Phụ nữ Pháp biểu tình phản đối đánh thuế băng vệ sinh
Khoảng 100 người đã tụ họp tại thủ đô Paris vào hôm 11/11 để tiến hành chiến dịch biểu tình phản đối chính phủ Pháp đánh thuế băng vệ sinh ( BVS).
Banner ghi chữ phản đối đánh thuế lên BVS tại cuộc biểu tình ngày 11/11 ở Paris.
Đây là động thái mới nhất thể hiện sự tức giận của phái nữ đối với chính sách đánh thuế cao lên sản phẩm cần thiết cho chị em. Người tham gia biểu tình cầm cờ sặc sỡ và giơ cao những tấm bảng biểu ghi rõ dòng chữ “Không đánh thuế lên tử cung của tôi”, “mỗi lần tôi chảy máu chính quyền chiến thắng”.
Nhà hoạt động vì nữ quyền Georgette Sand đã mở chiến dịch kêu gọi thông qua mạng xã hội từ tuần trước, yêu cầu người đến tham dự phải mặc đồ đen và đỏ để thể hiện nỗi bức xúc trước chính sách đánh thuế kỳ lạ này, sau khi Hạ viện Pháp không thể thông qua dự luật sửa đổi nhằm cắt giảm thuế VAT từ 20% xuống còn 5,5% lên các loại tampon (một dạng nén của BVS) và các sản phẩm phụ nữ khác. Dự luật sửa đổi đã bị các nghị sĩ bác bỏ vì cho rằng việc thay đổi chính sách đánh thuế sẽ khiến chính phủ mất 60 triệu USD một năm.
Video đang HOT
Trước đó, nhiều đơn kiến nghị phản đối đánh thuế BVS trên mạng cũng đã thu hút được hàng chục ngàn chữ kí của các phụ nữ tại Anh, Pháp. Tại Australia, tháng 5 vừa qua dư luận cũng đã chứng kiến nhiều tranh cãi quanh việc có nên bỏ thuế tiêu thụ áp dụng lên BVS hay không. Không giống các sản phẩm khác như bao cao su hay kem chống nắng, chính phủ nước này liệt BVS vào danh sách các sản phẩm không thiết yếu, và vẫn bị đánh 10% thuế VAT như các loại mặt hàng thông thường khác.
VAT là thuế tiêu thụ được đánh lên các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, và được coi như là một phần của đơn giá cuối cùng.
Theo TTXVN
Dân Pháp biểu tình phản đối đánh thuế băng vệ sinh quá cao
Khoảng 100 người tập trung ở thủ đô Paris (Pháp) vào ngày 11.11 để phản đối chính quyền Pháp đánh thuế cao băng vệ sinh (loại tampon và miếng dán), giữa lúc phụ nữ ở một số nước bức xúc trước việc mặt hàng thiết yếu này bị đánh thuế cao.
Một phụ nữ cầm biểu ngữ với dòng chữ: "Hãy để chúng tôi chảy máu mà không phải đóng thuế cao" (trái) và "Không đánh thuế tampon" trong cuộc biểu tình ở thủ đô Paris, Pháp ngày 11.11.2015 - Ảnh: AFP
Nhiều đàn ông và phụ nữ tham gia cuộc biểu tình ở trung tâm Paris, theo AFP. Một số người còn cầm cả quần lót phụ nữ tham gia biểu tình. Người biểu tình còn giơ cao khẩu hiệu với dòng chữ: "Không đánh thuế tử cung phụ nữ", "Mỗi lần tôi đổ máu, chính quyền thắng" và "Hãy để chúng tôi chảy máu mà không phải đóng thuế cao".
"Phụ nữ bị trả lương thấp hơn đàn ông, nguy cơ thất nghiệp cao, lại phải đóng thuế cao cho tử cung của họ: thuế tampon", bà Ophelie Latil, nhà sáng lập tổ chức bảo vệ nữ quyền Georgette Sand (Pháp), cho biết.
Georgette Sand tổ chức cuộc biểu tình này sau khi chính quyền Pháp hồi tháng rồi bác bỏ đề xuất giảm thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) đối với các mặt hàng băng vệ sinh từ mức hiện tại là 20% xuống 5,5%. Chính quyền Pháp cho rằng sửa đổi luật thuế này sẽ khiến thất thoát 55 triệu euo (60 triệu USD).
Georgette Sand phản pháo rằng đánh thuế lên băng vệ sinh tạo thêm gánh nặng chi tiêu cho "nhu cầu cơ bản" của phụ nữ, ước tính một phụ nữ Pháp sẽ phải chi 1.500 euro (1.600 USD) đóng thuế trong đời họ chỉ vì sử dụng băng vệ sinh.
Thượng viện Pháp dự kiến sẽ thảo luận một đề xuất mới về vấn đề đánh thuế băng vệ sinh vào ngày 19.11 tới.
Cuộc biểu tình ở Pháp chỉ là một phần của phong trào quốc tế ngày càng lan rộng, phản đối "thuế tampon". Hàng loạt đơn kiến nghị trên mạng thu hút chữ ký hàng chục ngàn người ở Anh, Pháp, Úc và nhiều nơi khác, kêu gọi không đánh thuế băng vệ sinh. Canada đã hủy đánh thuế băng vệ sinh sau làn sóng phản đối dự dội.
Chính quyền Anh cách đây vài tuần ra quyết định không cắt giảm thuế 5% đối với băng vệ sinh. Các nhà làm luật nước này tranh luận rằng băng vệ sinh là "xa xỉ phẩm" (?), khiến dư luận nước này bức xúc.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Kinh doanh bao cao su "gặp hạn" sau khi Trung Quốc bỏ chính sách một con Giá cổ phiếu của các công ty sản xuất tã lót, xe nôi và sữa trẻ em tại Trung Quốc dự đoán sẽ tăng cao sau khi chính quyền nước này bãi bỏ chính sách một con. Tuy nhiên, đối với các công ty sản xuất bao cao su, đây là một điều tồi tệ.Giới đầu tư Trung Quốc hôm 30-6 nói rằng...