Phụ nữ – những kẻ bé nhỏ nhưng mạnh mẽ nhất thế gian qua 5 tuyệt tác phim Nhật
Dù là Việt Nam hay Nhật Bản thì hình ảnh người phụ nữ qua lăng kính điện ảnh vẫn luôn được khắc họa một cách đầy yêu thương.
Nhìn lại ngành phim ảnh châu Á, đặc biệt là phim Nhật, đã có rất nhiều tác phẩm xây dựng chân dung những người phụ nữ trong xã hội. Cho dù là người giữ nguyên nét công dung ngôn hạnh truyền thống hay là người mang đậm vẻ hiện đại, tự lập thì tất cả đều toát lên sự mạnh mẽ, cứng cỏi cùng khao khát tình yêu và làm chủ cuộc đời của họ. Những bộ phim như thế không chỉ đem lại thành công về mặt nghệ thuật mà còn giúp khán giả có thêm cái nhìn cảm thông, trân quý đối với những người vốn được coi là “phái yếu” trong cuộc sống.
1. Asa ga Kita (Người Đàn Bà Thép)
Asa ga Kita chắc hẳn luôn là một trong những bộ phim đầu tiên được công chúng được nhớ tới khi nói đến những tác phẩm về phụ nữ của Nhật Bản. Đây cũng là bộ phim đã đem lại ba giải thưởng lớn cho đài NHK tại Giải thưởng Phim Truyền hình Tokyo 2016: Phim Truyền hình xuất sắc nhất; Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Dựa trên nhân vật có thật trong lịch sử là nữ thương nhân Hirooka Asako cuối thời đại Edo, bộ phim kể về cuộc đời của Asa (Haru) – người con gái sinh ra trong một gia đình thương gia giàu có tại Kyoto. Asa là con gái thứ hai, từ nhỏ đã rất nghịch ngợm, hiếu động, trái ngược hoàn toàn với chị cả của mình là Hatsu (Miyazaki Aoi) vô cùng thục nữ, nết na. Cho đến khi trưởng thành, Asa kết hôn với Shinjiro (Tamaki Hiroshi), con trai của nhà kinh doanh tiền tệ nổi tiếng vùng Osaka và bắt đầu cuộc sống của một người phụ nữ có chồng.
Tuy nhiên, gia đình Shinjiro không lâu sau đó gặp khó khăn tài chính, người anh cả vốn là người thừa kế cũng vì bệnh lao mà qua đời. Đứng trước nguy cơ phá sản, người chồng lại không có chí đam mê kiếm tiền, Asa đã quyết tâm vực dậy cơ nghiệp bằng cách chuyển sang khai khoáng mỏ than. Cho dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, cô vẫn kiên trì bền bỉ và chưa từng một lần có suy nghĩ bỏ cuộc. Bằng nghị lực ấy, cô tiếp tục phát triển tiệm cho vay thành ngân hàng chỉ toàn nhân viên nữ tại Osaka. Asa cũng chính là người thành lập trường đại học nữ sinh đầu tiên của Nhật Bản ngay trong thời kỳ mà vấn đề trọng nam khinh nữ vẫn còn rất gay gắt.
Xuyên suốt 52 tập phim, người xem có thể thấy hình ảnh nguyên mẫu Hirooka Asako hiện lên đầy sinh động, chân thực qua diễn xuất của nữ diễn viên Haru. Điều mà Người Đàn Bà Thép đem đến cho khán giả không chỉ là câu chuyện mang hơi hướng lịch sử cùng các sự kiện có thật mà còn là bức chân dung người phụ nữ thời xưa. Dù chịu nhiều thiệt thòi, thân phận thấp kém nhưng họ không hề chịu bị số phận khuất phục mà sẵn sàng đứng lên đấu tranh, giành lấy hạnh phúc cho chính mình, cho gia đình và những người họ yêu thương. Bên cạnh đó, Asa ga Kita cũng truyền tải thông điệp bình đẳng giới, khiến người xem thêm trân trọng nghị lực mạnh mẽ vốn có trong mỗi người phụ nữ tưởng chừng như nhỏ bé, yếu đuối.
2. Hanako to Anne (Ngã Rẽ Cuộc Đời)
Hanako to Anne tiếp tục là một bộ phim truyền hình buổi sáng của đài NHK về người phụ nữ xưa. Tác phẩm năm 2014 này từng được rất nhiều khán giả đón nhận vào năm 2014 nhờ kịch bản lay động lòng người cùng diễn xuất của dàn diễn viên uy tín.
