Phụ nữ quý tộc Nhật xưa thuê người về không chỉ để giúp việc mà còn chịu trách nhiệm cho một nhu cầu đặc biệt
Sự định nghĩa về giới thượng lưu giàu có và xa hoa ngày xưa được đánh giá ở một mức độ thật khác biệt…
Giai đoạn Edo, kéo dài từ năm 1603 đến năm 1868, là một bước ngoặt lớn trong lịch sử Nhật Bản. Sau nhiều thế kỷ liên tiếp của cuộc nội chiến đẫm máu, Nhật Bản cuối cùng đã có một chính quyền trung ương ổn định.
Ảnh: Internet
Được giải thoát khỏi lo lắng về chiến tranh, người dân Nhật Bản lúc này bắt đầu có nhiều thời gian và năng lượng hơn để phát triển những nét văn hóa đặc biệt của mình như thời trang tiên phong, các phong trào nghệ thuật mới… Tầng lớp quý tộc thậm chí còn nghĩ ra cách quái lạ thể hiện sự cao quý của mình bằng cách vờ như mình không bao giờ… xì hơi.
Nghề heoibikuni được sinh ra từ đó. Chỉ những cô gái thuộc dòng dõi quyền quý, cao sang, con nhà lãnh chúa hoặc quan lại cao cấp thời ấy mới được sở hữu heoibikuni. Những heoibikuni này là nữ đầy tớ, có nhiệm vụ sát cánh, lo toan tất cả mọi việc ăn uống ngủ nghỉ, phục vụ chủ nhân của mình bất kể ngày đêm. Tuy nhiên, những heoibikuni này còn có một nhiệm vụ quan trọng khác nữa, đó là gánh tội “thả bom” cho cô chủ của mình trong bất cứ mọi trường hợp.
Ảnh: Internet
Khi chủ nhân của mình xì hơi, dù là vô tình hay cố ý, có tiếng hay có mùi… heoibikuni phải ngay lập tức đứng dậy, dõng dạc tuyên bố với mọi người rằng chính mình là người đã làm điều đó. Lẽ dĩ nhiên, chắc hẳn không ai tin vào lời thú tội của heoibikuni, nhưng đối với những người thời đó, họ cũng sẽ không muốn có thêm tranh cãi gì về vấn đề này. Nhiệm vụ của heoibikuni xem như đã hoàn thành, giúp cô chủ không phải mất mặt trước đám đông.
Vai trò gánh lỗi của heoibikuni càng đặc biệt quan trọng trong những buổi xem mắt, bởi các cô gái chẳng ai muốn gây ấn tượng đầu tiên xấu xí trong mắt người đàn ông có thể trở thành chồng mình sau này.
Ảnh: Internet
Tuy nhiên, chỉ có các cô gái mới có nhu cầu thuê heoibikuni. Các nghiên cứu lịch sử ghi lại, không thấy đàn ông thời ấy có nhu cầu thuê mướn heoibikuni. Có lẽ dù là xưa hay nay, việc xì hơi đối với đàn ông đều được xem là chuyện tự nhiên của cơ thể, không có gì quá xấu hổ, nếu lỡ có tai nạn “xịt” ra cũng là một chuyện buồn cười.
Đinh Hương / Theo Thời đại
Hầu hết các nước đều đi bên phải, tại sao người Anh luôn lái xe bên trái đường?
Hóa ra truyền thống đi bên trái tưởng như lạ lùng này của đất nước xứ sở sương mù đã xuất hiện từ thời xa xưa.
Nếu hỏi bất cứ ai từng đến xứ sở sương mù về điều khó hiểu nhất khi tham gia giao thông thì đó có lẽ là việc đi xe ở bên lề đường nào. Trong khi ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, người dân lái xe ở phía bên phải đường, thì xe cộ ở Anh và nhiều nước thuộc địa cũ của Anh lại lái ở bên tay trái. Tại sao lại có chuyện ngược đời như vậy?
Với những người đến Anh lần đầu, việc lái xe bên trái khi tham gia giao thông có thể là vấn đề lớn.
Theo tờ Telegraph, thói quen này hóa ra đã bắt đầu từ trước cả khi xe cộ ra đời. Từ thời kỳ Trung Đại, khi đi trên những con đường vắng vẻ người ta có thể gặp các mối đe dọa như bị tấn công hoặc bị cướp, vì thế đi bên trái thì sẽ an toàn hơn. Do hầu hết mọi người đều thuận tay phải, việc đi bên tay trái sẽ giúp tay phải sẵn sàng rút gươm hoặc vũ khí ra để tự vệ. Từ thói quen đi bên trái trở thành truyền thống và sau đó thành luật lệ giao thông.
Theo BBC, thói quen đi xe bên trái đường không chỉ có ở Anh mà còn từng phổ biến ở các vùng khác, ví dụ như Hy Lạp và Ai Cập cổ đại. Cũng dễ hiểu thôi, vì Anh thời kỳ Trung đại không phải là nơi duy nhất có những con đường nguy hiểm rình rập. Nhưng cuối cùng thì nhiều yếu tố đã xảy ra và khiến những người lữ hành chuyển dần sang đi bên phải.
Napoleon là một trong số những người đầu tiên đưa ra ý tưởng về việc đi bên phải, sau đó dần dần nó trở thành luật lệ giao thông ở nhiều quốc gia.
Riêng ở Mỹ thì việc lái xe bên phải đã có từ thời kỳ thuộc địa. Vào cuối những năm 1700, xe ngựa kéo trở nên càng ngày càng được ưa thích, đặc biệt là ở Mỹ. Loại xe này được kéo bằng các cặp ngựa, và việc ngồi bên trái để tay phải có thể điều khiển cả hai bên ngựa sẽ là tiện lợi nhất. Điều này khiến việc đi bên phải sẽ có lợi hơn vì người ta có thể điều khiển xe kéo có thể đi qua nhau mà không lo bị va vào người đi ngược chiều.
Ô tô cũng là một yếu tố khiến người ta dần dần chuyển sang đi bên phải.
Đến khi xe ô tô ra đời, mặc dù các mẫu thiết kế ban đầu đặt người lái xe ngồi chính giữa ghế đằng trước, nhưng dần dần người ta chuyển chỗ ngồi người lái xe sang một bên để tiện nhìn xuống đường. Ở các nước xe ô tô được sản xuất như một ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng như Mỹ, thói quen lái xe bên phải của họ đã theo các hãng ô tô mà trở nên phổ biến ở khắp các nơi người ta sử dụng ô tô. Còn ở Anh, các hãng xe ô tô vẫn tuân theo thói quen lái xe bên trái và thiết kế sao cho cần gạt số và bánh lái ở ngoài cùng bên phải.
Những chiếc xe ở Anh được thiết kế với chỗ ngồi lái xe ở bên phải, để thuận tiện cho việc đi bên trái đường.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
10 "mánh khóe" của các siêu thị khiến bạn tiêu tiền không tiếc tay mà không hay biết Dù ngày nào cũng có ít nhất một lần bước chân vào siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa để mua đồ nhưng có lẽ bạn chưa từng để ý thấy những bí mật này. Đã bao nhiêu lần bạn lên kế hoạch chi tiêu, mua sắm rất kỹ càng trước khi đến siêu thị, cửa hàng tạp hóa hay các shop thời...