Phụ nữ ngồi nhiều dễ mắc bệnh tiểu đường
Phụ nữ ít vận động, ngồi quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, những người phụ nữ ngồi nhiều nhiều hơn 7 giờ mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường týp 2 hơn những người vận động nhiều.
Đó là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Leicester (Anh). Cuộc nghiên cứu đã kiểm tra máu của 505 đàn ông và phụ nữ tham gia, có độ tuổi từ 59 trở lên. Những người phụ nữ cho biết đã ngồi từ 4-7 giờ mỗi ngày và những người đàn ông ngồi từ 4-8 giờ mỗi ngày. Kết quả cho thấy, trong máu phụ nữ ngồi nhiều có mức cao các các loại hóa chất chỉ ra cơ thể đang phát triển bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, những người tham gia nghiên cứu còn được yêu cầu thực hiện thêm một cuộc kiểm tra nhằm đo lường mức các loại hóa chất nhất định trong máu để tìm ra mối liên quan với sự phát triển của bệnh đái tháo đường.
Theo đó, những phụ nữ ngồi lâu nhất thường có mức cao insulin trong máu – một loại hormone giúp điều chỉnh mức đường huyết trong cơ thể. Khi mức insulin trong máu cao chứng tỏ rằng cơ thể họ đang trở nên kháng loại hormone này và bệnh tiểu đường đang bắt đầu phát triển.
Tuy nhiên, các kết quả trên lại không đúng ở đàn ông. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng: So với đàn ông, phụ nữ dễ phải chịu tác động tiêu cực hơn của thói quen ít vận động . Các nhà nghiên cứu cho biết, sở dĩ có sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ đối với vấn đề này là do phụ nữ thường ăn quà vặt nhiều hơn đàn ông trong lúc ngồi, hoặc do đàn ông thường tham gia vào các hoạt động tăng cường sức khỏe vào các thời điểm khác nhiều hơn phụ nữ.
Video đang HOT
So với đàn ông, phụ nữ dễ phải chịu tác động tiêu cực hơn của thói quen ít vận động (Ảnh minh họa)
Trong thực tế, rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường týp 2 mà không biết mình mang bệnh do họ không nhận ra các triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, khát nhiều, tiểu nhiều, nhiễm nấm tái phát và vết thương lâu lành.
Các nhà nghiên cứu khẳng định: “Nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm những chứng cứ mới nhằm chỉ ra mức giới hạn của thời gian ngồi, bất kể việc hoạt động thể chất như thế nào, đã tác động xấu đến tình trạng kháng insulin và các chứng viêm mãn tính cấp độ thấp ở phụ nữ”.
Những dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tiểu đường type 2:
- Thường xuyên khát và đi tiểu: Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được thu về từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Thường xuyên đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào của bạn, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.
- Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng bạn vẫn có thể giảm cân.
- Mệt mỏi: Nếu tế bào cơ thể của bạn bị thiếu chất đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các tròng mắt của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và nhìn rõ của mắt.
- Người bị bệnh tiểu đường thì cũng dễ bị các vết thương lở loét, nhiễm trùng thường xuyên. Và các vết thương này cũng lâu lành hơn bình thường bởi bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương và chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
Ngoài ra, một số người bị bệnh tiểu đường type 2 có các mảng da sẫm mà, nhất là ở những vùng da bị gấp nhiều, ví dụ như ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin.
Theo Eva
Sơ cứu ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Trong dịp Tết, ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra. Vì vậy, sơ cứu ngộ độc thực phẩm là bước quan trọng, cấp thiết mà không phải ai cũng biết.
Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân như: do vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ như mảnh kim loại trong thức ăn. Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1- 2 ngày sau khi ăn.
Ngộ độc thực phẩm phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em. Ảnh: KT
Khi bị ngộ độc thực phẩm cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng đau bụng quằn quại, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau đầu, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, sốt nóng hoặc sốt rét, khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, truỵ mạch (mạch nhanh, huyết áp tụt), co giật...
Riêng với ngộ độc cá nóc hay ngộ độc củ ấu tàu, bệnh nhân có cảm giác đầu to ra, lưỡi phồng lên, ngắn lại khiến không nói được.
Bác sĩ Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, nêu ra các bước sơ cứu khi phát hiện cơ thể bị ngộ độc thực phẩm:
- Nếu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay món đó. Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để đẩy hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Hoặc pha một cốc nước muối loãng rồi cho người bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.
- Sau khi gây nôn để người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa 1 lít nước với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để bù và chống mất nước cho cơ thể.
Mặt khác, uống nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh nhằm hạn chế tối đa những tác hại mà độc tố sẽ mang lại. Đối với những trẻ 2 - 10 tuổi thì pha một gói orezol với 200ml nước rồi cho trẻ uống.
- Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi.
- Sau khi sơ cứu, phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để được xử lý tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.
Đối với các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, khi sơ cứu cần chú ý chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và không gây nôn nếu bệnh nhân là trẻ em, vì trẻ rất dễ bị sặc. Tuyệt đối không cho người bị ngộ độc thực phẩm dùng các thuốc chống tiêu chảy vì các thuốc này có thể làm chậm quá trình đào thải vi khuẩn, chất độc ra khỏi cơ thể.
Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời cho người bệnh, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ rửa ruột và điều trị.
Theo dantri
Chăm sóc sức khỏe bên bữa cơm nhà Chuẩn bị các bữa cơm nhà tại một góc bếp sạch và được khử trùng không chỉ giúp bạn thư giãn, tiết kiệm mà còn có lợi cho sức khỏe. Buớc ra một góc phố đầu đường gần khu nhà ở của mình, bạn có thể nhìn thấy vô số các quán ăn với rất nhiều lựa chọn khác nhau. Các hàng quán...