Video đang HOT
Phim kể vể cuộc đời của Muraoka Hanako (Yoshitaka Yuriko), từ nhỏ đã đam mê đọc sách nhưng vì sinh ra trong một gia đình nghèo khó nên đành phải giúp cha mẹ trông em, làm việc nhà thay vì đến trường. Nhận ra mong muốn của con gái, bố của Hanako đã tìm mọi cách để cô có thể nhận học bổng và theo học tại trường nữ sinh Công giáo Shuwa ở Tokyo. Chăm chỉ, cần mẫn, cô nhanh chóng trở thành học sinh ưu tú; đặc biệt là với bộ môn Anh ngữ tại trường học.
Sau khi tốt nghiệp, Hanako trở về quê hương làm giáo viên tiểu học. Thế nhưng tại đây, phương pháp dạy học của trường Shuwa mà cô áp dụng lại vấp phải nhiều sự phản đối từ phía đồng nghiệp khiến cô không khỏi phiền muộn. Không lâu sau đó, Hanako nhận được giải thưởng văn học thiếu nhi của một nhà xuất bản tại Tokyo và đây chính là bước đệm giúp cô bắt đầu lại sự nghiệp của mình.
Tưởng như cuộc đời của Hanako sẽ sóng yên bể lặng khi có một công việc ổn định và một gia đình riêng hạnh phúc với Muraoka Eiji (Suzuki Ryohei), nào ngờ cô lại tiếp tục phải đối diện với muôn vàn nỗi đau: ông ngoại mất; ba mẹ suýt ly hôn và người con trai của cô không may cũng qua đời. Giữa những biến động trong gia đình, xã hội rồi chiến tranh liên tiếp xảy ra, Hanako đi đến quyết định dịch thuật quyển sách mang tên “Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh” như một cách để xoa dịu những mất mát trong cuộc đời nhưng đáng tiếc lại không được nhà xuất bản nào chấp nhận. Không từ bỏ ở đó, sau khi chiến tranh kết thúc, cô cùng chồng vực dậy tinh thần cho thế hệ tiếp theo bằng việc xây dựng một thư viện nhỏ tại nhà dành cho các em nhỏ. Và phải mất đến hơn 7 năm sau, cuốn sách được Hanako dịch thuật năm xưa mới được xuất bản và phát hành rộng rãi trên đất nước Nhật.
Mang cùng hơi thở với Asa ga Kita, đây cũng là tác phẩm mà ở đó chúng ta thấy được người phụ nữ tuy có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa khao khát được sống, được bình đẳng, được hạnh phúc vô cùng mạnh mẽ. Cũng như Hirooka Asako, Hanako không chỉ tìm kiếm cuộc đời riêng cho mình mà còn góp sức tạo nên cuộc đời chung cho rất nhiều người gặp khó khăn đương thời. Học giả, dịch giả Hanako Muraoka với đam mê đọc sách đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho các em nhỏ; đem đến cho chúng một con đường mới không còn chiến tranh, dịch bệnh, nghèo đói qua những trang sách; phần nào đó giúp xã hội trở nên tươi đẹp hơn giữa thời loạn.
3. Toto Nee-chan (Chị Gái Làm Bố)
Toto Nee-chan với sự tham gia của một loạt các tên tuổi như Takahata Mitsuki, Nishijima Hidetoshi, Kimura Tae, Mukai Osamu,… cũng là một trong những bộ phim truyền hình nhận được nhiều sự yêu mến từ khán giả.
Lấy bối cảnh những năm 1930 tại vùng Totomi thuộc tỉnh Shizuoka, phim kể về cô gái Tsuneko Kohashi (Takahata Mitsuki) – chị cả trong một gia đình có ba chị em hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Vốn có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình nhưng cuộc đời Tsuneko bỗng chốc thay đổi khi bố cô qua đời vì bệnh lao khi cô chỉ mới 11 tuổi. Vì gia cảnh khó khăn, Tsuneko lại luôn nhớ đến lời người cha quá cố răn dạy, cố gắng trở thành trụ cột gia đình để chăm lo cho mẹ và hai cô em gái. Sau khi tốt nghiệp, cô làm việc tại một công ty xuất bản nhỏ và bắt đầu học nghề biên tập. Năm 1945, cô đã cùng với hai người em của mình tạo nên một cuốn tạp chí đời sống dành riêng cho phụ nữ. Mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ nhưng nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh cùng nỗ lực của chính mình, tạp chí của Tsuneko dần phát triển và trở thành ấn phẩm không thể thiếu với những người phụ nữ thời đại ấy.
