Phụ nữ Nhật Bản tiến vào thế giới săn bắn của đàn ông
Chiaki Kodama thổi chiếc còi hươu và ngay sau đó một con hươu đực xuất hiện trong tầm nhìn, cô từ từ ngắm rồi siết cò.
Hai nữ thợ săn Nhật Bản kéo xác hươu trong rừng. Ảnh: Reuters.
Một lát sau, Kodama và người bạn trong chuyến săn đầu tiên của cô theo dấu con vật bị thương trong rừng. “Hãy tìm vết máu”, người bạn Aoi Fukuno nói với Kodama khi họ đang trên một sườn núi ở tỉnh Fukui, Nhật Bản.
Lần theo vệt máu, Kodama và Fukuno thấy con vật đã chết nằm trên một thân cây đổ. Kodama sau đó chỉ cho Fukuno cách moi ruột hươu và để xác hươu xuống sông cho sạch vết máu.
Kodama, thợ làm tóc 28 tuổi, ủy viên hội đồng thành phố, nằm trong số ít những phụ nữ Nhật Bản đi săn. Nhóm này đang tăng trưởng về số thành viên. Phụ nữ Nhật Bản giờ đây bước vào thế giới săn bắn, vốn do đàn ông nước này thống trị và có quan niệm cấm nói chuyện với phụ nữ trước khi đi săn, theo Reuters.
Các phường hội săn bắn thu hẹp lại do tuổi tác và dân số nông thôn giảm, do đó, phụ nữ được tuyển mộ để giúp các trang trại ứng phó với số lượng ngày càng tăng của hươu, lợn rừng, những loài bị nông dân xem là gây hại mùa màng.
Nông dân Manabu Ushiyachi chào đón bất cứ thợ săn nào, nam hay nữ, tới giúp ông chống lại những con lợn rừng thường tàn phá các vụ rau củ.
Video đang HOT
“Các trang trại đã bị phá hủy hoàn toàn”, Ushiyachi nói, nhấn mạnh rằng cách dùng bẫy động vật không còn hiệu quả. Nông dân Nhật Bản mất khoảng 23 tỷ yen (170 triệu USD) mỗi năm từ 2008 do số lượng hươu, lợn rừng, khỉ, chim gia tăng, Bộ Nông nghiêp Nhật Bản cho biết tháng 11.
“Chúng tôi đã thử các biện pháp như xây hàng rào hoặc xua đuổi để chúng khỏi bị bắn chết nhưng như thế là không đủ”, Kazuhiro Akiba, đứng đầu Cơ quan Quản lý Động vật Hoang dã, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, cho biết.
Từ cuối những năm 1990, số lượng hươu ở Nhật Bản đã tăng vọt, từ dưới 400.000 lên ba triệu con, theo Bộ Môi trường Nhật Bản. Số lượng lợn rừng tăng gấp đôi, lên một triệu con.
Akiba nói việc săn bắn là cần thiết để “kiểm soát số lượng động vật hoang dã, duy trì hệ sinh thái lành mạnh”. Nhật Bản hiện có 105.000 thợ săn đã đăng ký, theo Hiệp hội Săn bắn Quốc gia. Số lượng thợ săn những năm 1970 là 500.000 người.
Các nhóm săn bắn và chính quyền địa phương đang tuyển mộ phụ nữ thông qua mạng xã hội và giới thiệu tour săn bắn cùng các lớp đào tạo.
“Thật thú vị khi được tận mắt chứng kiến những điều tôi đọc trong sách vở để lấy giấy phép”, Fukuno nói.
Văn Việt
Theo VNE
Zimbabwe chặt toàn bộ sừng tê giác để chống săn trộm
Để bảo vệ loài động vật đang bị đe dọa này, chính phủ Zimbabwe sắp tới sẽ lấy sừng của chúng, khiến những kẻ săn trộm không còn lý do gì để ra tay.
Một con tê giác tên là Kuda vừa bị chặt sừng ở Zimbabwe ngày 25.8
Zimbabwe đang có kế hoạch chặt toàn bộ sừng tê giác trong các công viên quốc gia để ngăn chặn săn trộm sau khi 50 con tê giác đã bị giết trái phép vào năm ngoái, một nhóm bảo tồn động vật hoang dã cho biết ngày 30.8.
Sừng tê giác được đánh giá cao ở châu Á, nơi tin rằng sừng của loài động vật này có tác dụng trong y học cổ truyền. Nhu cầu tăng cao đã dẫn đến gia tăng nạn săn bắn tê giác.
1.305 con tê giác, một số lượng kỉ lục, đã bị giết hại trái phép ở châu Phi năm ngoái, hầu hết ở Nam Phi, theo nhóm bảo tồn.
Kuda đứng dậy đi lại sau khi bị chặt sừng
Lisa Marabini, giám đốc của tổ chức Aware Trust Zimbabwe, cho biết tổ chức này đang giúp Khu bảo tồn Zimbabwe và Cơ quan quản lý động vật hoang dã chặt bỏ sừng của 100 con tê giác ở các khu vui chơi, những con vật ít được bảo vệ, là mục tiêu của những kẻ săn trộm.
Khoảng 600 con tê giác khác đang được bảo vệ trong các khu bảo tồn tư nhân, những nơi này có thể cắt bỏ sừng tê giác hoặc tăng cường an ninh, Marabini nói.
"Chúng tôi muốn gửi một thông điệp tới những người săn trộm rằng họ sẽ không lấy được sừng tê giác ở Zimbabwe. Chính sách của công viên là chặt sừng tất cả tê giác," Marabini nói.
Một con tê giác khác tên Carol với chiếc sừng đã bị chặt
Phải mất khoảng 1.200 USD (gần 27 triệu đồng) để lấy sừng một con tê giác, Marabini nói.
Mua bán sừng tê giác trên thế giới đã bị cấm vào năm 1977. Tại Zimbabwe, giết chết một con tê giác có thể phải đi tù 9 năm.
Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cho biết 50 tê giác đã bị giết ở Zimbabwe vào năm 2015, gấp đôi con số này của năm trước.
Theo Trà My - Reuters (Dân Việt)
Bé gái 12 tuổi gây phẫn nộ vì khoe chiến tích săn bắn động vật Một thiếu niên Mỹ hứng chỉ trích khi chụp ảnh với những con thú đã chết và tuyên bố sẽ không bao giờ từ bỏ sở thích săn bắn. Aryanna Gourdin tạo dáng bên con hươu cao cổ bị bắn chết. Ảnh: Facebook Aryanna Gourdin, một nữ sinh ở bang Utah, trở thành tâm điểm sau khi đăng những bức ảnh bên các...