Phụ nữ phải nhớ không thể cùng nhau suốt kiếp nhưng tuyệt đối đừng để niềm đau trọn kiếp!
“Điều gì đã khiến anh không cầm tay nữa?” câu hỏi ám ảnh trong MV “Không thể cùng nhau suốt kiếp” của Hòa Minzy khiến có quá nhiều người cảm theo những cách khác nhau…
MV “Không thể cùng nhau suốt kiếp” của Hoà Minzy ra mắt chưa đến 1 ngày đã có lượng view khủng. Khoan bàn đến giọng hát hay trang phục và câu chuyện có tính lịch sử sâu sắc này thì nó cũng đã dễ khiến người ta có những cảm nhận khác nhau.
Nội dung MV được xây dựng trên đời thực về câu chuyện lịch sử nỗi đau của Nam Phương Hoàng hậu với mối tình đẹp không để đâu cho hết nhưng cay đắng cũng khôn nguôi với Hoàng đế Bảo Đại.
Dù cốt truyện từ thời xa xưa nhưng nó vẫn rất gần gũi với những câu chuyện của hôn nhân đương thời. Xem MV, nghe hát, ngẫm lại chuyện tình yêu của Nam Phương Hoàng Hậu và vua Bảo Đại và cùng chiêm nghiệm sâu hơn 1 chút…
Tình yêu như 1 bài văn dễ có mở bài hoàn hảo nhưng cái kết bao giờ cũng khó khăn
Đoạn đầu của câu chuyện về tình yêu thường là những điều tốt đẹp, nụ cười hạnh phúc ngày ấy là có thật, những yêu chiều lãng mạn đắm say là có thật, nhưng tốt đẹp ban đầu không có nghĩa là ngày sau vẫn mãi mãi.
Người ta bảo tình yêu như 1 kiểu bài văn mà mở đầu luôn dễ dàng, nhưng kết luận thường rất khó khăn. Vì thế phụ nữ hãy yêu và cứ yêu hết mình, nhưng hãy nhớ nhân duyên có đến có đi không thể cưỡng cầu. Để khỏi sốc, để khỏi ôm hận, để khỏi dành tâm huyết 100% cho điều có thể đổi thay.
Lúc yêu đàn ông hay hứa hẹn rằng: “Anh sẽ yêu em mãi mãi”, “Anh sẽ chăm lo cho em cả đời này”… bởi đích đến của họ là có được điều mà họ nghĩ rằng đang là điều tốt đẹp nhất. Họ thường nói mà không nghĩ quá nhiều. Bởi vậy phụ nữ hãy cứ nghe mà biết thế, nhưng đừng vội tin.
“Vài người cho em là người may mắn ấy thế mà giờ anh đổi thay”, mưa đến đâu mát mặt đến đó, đừng nghĩ xa xôi quá nhiều. Hãy trân trọng khoảnh khắc ngày hôm nay nhưng đừng tin ngày sau vẫn như lời thề.
Video đang HOT
Đừng nhắm mắt mà yêu
Nhiều người bảo yêu đương mà phải đề phòng như thế thì yêu làm gì. Nhưng thà thì hôm nay chẳng trọn vẹn 100% nhưng mai sau không rơi xuống đáy vực sâu. Nếu quá tin, quá yêu, quá mù quáng thì thứ nhận lại được là những đắng cay có khi phụ nữ phải ôm cả 1 đời.
“Điều gì đã khiến anh không cầm tay em nữa?”, câu hỏi đau đáu ấy sẽ được chuyển thành khoảng lặng của thinh không “duyên đến rồi đi, vạn sự không thể cưỡng cầu”. Có như thế, phụ nữ mới có thể vui sống bằng chính con người mình chứ không phải trao trọn trái tim cho người khác rồi muôn đời sau vẫn ôm 1 lồng ngực trống rỗng khi người ấy rời đi.
Đánh ghen không bao giờ đòi lại được người thương
Chẳng có phụ nữ nào không ghen, nội tình cô ấy có thể nắm rõ trong lòng bàn tay, chỉ có điều cô ấy nói ra hay không mà thôi. Nhưng nếu một ngày người ấy trọn “Ngày thứ ba”, “Ngày thứ 4″ thay vì “Ngày thứ 2″ thì cũng bình thản mà bước đi.
Lòng người đàn ông không phải là thứ có thể đòi lại. Kẻ thứ 3 chẳng tốt đẹp gì nhưng người đàn ông của bạn cũng không phải là báu vật đâu. Giữ làm gì một người đàn ông đã thay lòng, đòi làm gì một người đã không còn thương mình. Hơn nữa, bạn đến định đánh ghen kẻ thứ 3 nhưng lại thấy có kẻ thứ 4 và hơn thế, sức đâu mà đánh ghen khi đàn ông thích trăng hoa, vô tình.
Trong MV của Hòa Minzy, người phụ nữ ấy biết tất cả nhưng chưa một lời hờn trách, cũng chẳng một lần gặp mặt kiểu “3 mặt 1 nhời”, càng không giật tóc, xé váy… chỉ có bức thư sau cuối buông bỏ trong kiêu hãnh, thể hiện mình cao hơn người ta nhiều bậc mà thôi.
