, lau khô hoàn toàn và vệ sinh xung quanh vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ, đảm bảo không để vết thương ẩm ướt.
Nếu có thể, đừng tự tắm một mình, sản phụ nên nhờ mẹ hoặc chồng giúp đỡ trong những lần tắm đầu tiên sau sinh vì lúc này cơ thể còn khá yếu ớt. Nên tắm nhanh nhất có thể để tránh bị nhiễm lạnh. Sau khi gội đầu xong, bà mẹ cần nhanh chóng sấy khô tóc.
Sấy khô tóc ngay sau khi tắm là điều khá quan trọng mà một số sản phụ bỏ qua – Ảnh minh họa: Internet
Đảm bảo nước không quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ nước chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ cơ thể có thể khiến sản phụ bị chóng mặt. Tình trạng này rất dễ xảy ra khi tắm vì mẹ đã mất một lượng máu lớn khi sinh con.
Luôn cẩn thận và sử dụng giày dép không trơn trượt khi vào phòng tắm. Sử dụng ghế đẩu hoặc ghế nhựa để ngồi và dùng vòi hoa sen tắm nhẹ nhàng.
Ghế nhựa và dép mang trong phòng tắm là những thứ sản phụ cần chuẩn bị để bắt đầu tắm trở lại sau khi sinh xong – Ảnh minh họa: Internet
Những lần tắm đầu tiên sau khi sinh có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo, điều này là bình thường và bà mẹ không cần quá lo lắng. Đặc biệt, không đợi đến lúc tắm, sản phụ cần vệ sinh vùng kín 4 lần mỗi ngày vào các buổi sáng, chiều, tối và trước khi đi ngủ bằng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn có độ pH phù hợp.
Phụ nữ sau sinh tắm gội như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hồi phục của mẹ và ảnh hưởng gián tiếp đến em bé sơ sinh.
Nguồn: https://parenting.firstcry.com/articles/bath-after-delivery-benefits-and-precautions/
Theo phunusuckhoe
Em bé ở Quảng Ninh chào đời nặng hơn 5kg
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa mổ lấy thai nhi có cân nặng lên tới 5kg cho một sản phụ sinh lần 2. Đây là một trong những bé sơ sinh có trọng lượng "khủng" hiếm gặp được sinh ra tại đây.
Chị B.T.L (33 tuổi) trú tại phường Yết Kiêu, TP.Hạ Long nhập viện ngày 15/5 để theo dõi và chờ đến ngày sinh mổ theo kế hoạch. Tuy nhiên kết quả thăm khám, xét nghiệm và siêu âm kiểm tra trước sinh, các bác sĩ đánh giá thai nhi to, trọng lượng lớn hơn mức bình thường, tử cung cũng đã có cơn co chuyển dạ nên bệnh nhân lập tức được đưa lên phòng mổ cấp cứu lấy thai kịp thời.
Kíp bác sĩ khoa Phụ sản đã mổ lấy thai bằng đường rạch ở bụng, bé trai ra đời an toàn với cân nặng hơn 5kg trước sự bất ngờ của mẹ và ê kíp phẫu thuật.
Bác sĩ CKI Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, quá trình siêu âm chúng tôi đánh giá thai nhi sẽ nặng khoảng 4,2kg, tuy nhiên khi đưa bé ra khỏi bụng mẹ và đặt lên cân thì bé trai có trọng lượng lên tới 5kg. Đây là trường hợp hiếm gặp, rất lâu rồi bệnh viện mới chào đón một em bé sơ sinh có cân nặng "khủng" đến như vậy.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa mổ lấy thai nhi có cân nặng lên tới 5 kg cho một sản phụ sinh lần 2.
Với sản phụ có thai nhi to bất thường như chị L., tử cung có thể bị giãn căng quá mức, vì vậy chúng tôi luôn theo dõi chặt chẽ tình trạng của mẹ, nhất là nguy cơ đờ liệt tử cung gây xuất huyết trong và sau mổ. Việc điều trị dự phòng tốt sẽ giúp hạn chế những nguy cơ cấp tính có thể xảy ra, hạn chế những rủi ro gây nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi. Khi mang thai mẹ bầu cũng đã được bác sĩ theo dõi kiểm tra đường huyết thường xuyên, chỉ số cho đến khi sinh đều ở mức ổn định.
Hiện, người mẹ sức khỏe ổn định, chủ yếu chỉ còn đau vết mổ. Sau một ngày kiểm tra theo dõi, bé trai khỏe mạnh, bú tốt, không phát hiện bệnh lý bất thường.
Thông thường, tiêu chuẩn cân nặng bình thường ở trẻ sơ sinh sẽ khoảng từ 2,8 đến 3,5kg. Với mức cân nặng trên 4kg đã được đánh giá là thai to, cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi thường xuyên. Với sơ sinh có cân nặng 5 kg sẽ tương đương trọng lượng với trẻ 2 đến 3 tháng tuổi.
Hiện, người mẹ sức khỏe ổn định, chủ yếu chỉ còn đau vết mổ.
"Những trẻ sơ sinh có cân nặng lớn cần phải theo dõi sát sao, nguy cơ hạ đường huyết sơ sinh cao. Vì khi ở trong bụng mạch máu cung cấp cho thai nhi tốt, nhưng khi bé sinh ra nhu cầu năng lượng nhiều hơn, khả năng bú chưa đạt có thể khiến bé bị hạ đường huyết, gây ảnh hưởng tới sức khỏe", bác sĩ Tuấn cho hay.
Theo sản phụ L. cho biết đây là lần sinh bé thứ 2. Lần sinh mổ thứ nhất dù cân nặng tăng đáng kể nhưng em bé ra đời chỉ nặng 3,5kg. Quá trình mang bầu bé thứ 2, chị L. ăn chủ yếu trái cây và các loại ngũ cốc bổ dưỡng, cân nặng chỉ tăng khoảng 11 kg nhưng bé thứ 2 lại nặng tới 5kg.
"Nhìn thấy con chào đời bụ bẫm, khỏe mạnh tôi mừng vô cùng. Khi nghe bác sĩ thông báo cân nặng của con mà tôi và cả gia đình ai cũng rất bất ngờ. Rất cảm ơn các bác sĩ khoa Phụ sản bệnh viện tỉnh đã giúp tôi vượt cạn "mẹ tròn con vuông", chị L. vui mừng tâm sự.
Theo Helino
Biến chứng sản khoa khiến bác sĩ khiếp sợ, sản phụ tử vong trong chớp mắt Thuyên tắc ối là một trong 5 biến chứng nguy hiểm trong sản khoa. Các bác sĩ cho rằng nếu gặp biến chứng này sản phụ không được hồi sức tích cực sẽ tử vong nhanh chóng. Ảnh minh họa, Biến chứng ở mổ sinh Mới đây, sản phụ Nguyễn Thị H. Thạch Hà, Hà Tĩnh mang thai con thứ ba được gia...