Phụ nữ ra đường kiểu ninja sợ nắng, coi chừng bị bệnh loãng xương
Ít phụ nữ biết rằng, việc giữ gìn nhan sắc bằng cách che chắn nắng có thể đã vô hình trung khiến họ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương rất cao.
Một phụ nữ bị bệnh loãng xương đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) – Ảnh: N.P
Căn bệnh loãng xương giờ đây không chỉ có ở người lớn tuổi mà rất nhiều người trẻ tuổi cũng mắc phải căn bệnh này. Thậm chí có người chỉ mới đôi mươi cũng bị bệnh loãng xương, gây ra không ít những hệ lụy cho sức khỏe. Có người còn tàn phế, bại liệt suốt đời.
Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hoá xương, dẫn đến tổn thương sức mạnh của xương, làm tăng nguy cơ gãy xương. Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ loãng xương là bệnh phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi. Nhưng ngày nay, căn bệnh này đã “phủ sóng” đến những người trẻ.
Loãng xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, trường hợp loãng xương ở người trẻ, đang trong độ tuổi lao động, thì càng ảnh hưởng lớn đến công việc và sự nghiệp của người bệnh.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Cao Thanh Ngọc – Phụ trách Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM) người trẻ bị loãng xương là do thứ phát. Thường những người trẻ bị loãng xương là do bệnh lý nội tiết, bệnh thận mạn, những bệnh mãn tính về khớp hoặc bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, hoặc hội chứng kém hấp thu, sử dụng các loại thuốc làm mất xương như: corticosteroid, thuốc chống co giật…
Tình trạng xương bị loãng của một bệnh nhân mắc bệnh loãng xương – Ảnh: N.P
Bên cạnh đó, bệnh loãng xương xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi là do lối sống, ăn uống và chế độ sinh hoạt. Những người trẻ lười vận động, sử dụng nhiều chất kích thích như bia, cà phê, thuốc lá… có nguy cơ mắc bệnh loãng xương rất cao.
Tuy nhiên có một thói quen hiện nay của nhiều người trẻ, nhất là phụ nữ, đang khiến họ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương rất cao mà bản thân không hay biết, hoặc không nghĩ đến, đó là việc che chắn nắng quá kỹ mỗi khi ra đường.
“Do lo ngại bị nắng làm đen sạm làn da, nhiều bạn nữ có thói quen che chắn nắng quá kỹ mỗi khi ra ngoài nên da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dẫn đến bị thiếu vitamin D trầm trọng. Tất cả những yếu tố này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất của cơ thể, cũng như làm mất cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương và có thể dẫn đến loãng xương”, bác sĩ Ngọc chia sẻ.
Theo bác sĩ Ngọc, loãng xương là một bệnh có thể phòng ngừa được, nếu được quan tâm hợp lý. Người dân cần cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết chung cho cơ thể theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, thường xuyên vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cũng như hạn chế những thói quen hút thuốc, uống đồ có cồn, uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc tư ý mua thuốc uống… để có một hệ xương khỏe mạnh, vững chắc.
“Bệnh loãng xương rất dễ mắc phải nhưng việc điều trị căn bệnh này cũng không quá khó khăn. Quan trọng là người bệnh cần kiên nhẫn vì điều trị loãng xương là điều trị lâu dài và liên tục”, bác sĩ Ngọc nói.
Nhưng phải đề phòng tia cực tím
Tia UV (tia cực tím) thường xuất hiện khi có nắng mặt trời, có thể xuyên qua mây mù, không khí với cường độ thay đổi theo từng thời điểm trong ngày, theo mùa hay theo khu vực. Da thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV và không được che chắn cẩn thận có thể tăng nguy cơ mắc ung thư.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới được trích trên Zing, chỉ số UV ở mức 3-5 có nguy cơ gây hại ở mức trung bình, khi ra ngoài da cần phải che chắn bảo vệ; mức 6-7 có thể gây cháy nắng trong 30 phút; mức 8-10 có thể gây cháy nắng trong khoảng 20 phút, mức từ 11 trở lên có thể làm da cháy nắng trong vòng 10 phút.
Để phòng ngừa ung thư da, cách tốt nhất là tự bảo vệ làn da trước tia UV. Theo đó các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ra ngoài nắng trong giờ cao điểm 10h-16h vì đây là thời điểm tia cực tím mạnh nhất.