Không thể cùng nhau suốt kiếp, nhưng đừng để niềm đau suốt kiếp
Có quá nhiều người ca tụng về cách người phụ nữ bình thản “đánh ghen sau cuối” bằng bức thư mà mỗi lời nói như 1 vết dao đâm vào kẻ tưởng hả hê có được người đàn ông vàng mười. Nhưng nghĩ kĩ ra cũng để làm gì? “Còn điều gì ngu ngốc bằng lừa dối quá nhiều vẫn nghĩ mình yêu đúng người, càng nhắm mắt yêu”, cảm ơn người tình của chồng hoặc vẫn lo nghĩ cho anh ta, cũng chẳng là cần thiết.
Điều quan trọng sau cuối chính là bản thân mình đã biết viết cái kết bài văn ấy cho đẹp chưa? Thứ đối diện duy nhất sau cùng chính là lòng mình, không phải là lòng người. Anh và ả hạnh phúc tôi cũng chẳng đau thêm. Anh và cô ta có rời nhau ra tôi cũng chẳng cần sung sướng nữa. Hai người hay ba người và nhiều hơn thế… đều đã là dĩ vãng để tôi không phải bận tâm. Hãy để “Ngày thứ ba” và “Ngày hôm qua” tự đối diện với nhau, bởi mình là “Ngày hôm nay”.
Ngày hôm nay luôn là ngày tuyệt vời nhất. Hãy giữ cho chính mình luôn là “Ngày hôm nay”, ngày của hiện tại, của mỗi nhịp thở ra hít vào đều đáng trân quý, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời này, món ngon hảo hạng này, ly cafe có dư vị hạnh phúc này… Hãy làm cho ngày hôm nay luôn rực rỡ, bởi như thế mới có thể sống 1 cuộc đời hạnh phúc mà chẳng phải nhìn trước, ngó sau.
Hãy nhớ tình yêu hay hôn nhân hay người thương… tất cả dù sao cũng không phải là chính mình. Cứ yêu hết mình đi để hạnh phúc hôm nay, nhưng đừng mù quáng tuyệt đối tin là mãi mãi.
Hãy vun đắp cho trái tim này nở hoa như thể không có bất kỳ ai, bất kỳ thứ gì khác có thể làm đau nó… nếu mình không phép.
Vợ ốm chồng vẫn gọi bạn về tụ tập rồi bắt cô dọn dẹp, nhưng vừa quay đi anh đã thấy bát đĩa "bay" cùng lời tuyên bố hùng hồn
"Hôm qua cũng thế, vợ ốm chồng em vẫn mua bao nhiều đồ ăn về mời bạn bè tới ăn uống bảo liên hoan tụ tập...", cô vợ kể lại.
Với phụ nữ, không gì khổ bằng lấy phải chồng vô tâm. Bởi suy cho cùng, bước vào cuộc sống hôn nhân, phụ nữ đâu cần chọn chồng giàu, nhiều tiền lắm của. Cái họ cần là 1 bờ vai vững chắc để họ dựa mỗi khi mệt mỏi, cùng họ sẻ chia những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
Vậy nhưng người chồng trong câu chuyện dưới đây lại không hiểu được điều đó, khiến vợ chán trường vào group chung than thở: "Có ai như em, 3 năm sau cưới chưa bao giờ em được chồng nấu cho bữa cơm hay giặt giúp bộ quần áo. Anh chỉ biết sáng dong xe đi, tối dắt xe về, việc nhà cửa nội ngoại 2 bên mình em lo toan gánh vác. Anh không bao giờ quan tâm, kể cả vợ ốm.
Khổ nhất là chuyện con cái, em bị tắc vòi trứng, nội tiết tố kém nên khó đậu thai. Biết vấn đề nằm ở vợ nên chồng em càng vô tâm hơn. Tư tưởng của anh ấy là lỗi ở đứa nào, đứa đó phải tự lo khắc phục. Ngay như hôm vào viện nong tách vòi trứng em cũng phải đi 1 mình. Làm thủ thuật đau quá, em ngất xỉu trên bàn mổ. Lúc tỉnh dậy lại bắt xe tự về chứ chồng tuyệt đối không hỏi han nửa lời.
Sau gần 2 năm vật lộn khổ sở, ra vào viện không biết bao nhiêu lần, cách đây 2 tháng, em đã có bầu. Song quá trình giữ thai của em phức tạp vất vả hơn người khác rất nhiều. 3 tháng đầu không ngày nào em không phải tiêm thuốc. Bước sang tuần thứ 13 bác sĩ lại yêu cầu phải khâu hẹp cổ tử cung để tránh thai đẩy ra ngoài. Trải qua từng ấy đau đớn nhưng em vẫn nghiến răng chịu đựng. Tiếc là chồng em có biết đó là đâu, vẫn vô tâm thờ ơ với vợ nhưng thể em không hề mang bầu, không đỡ đần gì vợ. Mọi việc lớn bé trong nhà em vẫn phải lo hết.