Với cốt truyện nhẹ nhàng, chân thực nhưng sâu lắng, Toto Nee-chan tiếp tục là một bài ca đến từ Nhật Bản dành cho sức sống tiềm ẩn trong những người phụ nữ mạnh mẽ, dám sống với đam mê và mong muốn của mình. Không chỉ khắc họa một Tsuneko Kohashi bằng mọi cố gắng đã tìm thấy thành công trong sự nghiệp, cuộc sống, bộ phim cũng truyền tải những bài học về sự hy sinh, tình yêu thương và sự che chở lẫn nhau của những thành viên trong gia đình.
4. Mother (Lòng Mẹ)
Mother là tác phẩm nhận được vô vàn lời khen từ giới phê bình cũng như liên tiếp thắng các giải thưởng lớn nhỏ. Dù đã gần 10 năm trôi qua nhưng câu chuyện về người cô giáo cưu mang học sinh của mình bằng tình yêu thương vô hạn của người mẹ vẫn lấy đi không ít nước mắt của khán giả thuộc nhiều thế hệ.
Suzuhara Nao (Matsuyuki Yasuko) là giáo viên tại một trường tiểu học vùng biển hẻo lánh. Có một quá khứ đau buồn và cuộc sống không mấy vui vẻ, Nao buộc mình vào công việc dạy học dù không có hứng thú. Cô thờ ơ với mọi thứ xung quanh, kể cả với những học sinh của mình. Trong khi đó, Michiki Reina (Ashida Mana) là một học sinh có chút kỳ lạ ở trường nhưng lại khá quyến luyến cô. Mọi việc bất ngờ đi chệch khỏi quỹ đạo khi Nao vô tình phát hiện Reina bị trói trong một túi rác và em chính là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Reina chỉ mới 7 tuổi đã phải chịu đau đớn về thể xác lẫn tinh thần thế nhưng cô bé vẫn luôn mỉm cười và nói rằng mình chỉ bị vấp ngã; vẫn luôn cố gắng che giấu nỗi đau bằng cách viết ra những điều mình yêu thích vào một cuốn sổ nhỏ. Chứng kiến câu chuyện của Reina, tình mẹ trỗi dậy trong con người Nao khiến cô đi đến một quyết định táo bạo: lập ra kế hoạch mạo hiểm đưa Reina đến một nơi hoàn toàn xa lạ, từ bỏ tên tuổi, và thậm chí chấp nhận sống trong sự giả dối cả đời để cô có thể trở thành người mẹ thay thế của Reina. Cuộc hành trình từ Hokkaido đến tận Tokyo vừa là sự giải thoát cho số phận đau thương của cô bé Reina bất hạnh vừa là cánh cửa mới cho cuộc đời trước giờ chỉ biết sống trong những day dứt về quá khứ của Nao.
Ở Mother, chúng ta tìm thấy nhiều bài học nhân văn sâu sắc, trong đó có câu chuyện về bản năng làm mẹ trong Nao. Nao dù trước đây luôn chán nản với cuộc đời nhưng sâu thẳm trong con người cô vẫn là sự bao dung, tình yêu mà phải đến khi gặp Reina mới được bộc lộ ra bên ngoài. Câu chuyện mà bộ phim mang đến cũng giúp cho mỗi người nhớ đến người mẹ của mình – người phụ nữ dành cả đời để chăm sóc, lo lắng và chở che cho những đứa con mà họ hết mực yêu thương.
5. Woman: My Life for My Children
Cũng là những thước phim về tình mẫu tử thiêng liêng nhưng Woman lại là câu chuyện đau thương và đầy nước mắt của một người phụ nữ bỗng chốc phải gánh vác cả gia đình trên đôi vai nhỏ bé.
Bộ phim bắt đầu bằng những ngày tháng tươi đẹp khi Aoyagi Koharu (Mitsushima Hikari) vô tình gặp Shin (Oguri Shun) tại ga xe lửa. Họ yêu nhau, kết hôn và cùng nhau tạo nên một gia đình hạnh phúc với sự hiện diện của hai thành viên mới là Nozomi và Riku. Thế nhưng, những ngày tháng ấy nhanh chóng bị cướp đi khi Shin bất ngờ qua đời vì một tai nạn chẳng ngờ, để lại ba mẹ con Koharu vật vã đương đầu với cuộc đời.
