Phụ nữ Nhật Bản tìm tới cái chết vì bị quấy rối nơi làm việc
Không chỉ đối phó áp lực công việc, nhiều phụ nữ Nhật Bản còn bị cấp trên bắt nạt và quấy rối sắc dục tại nơi làm việc, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.Zing.vn trích dịch từ South China Morning Post, đề cập vấn đề phụ nữ Nhật Bản gặp nhiều vấn đề tâm lý, thậm chí tìm đến cái chết do bị cấp trên lạm quyền, gây khó dễ tại nơi làm việc hoặc quấy rối sắc dục.
Một báo cáo của chính phủ Nhật Bản công bố đầu tháng 10 năm nay cho biết có đến 1/3 trong số khoảng 1000 phụ nữ đang phải điều trị các vấn đề tâm lý do các hành vi quấy rối, tấn công, bắt nạt của cấp trên tại văn phòng.
Chính phủ đang nỗ lực đưa ra điều luật ngăn chặn việc quấy rối và bắt nạt nhân viên tại chỗ làm. Thậm chí, họ cũng khuyến khích các công ty đưa ra quy định riêng để ngăn chặn việc này. Tuy nhiên, tiến trình thực hiện còn chậm, nguyên nhân chính vì sự thiếu hiểu biết về quyền con người ở Nhật Bản, theo South China Morning Post.
Hệ lụy nghiêm trọng từ việc bắt nạt và quấy rối
Trong một vụ kiện được đệ trình tại Tòa án quận Osaka vào tháng 4, bố mẹ của Miki Tsushima (30 tuổi) đã khởi kiện công ty nơi con gái từng làm việc và đòi bồi thường số tiền hơn 800.000 USD.
Bà Tomoko Tsushima, mẹ của nạn nhân, tại buổi họp báo sau khi đâm đơn khởi kiện công ty con gái từng làm việc ra tòa án. Ảnh: The Mainichi.
Bố mẹ cô kể rằng con gái mình thường run bần bật, mất cảm giác ngon miệng và được chẩn đoán mắc trầm cảm do bị quấy rối tại nơi làm việc. Họ cho rằng lý do là cấp trên bắt Miki Tsushima phải làm việc tại văn phòng sau nửa đêm, thậm chí thường xuyên quấy rối sắc dục cô bằng lời nói.
Cô đã phải nghỉ việc và đã được điều trị tâm thần. Tuy nhiên, Miki Tsushima không thể vượt qua và đã tự sát vào tháng 1/2016.
Vụ kiện cũng giúp điều tra ra thêm ít nhất 5 nhân viên khác của công ty này đã từ chức với lý do tương tự.
Việc bắt nạt nơi công sở gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề nhiều phụ nữ. Ảnh: The Telegraph.
Một trường hợp khác là Kayako (34 tuổi) – nhân viên văn phòng vừa nghỉ việc. Cô không bị bắt nạt bởi sếp nam mà bởi một người phụ nữ lớn tuổi hơn.
“Cô ta chuyển tới từ một bộ phận khác, và vì một lý do nào đó, không thích tôi”, Kayako kể.
“Cô ta thường xuyên ra lệnh cho tôi làm công việc lặt vặt, ngay cả khi đó không phải việc của tôi hoặc cô ta không có thẩm quyền ra lệnh. Cô ta còn chỉ trích công việc của tôi trước mặt các nhân viên khác. Tôi thường khóc trên đường về nhà sau giờ tan làm”, cô nói thêm.
Video đang HOT
“Cấp trên đã thuyên chuyển cô ta sang bộ phận khác nhưng đôi lúc chúng tôi vẫn chạm mặt nhau và không thoải mái cho lắm. Sau đó, tôi quyết định thôi việc. Tuy nhiên, thật tuyệt khi công ty đã làm điều đó vì tôi”, Kayako kể lại.
Người quấy rối không nhận thức được hành vi?
“Vài ngày trước, tôi trò chuyện với một cô gái người Mỹ sang Nhật tham gia chương trình trao đổi. Một số người đàn ông có những lời nói khiến cô ấy cảm thấy bị xúc phạm. Tuy nhiên, cô nhận ra họ không hề biết đó là hành động quấy rối”, Mieko Nakabayashi, giáo sư khoa học xã hội tại Đại học Waseda, kể lại.
Nhiều người không nhận thức được hành vi của mình quấy rối người khác. Ảnh: Live Mint.
“Một trong số họ phát hiện ra cô còn độc thân và đề nghị mai mối với ai đó. Vài người khác thì nói về những vấn đề rất tế nhị. Mặc dù họ đang cố tỏ ra thân thiện, những lời nói đó khiến cô ấy giận dữ”, bà nói thêm.
Ngoài ra, việc nhận xét một người phụ nữ về độ tuổi, ngoại hình và cách ăn mặc cũng là hành vi không được đánh giá cao, thậm chí coi là quấy rối.