Do vậy, để bảo vệ sức khỏe vừa không để tăng nguy cơ loãng xương, vừa không để tăng nguy cơ ung thư da thì mỗi người tùy theo thể trạng và điều kiện làm việc cần có cách ứng phó khác nhau với nắng. Tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để nhận sự tư vấn trực tiếp của các chuyên gia.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc lấy từ mỡ bụng
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất. Thoái hóa khớp gối gây đau đớn, khó khăn đứng lên, đi lại, có thể dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Giáo sư - bác sỹ Tatsunao Sugiura. (Ảnh: PV/Vietnam )
Trước những mối quan tâm của nhiều người về bệnh lý thoái hóa khớp gối và phương pháp điều trị, giáo sư - bác sỹ Tatsunao Sugiura (Chủ tịch tập đoàn Bệnh viện Nexwel Nhật Bản) Ủy viên Hiệp hội chăm sóc y tế Nhật Bản, một trong những chuyên gia đầu ngành về huyết học và nuôi cấy tế bào gốc đã có buổi giới thiệu về những tiến bộ mới nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp tế bào gốc, tại Hà Nội.
Giáo sư Tatsunao Sugiura cho biết, phần lớn nguyên nhân đau đầu gối ở nhiều người bệnh là do sụn khớp bị bào mòn. Các phương pháp điều trị hiện nay là tiêm hyaluronic axit để giảm đau, nếu không thể hồi phục sẽ tiến hành phẫu thuật khớp nhân tạo. Tuy nhiên, có nhiều người lo ngại về khớp nhân tạo và cũng nhiều người khó có thể tiến hành phẫu thuật. Hiện nay tái tạo sụn khớp bằng tế bào gốc thường được nhiều người thử trước khi sử dụng khớp nhân tạo.
Theo điều tra sau điều trị tại Bệnh viện Nexwel Nhật Bản, trong số hơn 10.000 bệnh nhân điều trị, có hơn 83% trả lời rằng giảm đau rõ rệt khi áp dụng phương pháp này, giảm hết đau từ 2 tuần đến một tháng sau khi tiêm.
Bác sỹ Tatsunao Sugiura phân tích, ưu điểm của điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là khả năng tiếp cận trực tiếp vào chỗ viêm và sụn khớp - nguyên nhân của đau khớp gối, cụ thể là tiêm tế bào gốc vào khớp giúp ức chế chỗ viêm và thúc đẩy phục hồi phần sụn khớp. Điểm thứ 2 là điều trị bằng các tế bào lấy từ chính cơ thể người bệnh nên tính an toàn cao.
Tế bào gốc được chia thành 4 nguồn chính, đó là tế bào gốc phôi, tế bào gốc thai, tế bào gốc từ dây rốn và tế bào gốc từ người trưởng thành. Trong đó, việc sử dụng tế bào gốc nguồn gốc từ người trưởng thành là khả thi nhất. Tế bào gốc ở người trưởng thành hiện diện ở nhiều cơ quan như tủy xương, máu ngoại vi, não bộ, gan, tụy, da cơ...
Trước đây, việc lấy tế bào gốc chủ yếu ở tủy xương và máu ngoại vi nhưng số lượng thường ít, do đó hoặc phải lấy rất nhiều tủy xương hay máu, hoặc cần nuôi cấy để đạt được số lượng tế bào cần thiết.
Ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy lấy tế bào gốc nguồn gốc mô mỡ là một biện pháp tối ưu: mô mỡ, đặc biệt mỡ bụng có rất nhiều tế bào gốc, không phải nuôi cấy phức tạp mà vẫn có thể lấy đủ số lượng tế bào gốc phục vụ điều trị, lấy mỡ bụng rất đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ vùng bụng mà hầu như không gây ảnh hưởng cho bệnh nhân./.
Theo vietnamplus
Không khó phòng ngừa hen phế quản khi giao mùa Sử dụng thuốc dự phòng theo đúng y lệnh của thầy thuốc, phòng tránh các yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen như khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc... sẽ giúp hạn chế tái phát, giảm thiểu những biến chứng do hen phế quản gây ra. Hen phế quản - nỗi lo chung của nhiều quốc gia Hiện nay trên...