Cực nhất là cuối tuần trước, đến lịch khám thai, em nhờ chồng đưa vào viện mà anh nhìn vợ nhăn nhó lại cau mặt bảo: 'Bé bỏng gì mà đi đâu cũng phải kéo người đi cùng'.
Em đành dắt xe đi một mình, không may trên đường đi em ngã xe vật người xuống đường bị đau bụng ra máu. May có mấy người ở đó đưa vào viện cấp cứu mới giữ được con nhưng thai bị nong tách 20%, nguy cơ sảy rất cao khiến em sợ tím tái mặt mày.
Nằm viện 3 hôm thì em được cho về nhà. Bác sỹ yêu cầu phải hạn chế đi lại vận động. Chẳng còn cách nào, chồng em buộc phải tự nấu nướng cơm nước nhà cửa.
1 vài ngày đầu chồng em cũng vui vẻ vào bếp nấu, tới tuần thứ 2 anh bắt đầu khó chịu. Đứng nấu ăn mà anh cứ lẩm bẩm cằn nhằn rằng anh lấy vợ khổ như bị hành.
Nhất là hôm qua, được nghỉ chồng em mua bao nhiêu đồ ăn về mời bạn bè tới ăn uống bảo liên hoan tụ tập. Em tránh đông người nên nằm trong phòng, chồng mang cho ít thức ăn vào cho. Ăn uống xong, bạn bè giải tán. Chồng em đập cửa gọi vợ: 'Nhiều bát đĩa lắm, nay cô tự ra dọn dẹp đi'.
Em vẫn nhỏ nhẹ đáp: 'Anh gắng đỡ vợ thêm thời gian. Đợi thai ổn định thì em...'.
Không để em nói hết lời, anh 'chặn' luôn: 'Tôi hầu cô thế đủ rồi. Ăn được thì làm được. Tôi không thể mãi cơm bưng nước rót tận giường cho cô. Người ta chửa đẻ đầy ra có sao. Cô đừng viện cớ ỷ lại cho chồng. Vớ vẩn tôi tống cô về nhà đẻ đấy".
Thật chứ nghe đến đây em hết chịu nổi. Nghĩ vừa ức vừa tủi thân, cảm giác như người đàn ông đứng trước mình là 1 người xa lạ chứ không phải chồng. Không nhịn được hơn, em hất luôn mâm bát đũa, nghiến răng chỉ thẳng mặt chồng: 'Đến giờ này anh vẫn nói ra được mấy lời vô tâm đó à? Nếu như hôm đó anh không vô tình, coi mấy trận tennis của anh hơn vợ thì giờ này tôi đâu phải khổ sở thế này. Anh nói đàn bà thiên hạ đẻ đầy, không ai như tôi hả? Anh so sánh đúng đó, anh thử tới các bệnh viện, phòng khám xem có ai như vợ anh, bầu bí mà cứ lủi thủi đi khám 1 mình trong khi ai cũng có chồng đưa đi, tới mức bác sĩ còn tưởng tôi là mẹ đơn thân đó.
Anh nghĩ lại xem, tôi chịu bao đau đớn khổ sở, bằng mọi cách sinh con là vì ai. Thế mà từ ngày tôi có thai, anh đã bao giờ quan tâm hỏi han tôi được nửa lời. Tôi cũng chán cái cảnh có chồng như không này lắm rồi. Không cần anh trả về ngoại đâu, tự tôi về được rồi'.
Nói xong, em bấm máy gọi taxi xách túi về ngoại luôn. Ngay chiều đó chồng em phi xe sang nói chuyện với bố mẹ xin đón vợ về nhưng em không về. Em tuyên bố sẽ ở nhà ngoại tới khi sinh. Đợi con em chào đời xong sẽ tính tiếp".
Thời khắc phụ nữ mang bầu, sinh con chính là lúc họ cần người đàn ông bên mình thương yêu, che chở, là chỗ dựa để họ làm động lực vượt mọi khó khăn. Tiếc là không phải người chồng nào cũng hiểu được ước nguyện đơn giản đó của vợ nên mới để phụ nữ phải rơi nước mắt tủi cực trong chính cuộc hôn nhân mà họ dày công hi sinh vun đắp.
Đặc biệt khi sức chịu đựng của họ đã đi tới giới giạn cuối cùng thì có làm cách gì đi nữa, các anh chồng cũng không thể níu kéo họ lại bên mình. Vậy nên khi có hãy tôn trọng vì mất là khỏi tìm lại đó các anh chồng ạ.
Gieo hạt mầm tử tế Chúng ta thường có xu hướng tự thu vén mình trong thế giới riêng. Tử tế đôi khi rất khó thực hiện vì nó được cho là ngu ngốc, gàn dở và thậm chí bị chèn ép. Do đó, đòi hỏi phải có sự cam đảm. Làm sao để chúng ta học cách tha thứ và yêu thương bản thân, cùng người khác,...