Trong nhiều năm, phụ nữ Nhật Bản phải tự phát triển khả năng chống đỡ những lời miệt thị, quấy rối, bắt nạt của đồng nghiệp nam và cấp trên. Đồng thời, họ cũng rất sợ mất việc nên thường đồng ý sống cùng sự bắt nạt này cho đến khi bản thân không thể chịu nổi nữa.
Điều này dẫn đến rất nhiều hệ quả nghiêm trọng như mắc bệnh tâm lý, thậm chí là tự kết liễu mạng sống của mình.
Trách nhiệm của luật pháp Nhật Bản ở đâu?
Bà Shino Naito, nghiên cứu viên cao cấp chuyên về luật lao động tại Viện Chính sách và Đào tạo Lao động Nhật Bản, cho biết gần đây có sự gia tăng các cáo buộc về bắt nạt, quấy rối tại nơi làm việc.
Nhiều người lựa chọn cách im lặng vì lo sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp. Ảnh: Pakistan Today.
“Thực tế, mức độ quấy rối ở nơi làm việc tại Nhật Bản vẫn như các năm trước, tương đương ở Anh và Mỹ. Sự gia tăng các cáo buộc là do ngày càng nhiều phụ nữ dũng cảm đứng lên tố cáo hành vi quấy rối. Họ đã nhận thức được những hành động khiến họ gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý”, bà chia sẻ.
Bà cũng cho biết, khoảng cách thế hệ trong văn hóa làm việc của Nhật Bản cũng là một nhân tố gây ảnh hưởng.
Nhiều nhân viên tiền bối không chỉ quát mắng mà còn xúc phạm nặng nề nhân viên trẻ hơn, khiến họ trở về nhà trong tâm trạng tệ hại. Các nạn nhân không dám tố cáo cấp trên vì lo sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp cũng như gặp nhiều bất lợi khác.
Nhật Bản là một trong số ít quốc gia chưa làm chặt luật chống quấy rối nơi làm việc. Ảnh: Economic Times.
Theo bà Naito, Nhật Bản sẽ thông qua một đạo luật về vấn đề này vào đầu năm tới. Đạo luật này từng được thông qua vào năm 1997 nhưng không thể mang lại kết quả tốt.
“Luật pháp đã có hiệu lực từ hơn hai thập kỷ trước, nhưng nó không có nhiều tác động trong thực tế. Chúng tôi vẫn thấy rất nhiều trường hợp bị quấy rối nhưng không tố cáo, cụ thể chỉ có 0,9% các trường hợp là được báo cáo”, bà chia sẻ.
Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia hiếm hoi cùng với Hungary và Chile trong tổng số 36 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) không có luật chống quấy rối tại nơi làm việc.
Theo news.zing.vn
Tình cờ phát hiện chồng "ăn trưa" với bồ trong nhà nghỉ, chính thê hỏi nhẹ một câu khiến cả hai đứng hình
Giữa sảnh nhà nghỉ, 3 con người nhìn nhau, trân trân, im lặng, không khí nặng nề bao trùm, hụt hẫng, bấn loạn, ê chề...
Chồng Nga vốn là kỹ sư xây dựng, công việc thường xuyên phải di chuyển nay đây mai đó. Thời gian anh có mặt ở nhà trong một tháng chắc chỉ đếm được vài đầu ngón tay. Còn Nga cũng bận rộn không kém, là trưởng phòng kinh doanh của một công ty thương mại nên công việc cũng chiếm hầu như toàn khoảng thời gian mà cô có.
Mới kết hôn được gần một năm nên vợ chồng Nga chưa ráo riết chuyện con cái, bởi 2 đứa đều xác định phải chú tâm cho sự nghiệp trước khi quyết định có thêm một vài cái "đuôi". Duy chỉ có ông bà hai bên là sốt ruột, mong có cháu nên cứ thi thoảng lại thúc giục.
Cách đây chưa lâu, chồng Nga bắt đầu chuyến công tác trong Sài Gòn kéo dài 3 tháng. Phụ trách công trình lớn của công ty nên anh rất bận rộn và hầu như không có thời gian để nghỉ cuối tuần. Chính vì thế, anh cũng nói với Nga rằng chuyến này anh đi lâu, gọn việc mới về. Dù Sài Gòn và Hà Nội chỉ độ vài giờ bay là tới nơi nhưng dự án, rồi công trường lại cần anh mọi lúc.
Nga hiểu công việc vất vả của chồng nên cũng muốn anh ở trong đó cho tới khi xong công trình, không phải mất thì giờ phân tâm việc về với gia đình.
Nga không thể tin chồng ngoại tình với người phụ nữ khác khi luôn than vãn bận rộn, không có thì giờ ăn ngủ. Ảnh minh họa
Thời gian đầu chuyến công tác, cả hai vẫn thường trò chuyện với nhau mỗi tối. Thế nhưng sang tháng thứ 2, tần suất các cuộc gọi thưa dần. Và thay vì mỗi tối được gặp nhau qua màn hình video call như trước đây thì thời gian chạm mặt trên các cuộc gọi thoại cách nhau khoảng 4, 5 ngày, có khi 1 tuần.