Trở thành mẹ đơn thân, Koharu làm mọi cách để các con có một cuộc sống đầy đủ. Cô làm việc, tìm kiếm phúc lợi của xã hội nhưng lại không nhận được sự giúp đỡ vì không đủ điều kiện. Người duy nhất có thể hỗ trợ cho mẹ con cô chính là Uesugi Sachi (Tanaka Yuko) – người mẹ đẻ đã bỏ rơi cô 20 năm về trước để đến với người chồng hiện tại của mình. Nhờ sợi dây liên kết đó, Koharu gặp lại mẹ và cuộc đời cô, ngoài việc cố gắng chăm sóc tốt nhất cho hai đứa con, giờ đây còn có thêm những vướng bận về tình mẫu tử năm xưa cũng như những hận thù mà cô không thể tha thứ cho bà Sachi.
Woman được xem như khúc ca dành tặng riêng cho những người mẹ đơn thân trong xã hội. Cũng như Koharu, họ chưa bao giờ từ bỏ mong muốn đem đến cho con cái một cuộc sống tốt đẹp dẫu cho vấp phải không ít khó khăn lẫn cả những sự gièm pha, xa lánh của những người xung quanh. Phim cũng cho ta thấy cách mà những người mẹ đem lại tình yêu cho những đứa con của mình, tuy khác nhau nhưng tất cả đều là tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, sâu sắc. Câu chuyện của Koharu cũng là thông điệp gửi tới những người phụ nữ dù bị cuộc đời vùi dập vẫn sống kiên cường; dù không có bóng dáng người đàn ông bên cạnh vẫn có thể làm chủ hạnh phúc của mình.
Theo Trí thức trẻ
Live action Tora-san hé lộ dàn diễn viên mới
Các diễn viên bao gồm (ảnh theo chiều kim đồng hồ từ trái qua phải):
Marie Iitoyo trong vai Whitest, cô mèo tinh nghịch trở thành "bạn gái" của Suzuo/Tora-san.Eriko Tomiyama trong vai Ako Sakuragi, biên tập viên của Suzuo.Bakarhythm (Hidetomo Masuno) phán quan cho Suzuo đầu thai thành mèo Tora để ông trở về bên gia đình.Jun Kaname trong vai Eig Uragami, họa sĩ truyện tranh nổi tiếng và có sức hút.
Thành viên của nhóm nhạc Kis-My-Ft2, Hiromitsu Kitayama tỏa sáng với vai chính Suzuo Takahata, Mikako Tabe trong vai Natsuko, vợ của Suzuo. Kokoro Hirasawa (ảnh trái bên góc) vào vai Miyu, con gái của Suzuo và Natsuko.
Bộ phim do Masaya Kakehi đạo diễn và sẽ ra mắt tại Nhật Bản vào ngày 15/2/2019.
Cốt truyện của bộ manga xoay quanh nhân vật Suzuo Takahata, một họa sĩ truyện tranh không tên tuổi suốt ngày chỉ nhận và cờ bạc cho đến một ngày ông qua đời vì một tai nạn. Ở nơi phán xét những linh hồn sau khi chết, ông được đầu thai thành một con mèo và có thể quay về bên gia đình trong thời gian nhất định.
Shueisha đã ra mắt bộ manga trên tạp chí You năm 2014, và đã xuất bản tuyển tập manga thứ 2 vào tháng 02. 2017. Để kỷ niệm phim, manga sẽ tiếp tục được đăng lại trên tạp chí tháng 4 của You phát hành vào ngày 15.03, nhưng Shueisha sẽ chuyển sang tạp chí Cocohana vào ngày 28.11 vì tạp chí You ngừng xuất bản vào ngày 15.10.
Theo moveek.com
Doraemon movie 2019 công bố tên chính thức và ngày ra mắt NSX của franchise phim Doraemon đã công bố tại một sự kiện báo chí tại Tokyo vào hôm thứ hai rằng, Doraemon movie 2019 sẽ có tên là Eiga Doraemon no Nobita no Getsumen Tansaki (Doraemon the Movie: Chronicle of the Moon Exploration). Đây là bộ phim điện ảnh thứ 39 trong franchise và sẽ được ra mắt vào ngày 01.03.2019. Trang web...