Anh luôn nhấn mạnh công việc của anh căng thẳng, bận rộn, không có thì giờ nghỉ ngơi, nắng Sài Gòn thì chói chang như thiêu đốt, và anh thèm được một giấc ngủ dài... Nga nghe xong, lặng người, thương chồng và nhẹ nhàng động viên anh cố gắng cho tới khi công việc hoàn thành rồi về lại Hà Nội.
Đến tháng công tác thứ 3 của anh, Nga có chuyến công tác Sài Gòn 2 ngày nhưng cô không thông báo với chồng vì dự định dành cho anh một bất ngờ nho nhỏ. Gần 3 tháng, vợ chồng cô chưa gặp nhau, hẳn sẽ có nhiều điều để sẻ chia, tâm sự..., chỉ cần nghĩ vậy thôi là Nga cũng đủ vui vẻ và hạnh phúc suốt ngày dài.
Chuyến công tác của Nga diễn ra thuận lợi và kết thúc sớm hơn dự kiến nửa ngày, đây đúng là điều tuyệt vời đối với cô. Ăn trưa xong, các bạn đồng nghiệp của cô rủ nhau đi dạo quanh phố phường Sài Gòn, còn cô thì tạm "tách lẻ", tìm đến thăm chồng giữa nơi đất khách.
Sau 30 phút ngồi trên taxi thì Nga cũng đã tới nơi. Công trường nơi anh làm rất rộng. Nga hỏi thăm bác vệ về đội kỹ sư cấp cao, và về anh, bác nói sắp tới giờ cả đội anh ra ngoài ăn trưa. Nga bỗng dưng bồn chồn, hồi hộp khi tưởng tượng tới cảnh sắp được gặp chồng.
Khoảng 10 phút sau thì anh ra đến cổng bảo vệ. Vừa nhìn thấy bóng anh, bác bảo vệ quay lại gọi Nga.
Nga bất giác ngẩng lên, chưa kịp cất tiếng gọi vui mừng thì một người phụ nữ bước từ trên chiếc xe 4 chỗ xuống tiến lại phía anh. Nhìn cử chỉ thân mật quá mức của hai người, Nga không tin được những gì đang diễn ra trước mắt mình.
Chồng Nga và người phụ nữ cười nói vài câu rồi lên chiếc xe đợi sẵn. Nga khựng lại trong giây lát rồi quay vào phía bác bảo vệ cười gượng như muốn nói mình nhận nhầm người, và rồi cô bấn loạn bước đi.
Nga ra khỏi khu vực cổng công trường, thuê vội một bác xe ôm đi theo chiếc xe chở chồng cô. Khi chiếc xe đi khá xa công trường, đến một khu phố nhộn nhịp và rẽ vào một nhà nghỉ, tim Nga đập nhanh hơn, ngực cô đau nhói.
Nga trả tiền cho bác xe ôm xong liền mở máy gọi cho anh. Anh bốc máy, giọng ráo hoảnh, nói rằng đang đi ăn trưa cùng mấy anh bạn đồng nghiệp. Nga nuốt nghẹn, cố gắng mãi mới thốt ra được lời dặn, nói anh đừng bỏ bữa.
Cúp máy, Nga hết sức ngăn tiếng nấc nghẹn đang trào lên. Cô sang quán nước ven đường ngồi đợi xem câu chuyện ăn trưa của anh bao giờ kết thúc.
Khoảng một tiếng sau thì hai xuống sảnh, đứng thanh toán tiền phòng. Nga cũng đứng dậy, rời khỏi quán nước và tiến thẳng đến quầy lễ tân. Nhìn thấy anh đứng tại quầy, người phụ nữ đi bên anh khoác tay anh âu yếm, Nga cất tiếng hỏi nhỏ từ phía sau: "Bữa trưa của anh hợp khẩu vị chứ?"
Anh quay đầu lại, sững sờ khi nhìn thấy Nga. Ánh mắt bối rối, gạt tay cô gái kia ra khỏi tay mình, lắp bắp hỏi Nga: "Sao... sao em.... lại ở đây?"
Giữa sảnh của nhà nghỉ, 3 con người nhìn nhau, trân trân, im lặng, không khí nặng nề bao trùm, hụt hẫng, bấn loạn, ê chề...
Nga không nói gì thêm, quay đi, đón xe về khách sạn. Vậy là điều bất ngờ mà Sài Gòn mang lại cho cô hôm ấy không phải là những phút giây hạnh phúc bất ngờ, mà là sự phản bội của người chồng, là một trái tim rỉ máu, đớn đau.
Hà Linh
Theo doisongphapluat.com
Em khá cầu toàn và đòi hỏi cao cho bản thân Mong anh sẽ đủ kiên trì, chung thủy, bao dung để yêu em và cùng nhau bước đi trên con đường hạnh phúc phía trước. Đã lâu, em không viết lách gì, lần gần nhất chắc là làm luận văn ra trường nên không nhiều ngôn từ để viết. Đôi dòng dưới đây để anh có thể hiểu thêm phần nào về em....